Mạch động lực: 4 PH 3 PH 2 PH Đ3 Đ4 Đ2 PH1 1 Đ Mạch điều khiển: 69
Các ký hiệu: + Đi : Động cơ điện. + CCi : Cầu chì. + RNi : Rơ le nhiệt. + PHi: Phanh. + Di : Nút dừng. + Bi : Nút ấn điều khiển.
+ Ni, Ti : Công tắc tơ khởi động từ.
+ HT1, HT2 : Công tắc hạn chế hành trình di chuyển cầu trục. + HT3, HT4 : Công tắc hạn chế hành trình di chuyển xe con. + HT5, HT6 : Công tắc hạn chế hành trình nâng hạ móc câu. + HT7 : Công tắc hạn chế tải trọng nâng.
Các động cơ điện của bộ máy di chuyển xe con và di chuyển cầu đã chọn là loại động cơ điện không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn làm việc ở 3 trang thái: quay thuận, quay ngược tương ứng với các bộ máy di chuyển qua lại trên đường ray hoặc nâng hạ hàng và không hoạt động tương ứng với trạng thái dừng.
Động cơ điện không đồng bộ ba pha là động cơ có thể dễ dàng đổi chiều quay bằng cách đổi hai trong ba điện cực của động cơ.
Nguyên lý làm việc của mạch điều khiển như sau :
Muốn mạch điều khiển cũng như mạch động lực hoạt động trước tiên ta phải đóng cầu dao CD, để cung cấp điện năng cho các động cơ, phanh cũng như là toàn bộ mạch điều khiển.
Khi bấm nút thuận B1 thì dòng điện điều khiển chạy qua công tắc tơ T12, đóng cặp tiếp điểm thường mở T12 trên mạch điều khiển, đóng các cặp tiếp điểm thường mở T12 trên mạch động lực làm cho động cơ Đ1 và Đ2 hoạt động, đồng thời mở cặp tiếp điểm thường đóng T12 trên mạch điều khiển để khống chế việc điều khiển động cơ quay theo hai chiều cùng lúc (bởi vì nếu trong mạch điều khiển không có công tắc thường đóng T12 và động cơ đang quay theo chiều nghịch mà ta bấm nút ấn B1 thì động cơ sẽ nhận hai tác động điều khiển ngược nhau cùng một lúc nên không thể hoạt động được).
Khi ấn nút ấn B2 thì hoạt động của mạch cũng tương tự (các cặp tiếp điểm thường mở N12 trên mạch điều khiển và mạch động lực đóng lại và cằp tiếp điểm thường đóng N12 trên mạch điều khiển mở ra để khống chế điều khiển động cơ quay theo chiều thuận) và cầu trục di chuyển theo chiều nghịch.
Nguyên lý hoạt động của đoạn mạch điều khiển của cơ cấu di chuyển xe con và cơ cấu nâng hoàn toàn giống với nguyên lý hoạt động của đoạn mạch điêu khiển cơ cấu di chuyển cầu (nút ấn B3, B4 điều khiển di chuyển thuận nghịch của xe con; nút ấn B5, B6 điều khiển việc nâng hạ của cơ cấu nâng).
Các công tắc hành trình HTi khống chế hành trình làm việc của các bộ máy bằng cách ngắt nguồn điện cung cấp cho cơ cấu để không gây đứt cáp hoặc va chạm quá mạnh vào bát chặn ở hai đầu dầm dọc hoặc dầm chính. Cụ thể như sau:
+ HT1, HT2: ngắt mạch điện cung cấp cho cơ cấu di chuyển cầu trục khi nó di chuyển đến đầu mút của dầm dọc.
+ HT3, HT4: ngắt mạch điện cung cấp cho cơ cấu di chuyển xe con khi nó di chuyển đến đầu mút của dầm chính.
+ HT5: ngắt điện cung cấp cho cơ cấu nâng khi đạt được chiều cao nâng tối đa. + HT6: ngắt điện cung cấp cho cơ cấu nâng khi nó nhả cáp đến chiều cao thấp nhất.
