THIẾT THỰC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo quân và dân miền bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1964 1973) (Trang 101 - 107)

II. THIẾT THỰC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHÒNG THỦ, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU PHÒNG THỦ, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU

Các lực lượng vũ trang và các cơ quan có trách nhiệm cần kiểm tra chu đáo các kế hoạch tăng cường phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu (bao gồm cả kế hoạch phòng địch ném bom, tấn công bộ phận hoặc tấn công lớn ra miền Bắc), điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót, chuẩn bị lực lượng sẵn sàng xử trí với mọi tình huống bất trắc.

Trước mắt, cần hết sức chú trọng giải quyết tốt ba vấn đề: 1- Công tác phòng không.

2- Công tác chống địch xâm phạm vùng biển, biệt kích và tập kích ven biển, biên giới và giới tuyến.

3- Công tác trấn áp bọn phản cách mạng, diệt biệt kích, thổ phỉ, giữ gìn trật tự trị an.

1. Công tác phòng không

Tăng cường công tác phòng không là một nhiệm vụ cấp bách khẩn trương, đòi hỏi phải chuẩn bị chu đáo, toàn diện và tiến hành tích cực.

Phương châm chung về phòng không của ta là: kết hợp biện pháp tích cực đánh địch với biện pháp đề phòng và tránh. Đối với nhân dân thì lấy đề phòng và tránh làm chính.

- Về biện pháp tích cực đánh địch, cần chấn chỉnh và tăng cường hệ thống phòng không, bảo vệ các mục tiêu quan trọng đã được quy định. Lấy lực lượng phòng không của quân đội làm nòng cốt, kết hợp với việc phát động một phong trào rộng rãi tập bắn máy bay địch bằng mọi thứ súng của bộ binh và của các lực lượng dân quân tự vệ.

- Về biện pháp đề phòng và tránh phải kết hợp các mặt: công sự ẩn nấp, nguỵ trang, sơ tán, di chuyển và giữ bí mật. Phải tích cực thực hiện các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch phòng không nhân dân đã được Bộ Chính trị thông qua.

Tất cả những biện pháp trên đây phải nhằm bảo vệ an toàn cho các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội; bảo vệ các cơ sở kinh tế trọng yếu; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và bảo vệ các lực lượng vũ trang. Phải tiến hành các biện pháp phòng không cho thiết thực, tuỳ theo hoàn cảnh từng nơi, phải nắm vững trọng điểm là các thành phố, nhất là các thành phố lớn, các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, các cơ sở công nghiệp

và các cầu, đập trọng yếu. Khi máy bay địch ném bom, bắn phá, phải tích cực đánh lại bằng mọi phương tiện sẵn có, đồng thời phải thi hành nghiêm túc các biện pháp đề phòng và tránh, vừa cố gắng hạ cho được máy bay của địch, vừa làm giảm đến mức ít nhất sự thiệt hại của ta. Phải giữ vững trật tự trị an,

giữ vững sự hoạt động liên tục của những cơ sở sản xuất và các cơ quan trọng yếu.Phải kịp thời cứu chữa những người bị thương và tài sản bị thiệt hại;

nhanh chóng ổn định tình hình, giữ vững và khôi phục sinh hoạt bình thường của nhân dân.Phải nhân đó mà tuyên truyền, động viên, khơi sâu thêm lòng căm thù địch, nâng cao dũng khí cách mạng, tinh thần chiến đấu tiêu diệt địch, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và hoàn thành mọi nhiệm vụ trước mắt.

2. Chống địch xâm phạm vùng biển, biệt kích, tập kích ven biển, biên giới và giới tuyến

Để đối phó có hiệu quả với địch biệt kích, tập kích đường biển, biên giới và giới tuyến, ngay từ bây giờ các lực lượng hải quân, công an nhân dân vũ trang và bộ đội chủ lực phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân tự vệ và đông đảo nhân dân miền biển, biên giới và giới tuyến, có kế hoạch cụ thể sẵn sàng tiêu diệt chúng.

