CÁC PHƯƠNG PHAP TẠO HÌNH 1 Tạo hình dẻo :

Một phần của tài liệu Tieu luan vật liệu học ngành hóa đề tài tìm hiểu về vật liệu gốm (Trang 25 - 28)

4.2.1. Tạo hình dẻo :

Phương pháp tạo hình dẻo bao gồm vuốt trên bệ quay, gắn ráp trong khuôn thạch cao (chum, vại), xây trên máy bàn tua dao bản hay đầu nén, ép dẻo bằng các loại máy (ép ngói và gạch bằng máy ép ngói hay máy đùn ép chân không).

Cơ sở của phương pháp này là dựa vào tính dẻo của nguyên liệu, phối liệu (tức là của đất sét và cao lanh).

Để đơn giản, chúng ta thừa nhận hổn hợp của đất sét và cao lanh hay phối liệu gốm sứ (dạng phân tán dẻo) thuộc loại vật thể kiểu Bingham như trong hình 13 (là loại vật thể có tính chất kiểu HUK kết hợp với vật thể kiếu Newton hay Stverman), nghĩa là khi có tác dụng của lực bên ngoài vật thể sẽ đàn hồi, phương tŕnh lưu biến sẽ chịu sự chi phối của định luật Huk và định luật Newton.

Người ta chia biến dạng ra làm ba loại : - Biến dạng đàn hồi tức thời (10-10 - 10-3 s) - Biến dạng đàn hồi chậm (sau 3 - 10 s)

- Biến dạng dẻo: hoàn toàn không thuận nghịch.

Hình 4.2 . Quan hệ giữa tốc độ biến dạng phụ thuộc vào ứng suất tiếp tuyến của các loại vật thể điển hình. A-chất lỏng Newton (phụ thuộc tuyến tính), B-chất lỏng giả dẻo không Newton có độ sánh dương, C-vật iệu dăn nở, D-gradient vận tốc, τ-ứng suất tiếp tuyến, τo-giới hạn ḍng.

Vai trò của nước trong hổn hợp chứa đất sét, tùy hàm lượng nước mà đặc tính của hổn hợp đất sét rất khác nhau. Đối với phối liệu dẻo lượng nước vừa đủ để các hạt sét hydrat hóa hoàn toàn thì hổn hợp sẽ có độ dẻo cực đại. Màng nước hấp phụ mỏng bao quanh các hạt sét đóng vai trò bôi trơn, quyết định độ linh động và ảnh hưởng đến lực

Van-der-Walls, hiện tượng đóng sánh, khả năng keo tụ của hôn hợp đất sét -nước... Khả năng keo tụ của hổn hợp ở đây có vai trò rất lớn v́ đặc điểm của loại cấu trúc keo tụ là có biến dạng đàn hồi chậm rất lớn, ảnh hưởng tốt đến tính dẻo. Độ ẩm tạo hình thích hợp trên các máy đùn ép chân không của hầu hết các loại phối liệu dao động trong khoảng 22 - 26 %. Với hồ đổ rót các hiện tượng trên lại là không mong muốn.

Kết quả khi nghiên cứu nhiều loại phối liệu dều chỉ ra rằng: Ở trạng thái làm việc độ bền dẻo của các loại nguyên liệu, phối liệu dao động trong một giới hạn hẹp từ (6- 11).10-5 dyn/cm2. Điều này có nghĩa là: tổng lực liên kết phân tử giữa các hạt vật liệu của các phối liệu khác nhau gần như một hằng số.

Lượng nước ứng với trạng thái phối liệu có độ bền dẻo cực đại chính là lượng nước tạo hình thích hợp.

4.2.2. Tạo hình bằng phương pháp đổ rót

Một phần của tài liệu Tieu luan vật liệu học ngành hóa đề tài tìm hiểu về vật liệu gốm (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w