+ HT7: ngắt nguồn điện cung cấp cho cơ cấu nâng khi tải trọng nâng vượt quá giới hạn cho phép.
Khi nhấn các nút dừng Di thì mạch điện cung cấp cho cơ cấu đó sẽ bị ngắt và cơ cấu đó ngừng hoạt động, đồng thời phanh bóp chặt tang phanh làm hàng được đứng yên tại vị trí đó.
Các rơle nhiệt có nhiệm vụ đảm bảo điều kiện về nhiệt cho động cơ, khi nhiệt độ động cơ vượt ngưỡng cho phép thì rơle nhiệt sẽ ngắt điện cung cấp cho động cơ, đảm bảo cho động cơ không cháy khi làm việc với thời gian dài.
3. Tính công suất nguồn điện dùng cho cầu trục:
Nguồn điện dùng cho cầu lăn là nguồn điện công nghiệp xoay chiều 3 pha có hiệu điện thế là 380V. Công suất tiêu thụ chủ yếu của cầu trục là công suất của các động cơ điện
2. 11 0,6 2.1,1 13,8 ( )
dc n xc ct
N =N +N + N = + + = kW
+ Nn =11(kW)- công suất động cơ điện của cơ cấu nâng.
+ Nxc =0,6 (kW)- công suất động cơ điện của cơ cấu di chuyển xe con.
+ Nn =1,1(kW)- công suất động cơ điện của cơ cấu di chuyển cầu trục (sử dụng hai động cơ giống nhau).
Ngoài ra còn có phần điện cung cấp cho phanh, mạch điện điều khiển, thiết bị chiếu sáng và tổn thất điện trên các linh kiện và dây dẫn, nhưng tổng các công suất tiieu thụ của các phần này nhỏ hơn công suất tiêu thụ của các động cơ. Do đó ta lấy công suất cần thiết cung cấp cho hoạt động của cầu trục bằng hai lần công suất tiêu thụ của các động cơ điện: N =30 (kW).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Huỳnh Văn Hoàng Tài, Dào Trọng Thường - “Tính toán máy trục” – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[2] Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa, Lê Thiện Thành – “Máy trục vận chuyển” – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[3] Vũ Liêm Chính, Đỗ Xuân Đinh, Nguyễn Văn Hùng, Hoa Văn Ngũ, Trương Quốc Thành, Trần Văn Tuấn – “Sổ tay máy xây dựng” – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
[4] Đỗ Xuân Tùng, Trương Tri Ngộ, Nguyễn Văn Thanh – “Trang bị điện máy xây dựng” – Nhà xuất bản xây dựng.
[5] Trịnh Chất, Lê Công Uyển – “Tính toán hệ dẫn động cơ khí” tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục.
[6] Trịnh Chất, Lê Công Uyển – “Tính toán hệ dẫn động cơ khí” tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục.
[7] Trương Tất Đích – “Chi tiết máy” tập 1 – Nhà xuất bản giao thông vận tải. [8] Trương Tất Đích – “Chi tiết máy” tập 2 – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[9] Vũ Thanh Bình, Nguyễn Đăng Điệm - “Truyền động máy xây dựng và xếp dỡ” – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[10] Trần Hữu Quế - “Vẽ kỹ thuật cơ khí” tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục. [11] Trần Hữu Quế - “Vẽ kỹ thuật cơ khí” tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục.
[12] Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm – “Thiết kế chi tiết máy” – Nhà xuất bản giáo dục.
[13] Vũ Đình Lai, Nguyễn Xuân Lựu, Bùi Đình Nghi – “Sức bền vật liệu” – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[14] An Hiệp, Trần Vĩnh Hưng – “Dung sai và đo lường cơ khí” – Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[15] Phạm Mạnh Cường, Nguyễn Xuân Dần, Trương Tấn Hải, Nguyễn Văn Khang, Lê Mạnh Việt – “Kỹ thuật điện” – Trường Đai Học Giao Thông Vận Tải.