Trên đây tôi đã giới thiệu một số dạng toán về Tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau mà tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở những năm học trước
- Sau khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy trong các năm học trước đối với học sinh lớp 7 trường THCS Tiên Lữ tôi nhận thấy học sinh đã nắm chắc các kiến thức và vận chúng vào giải bài tập một cách thành thạo và các em rất có hứng thú trong học tập phần này nói riêng và môn học nói chung. Kết quả bài kiểm tra học kì I khoảng 85% các em đã làm được các bài toán về tỉ lệ thức. Các em trong đội tuyển học sinh giỏi đã thực hiện được hầu hết các bài tập liên quan đến tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau mà tôi đưa ra. Đối với học sinh đại trà, sau khi được hướng dẫn, chữa bài tập có nội dung đơn giản (Bài tập SGK, SBT) thì hầu hết các em đã:
+ Nắm được các cách phân tích đa thức thành nhân tử.
+ Biết phân loại và sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp. + Tự chọn được các cách giải và biết trình bày bài làm.
- Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy các kết quả áp dụng cho học sinh khá giỏi thì tỷ lệ rất cao, đồng thời khi áp dụng cho học sinh đại trà thì các em đã vận dụng tốt các kết quả và biết vận dụng vào trong các bài toán một cách tương đối có hiệu quả. Song các kết quả thu được chưa phải là mĩ mãn, cần có một thời gian để học sinh vận dụng kiến thức cơ bản và nhận dạng, phân loại bài toán một cách thành thạo. Trên cơ sở đó các em sẽ tìm ra một phương pháp giải thích hợp.
Qua nghiên cứu, thực nghiệm đề tài bản thân tôi thấy kết quả học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt cả về chất lượng lẫn kỹ năng giải toán. Tôi thấy đây là việc làm thiết thực và quan trọng để nâng cao chất lượng học tập toàn diện cho học sinh. Học sinh phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập.
Có được kết quả cao trong dạy và học môn Toán đặc biệt là các bài toán về tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau thì một trong các biện pháp thực hiện đó là xây dựng hệ thống bài tập theo từng dạng cụ thể và giúp học sinh nắm vững các kiến thức. Trong mỗi phương pháp giải tôi luôn đưa ra hệ thống bài tập từ dễ đến khó. Đối với bài dễ dùng cho đối tượng học sinh trung bình, yếu còn đối với bài tập khó nâng cao dùng cho học sinh khá, giỏi để các đối tượng học sinh không cảm thấy chán. Tuy nhiên trong mỗi bài toán đưa ra cần lưu ý cho học sinh không chỉ có một cách giải trong mỗi bài toán đưa ra cần tìm tòi những lời giải khác nhau để tìm ra lời giải thích hợp nhất. Mỗi phương pháp giải tôi đều đưa ra các bài tập khác nhau nhằm mục đích phát triển tư duy và kĩ năng giải toán cho học sinh.
Với kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình vận dụng. Tôi rất mong nhận được ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để xây dựng và hoàn thiện hơn nữa sáng kiến “ Rèn kĩ năng vận dụng tính chất tỉ lệ thức, tính chất dãy tỉ số
bằng nhau vào giải toán” Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tiên Lữ, ngày 26 tháng10 năm 2015
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Xuân Hiền
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiến thức cơ bản và nâng cao toán 7. NXB HN
2. Cơ bản và nâng cao toán 7. NXB GD
4. Nâng cao và phát triển toán 7. tập 1 NXB GD
5. Tuyển chọn 400 bài tập toán 7. NXB Đà Nẵng
6. Toán bồi dưỡng đại số 7. NXB HN
7. Toán nâng cao đại số 7. NXB GD
8. Bài tập nâng cao và một số chuyên đề NXB GD
9. Ôn kiến thức-luyện kĩ năng đại số 7. NXB GD