- Cần tổ chức hiệp đồng chặt chẽ, thống nhất chỉ huy giữa các lực lượng hải quân, công an nhân dân vũ trang và dân quân tự vệ của các tàu, thuyền quốc doanh (vận tải và đánh cá) và của các hợp tác xã đánh cá trong từng khu vực.

- Quản lý chặt chẽ các tàu thuyền của ta trên biển. Quy định các tín hiệu, ký hiệu để phân biệt địch, ta; ngăn chặn không cho địch lợi dụng sơ hở trà trộn vào thuyền bè của ta và tungbiệt kích lên bờ.

- Tổ chức thông tin liên lạc giữa các tàu, thuyền với hải quân được nhanh chóng, để có thể kịp thời phát hiện và tiến đánh hoặc vây bắt các tàu, thuyền của địch xâm phạm vào vùng biển của ta.

- Tăng cường chỉ đạo và trang bị thêm một số vũ khí cho dân quân tự vệ những vùng xung yếu dọc biên giới, giới tuyến, trên biển, trên đảo, ven biển và trên các tàu, thuyền quốc doanh (vận tải, đánh cá), để có khả năng tự vệ và tham gia diệt địch.

- Cần kiểm tra và bổ sung kế hoạch của các lực lượng vũ trang dọc biên giới, giới tuyến, vùng ven biển và trên mặt biển, nhất là ở những nơi xung yếu để chủ động, nhanh chóng và kiên quyết tiêu diệt quân địch đổ bộ, tập kích.

3. Công tác đấu tranh chống phản cách mạng, giữ vững trật tự trị an

Việc phát động quần chúng làm tốt công tác đấu tranh chống bọn phản cách mạng, giữ gìn tốt trật tự trị an ở miền Bắc, chính là nhằm bảo đảm cho chúng ta có điều kiện thuận lợi để đối phó với những tình hình đột xuất xảy ra. Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phòng ngừa địch mở rộng chiến tranh xâm lược miền Bắc.

- Phải kiên quyết đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an, phòng và chống

gián điệp, biệt kích thành một phong trào quần chúng mạnh mẽ và rộng khắp.

Đặc biệt chú trọng trước hết những vùng xung yếu, vùng tập trung đồng bào Thiên chúa giáo hoặc vùng rẻo cao mà địch còn có khả năng kích động quần chúng lạc hậu gây rối loạn.

- Phải đẩy mạnh trong cán bộ, công nhân viên, chiến sĩ phong trào "phòng gian bảo mật, xây dựng cơ quan, xí nghiệp, đơn vị an toàn", nhằm bảo vệ cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, lực lượng vũ trang, không để địch thâm nhập, lấy cắp tài liệu, thu thập tin tức tình báo, phá hoại các cơ sở vật chất, hoặc ám hại cán bộ. Phải chú trọng nhanh chóng làm trong sạch các cơ quan đầu não, cơ quan xí nghiệp, đơn vị quan trọng, bộ phận thiết yếu. Đặc biệt coi trọng công tác bảo vệ Đảng. Phải tiếp tục phấn đấu thực hiện đầy đủ các yêu cầu về việc bảo vệ nội bộ đã nêu trong Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị.

- Phải trấn áp bọn phản cách mạng một cách kiên quyết hơn nữa. Trong thời gian tới phải khẩn trương tập trung cải tạo hết những phần tử nguy hiểm. Tăng cường công tác phòng và chống gián điệp, biệt kích, chủ động truy bắt nhanh gọn các toán gián điệp, biệt kích thâm nhập nội địa, không để cho chúng kịp phá hoại hoặc lẩn trốn. Tăng cường công tác trấn áp thường xuyên

các bọn phản động có hoạt động chống đối ta. Đẩy mạnh công tác giáo dục cải tạo những phần tử tề nguỵ, phỉ, phản động cũ chưa chịu cải tạo. Làm tốt công tác giáo dục cải tạo bọn tội phạm, bảo vệ trại giam, đề phòng bọn phản cách mạng trong trại nổi loạn khi địch thả biệt kích hoặc ném bom, bắn phá ở vùng chung quanh hoặc thả dù tiếp tế vũ khí cho chúng. Phải tăng cường công tác phát hiện và nắm tình hình địch một cách nhạy bén, kịp thời và chính xác.

