III. Giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
1. Về phía Nhà nước:
Nhà nước nên thực hiện nhiều biện pháp kêu gọi, thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI hướng vào thị trường Việt Nam để tăng nguồn vốn cho thị trường.
Chính sách kết hối ngoại tệ của NHNN bắt đầu từ ngày 31/12/2009 theo đó các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước phải bán lại ngoại tệ khiến một lượng tiền lớn sẽ được chảy vào hệ thống ngân hàng và điều đó sẽ hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán.
Đưa ra khung pháp lý về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số: Khi tham gia vào thị trường chứng khoán các cổ đông nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn cổ đông lớn vì họ chỉ là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, khả năng nắm bắt thông tin không nhanh, và khả năng phân tích thông tin kém vì vậy họ có rất nhiều bất lợi. Vì vậy Chính phủ cần đưa ra các khung pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ.
Đưa ra các quy định về chế độ thuế đối với nhà đầu tư:
Đưa ra các chuẩn mực kiểm toán, kế toán: cần có một chuẩn mực kiểm toán để Nhà nước có thể kiểm tra tính minh bạch của những thông tin do công ty cổ phần đưa ra.
Đưa ra các chuẩn mực về công khai minh bạch thông tin: đây là điều kiện tiên quyết để lành mạnhTTCK Việt Nam giúp thị trường phát triển.Cần nâng cao về cả chất lượng và số lượng đưa ra những thông tin xác thực nhất về tình hình tài chính của Công ty để có sự quyết định đầu tư hợp lý.
Thực hiện các chính sách dần dần mở cửa thị trường một cách thích hợp đề khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, việc phát triển các hệ thống trung gian tài chính hoạt động trên TTCK, hệ thống giám sát có hiệu quả, tăng cường phổ biến, phổ cập kiến thức về thị trường chứng khoán.
Nhà nước cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho TTCK qua việc mở các lớp đào tạo tại các trường, trên truyền hình, đài, báo về các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Trong hoạt động đó, chúng ta có thể lựa chọn những người có tài thực sự để tạo điều kiện phát
Hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, chính sách, đẩy mạnh triển khai thực thi luật chứng khoán thông qua việc ban hành và triển khai các văn bản hướng dẫn, hoàn thiện cơ chế đấu giá theo cơ chế hai cấp ngày càng công khai minh bạch hơn, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam trong xu hướng phát triển và hội nhập. Tăng cường kiểm soát của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, xây dựng các tiêu chuẩn, chuẩn mực, chỉ tiêu cảnh báo phục vụ cho giám sát thị trường.
Tăng cường số lượng và chất lượng cung cầu cho thị trường. Thực hiện quyết liệt kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2006- 2012, tập trung cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, tổng công ty nhà nước ngân hàng quốc doanh. Tăng cường chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi và đẩy mạnh việc huy động vốn dưới hình thức trái phiếu( đặc biệt là trái phiếu đầu tư, trái phiếu công trình). Phát triển các loại chứng khoán khác như: quyền mua cổ phiếu, trái phiêu công ty, trai phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ đầu tư để đưa vào niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Về phát triển nguồn cầu chứng khoán, xây dựng cơ sở nhà đầu tư mà trong đó các nhà đầu tư có tổ chức làm nòng cốt đảm bảo tính ổn định cho thị trường chứng khoán; khuyến khích và đẩy mạnh việc tham gia các định chế đầu tư chuyên gnhieepj vào TTCK, xây dựng và công bố lộ trình đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK phù hợp với Luật đầu tư và các cam kết gia nhập WTO.
Nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức trung gian. Thu hẹp thị trường tự do: thực hiện quản lý thông tin đại chúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, thực hiện chế độ báo cáo, thông tin quản trị doanh nghiệp. Thông qua hoạt động lưu ký thanh toán chứng khoán tập trung, giảm thiểu rủi roc ho thị trường tự do. Tiêu chuẩn hóa hoạt động của các trung tâm lưu ký chứng khoán và thành viên lưu ký.
Tăng cường hợp tác Quốc tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở cửa nền kinh tế trong đó có mở cửa thị trường tài chính, thị trường chứng khoán đi kèm theo đó là cơ chế chính sách được sửa đổi cho
phù hợp. Tăng cường tính công khai minh bạch của doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung theo hướng thông lệ quốc tế.