Trước tình hình hiện nay, để thích ứng với yêu cầu sẵn sàng chiến đấu, để thực hiện tốt những nhiệm vụ công tác lớn nói trên, cần phải chú trọng những công tác dưới đây:

1- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang và nửa vũ trang

- Các cấp uỷ Đảng địa phương và các ngành phải thi hành chỉ thị của Quân uỷ Trung ương về công tác quân sự; các lực lượng vũ trang nhân dân toàn miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Quân uỷ Trung ương và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh.

- Phải tăng cường sự lãnh đạo thống nhất của các cấp uỷ đảng địa phương đối với các lực lượng vũ trang thuộc địa phương mình, trong mọi công tác sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.

- Để bảo đảm đối phó với mọi hoạt động của địch một cách có hiệu quả, khi xảy ra tác chiến, các lực lượng vũ trang ở trong mỗi quân khu (bao gồm các đơn vị quân đội, công an nhân dân vũ trang và dân quân tự vệ) cần tập trung thống nhất dưới sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh quân khu.

- Thành lập Bộ Tư lệnh thủ đô để chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang ở Hà Nội. Ở các thành phố khác, tuỳ theo tình hình, Bộ Quốc phòng có thể quyết định thành lập Bộ Tư lệnh thành phố.

Ở những nơi không có bộ đội chủ lực, để thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang địa phương trong tình hình hiện nay, cấp uỷ địa phương cần

chỉ định Ban chỉ huy thống nhất gồm có chỉ huy trưởng, chỉ huy phó và chính trị viên.

2- Phải làm cho tổ chức các cơ quan, xí nghiệp, công, nông, lâm trường thích ứng dần với yêu cầu sẵn sàng chiến đấu

Cụ thể phải làm các việc sau đây:

- Tổ chức thành từng bộ phận, từng đội, có người chỉ huy, sắp xếp chỗ làm việc, chỗ ở, tài liệu và phương tiện cho gọn, nhẹ; có kế hoạch tập dượt để khi báo động thì sơ tán dễ dàng, nhanh chóng.

- Tổ chức canh gác, tăng cường phòng gian, giữ bí mật, bảo vệ nghiêm mật cơ quan, bảo đảm an toàn cho người, tài liệu, tài sản của cơ quan trong mọi tình huống.

- Thực hiện chặt chẽ chế độ thường trực của cơ quan trong ngày nghỉ, giờ nghỉ. Củng cố vững chắc hệ thống thông tin liên lạc giữa các cơ quan trung ương (nhất là giữa Trung ương Đảng, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng), giữa trung ương với các địa phương (chú ý các thành phố lớn, các khu công nghiệp), giữa cơ quan Đảng, chính quyền với các cơ quan quân sự địa phương, bảo đảm việc thông báo, báo cáo và chuyển đạt chỉ thị được kịp thời, nhanh chóng, bí mật và chính xác.

- Giữ gìn nghiêm ngặt chế độ thường trực và kỷ luật công tác trong những cơ quan trọng yếu (như quốc phòng, công an, bưu điện, y tế, cứu hoả, điện, nước, v.v.) để sẵn sàng đối phó với các trường hợp bất trắc.

3- Tăng cường kiểm tra công tác phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu

Việc kiểm tra công tác phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu phải là trách nhiệm thường xuyên của cấp uỷ Đảng và các đồng chí phụ trách chính quyền các cấp. Từ trung ương đến địa phương và các ngành, phải có kế hoạch kiểm tra công tác này một cách nghiêm túc. Việc kiểm tra phải toàn diện, tỉ mỉ, cụ thể, có tổ chức thống nhất giữa các ngành, có sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy

Đảng, kịp thời phát hiện những vấn đề cần giải quyết, làm cho công tác phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu ngày càng tốt hơn và đi vào nề nếp.

Một phần của tài liệu Đảng lãnh đạo quân và dân miền bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc mỹ (1964 1973) (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)