Chiến lược và môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất điện thoại di động ở việt nam dựa trên mô hình kim cương của micheal porter (Trang 30 - 42)

5.1Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức doanh nghiệp.

Chiến lược đổi mới công nghệ

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Ví dụ: Sau khi Samsung giới thiệu ra mắt Galaxy S5 với một phong cách trình bày gợi nhớ đến Steve Job tại Hội thảo Thế giới Di động diễn ra ở Tây Ban Nha thứ hai tuần trước, báo chí truyền thông ngập tin về những điểm nào mới mẻ và những điểm nào còn thiếu trong bản mới này.

Điện thoại hàng đầu mới nhất của Samsung nhìn tương tự S4, với màn hình hiển thị 5,1 inch, máy ảnh 16 megapixel và một huấn luyện viên cá nhân. Chỉ riêng hai tính năng này sẽ có tiềm năng cạnh tranh với các máy ảnh kỹ thuật số bỏ túi và các thiết bị huấn luyện viên cá nhân.

Tuy nhiên, cũng như sự xuất hiện của Apple iPhone 5S, người hâm mộ Samsung đã thất vọng khi S5 mới không có các tính năng khác mà họ mong đợi từ một công ty công nghệ hàng đầu; những tính năng này bao gồm nhưng không giới hạn NFC (truyền thông trường gần), sạc điện không dây, tầm nhìn X-quang. Đổi mới ngày nay có vẻ không bao giờ là đủ trong con mắt của người tiêu dùng ngày càng tinh tế.

Dù rằng không thể đáp ứng mong đợi của tất cả người hâm mộ, Samsung tiếp tục gây ấn tượng thế giới công nghệ và kinh doanh với khả năng đổi mới. Theo IFI, Samsung đứng thứ hai chỉ sau IBM, tính về số lượng bằng sáng chế ở Mỹ trong năm 2013. Samsung đăng ký 4.676 sáng chế, trong khi Google là 1.851 và Apple là 1.775. Rõ ràng, chiến lược đầu tư vào R & D đã thay đổi, và biến một công ty không tên tuổi được thành lập năm 1938 với 30.000 won, xuất khẩu cá khô và rau quả từ Hàn Quốc tới Trung Quốc, thành một công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Và quan trọng hơn, Samsung cùng với các tập đoàn Hàn Quốc tên tuổi khác (được gọi chaebol) như LG và SK đã tạo ra một trung tâm đổi mới, giúp Hàn Quốc có được khả năng cạnh tranh và các thương hiệu quốc gia .

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Các hãng điện thoại di động, các hãng xe hơi hàng năm đều liên tục cho ra đời các sản phẩm mới với nhiều ứng dụng và thời trang hơn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng có tính cạnh tranh cao hoặc đã bão hòa lại hay đa dạng hóa sản phẩm mới nhằm tương hỗ cho các sản phẩm hiện tại. Táo bạo hơn, một số doanh nghiệp mở rộng đa dạng hóa sản phẩm sang các lĩnh vực kinh doanh mới.

Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy doanh nghiệp lựa chọn đa dạng hóa sản phẩm. Không những giúp doanh nghiệp giảm sức ép cạnh tranh và rủi ro trên thị trường, việc đa dạng hóa sản phẩm còn giúp doanh nghiệp khai phá thị

trường mới, gia tăng doanh số và củng cố uy tín thương hiệu. Theo thống kê của IDC, quý 4/2008, hãng máy tính HP giữ vị trí dẫn đầu thị trường Việt Nam với 44% thị phần, do HP đã không ngừng đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu và mức thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm còn giúp doanh nghiệp khai thác đầy đủ và hợp lý các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

Ví dụ: Apple phản đòn hay e sợ Samsung?

Nếu như Steve Jobs lúc còn sống luôn mỉa mai cười khẩy vào các sản phẩm giá rẻ thì giờ đây, có tới 90% dân công nghệ khẳng định sắp có iPhone giá rẻ với đủ tông màu khác nhau. Dù Apple và có chấp nhận hay không thì ngày nay, một thực tế rõ ràng đang phơi bày trước mắt chúng ta, đó là: Apple đang học theo bài toán kinh doanh của đại kình địch Samsung Electronics.

Hình ảnh của iPhone giá rẻ nhiều màu sắc

Trước hết, phải nói đến việc Samsung là hãng đầu tiên khơi mào cho xu hướng phablet - smartphone màn hình lớn, nôm na là smartphone lai máy tính bảng. Và cùng lúc với việc tung ra những sản phẩm cao cấp như siêu phẩm Galaxy S4 để đối đầu iPhone, Samsung cũng ào ạt trình làng nhiều

smartphone giá rẻ, chinh phục các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường đang phát triển khác.

Mối đe dọa mang tên Samsung ngày càng lớn trong mắt đại gia California. Samsung hiện tại thậm chí đã vượt qua Apple về thị phần nhờ sự ăn khách của đại gia đình Galaxy S và Galaxy Note, nhờ các chiến dịch marketing rầm rộ và cả những đợt sóng sản phẩm mới liên miên bất tận, bủa vây người dùng. So về nền tảng, những gì mà Samsung đạt được ngày nay có thể tạm gọi là chiến thắng.

Một trong những con Át chủ bài của Samsung

"Chỉ có là kẻ ngốc mới khoanh tay ngồi im nhìn đối thủ tung hoành", một chuyên gia bình luận về vị thế hiện tại của Apple. Tin đồn hôm qua rộ lên rằng sẽ có ít nhất 2 model iPhone cỡ lớn: 4,7 inch và 5.7 inch sẽ được Apple giới thiệu trong năm 2014. Các nguồn tin cho hay Apple đã tiếp cận một số nhà cung cấp linh kiện để đặt vấn đề về màn hình iPhone lớn, dù vậy, không ai dám chắc Apple có thực sự xuất xưởng những sản phẩm này hay không.

"Họ liên tục thay đổi cấu hình của sản phẩm cho tới tận phút chót, vì vậy không ai dám khẳng định đây đã là mô hình cuối hay chưa", một người trực tiếp liên quan cho hay.

_ Gồng mình chịu sức ép

Dù Tim Cook luôn khẳng định 4-inch là kích cỡ lý tưởng của iPhone để người dùng có thể thoải mái cầm bằng một tay, thì cơn sốt nhà nhà "phablet" dường như cũng đang khiến cho Táo khuyết phải ngầm dao động. Hoặc cũng có thể, sức ép không chỉ đến từ thị trường mà còn từ chính các cổ đông, những người vô cùng sốt ruột khi đã 8 tháng nay, Apple chưa giới thiệu được một phần cứng thực sự quan trọng nào. Nhiều nhà phân tích đã đặt dấu hỏi về năng lực sáng tạo của Apple, rằng phải chăng kể từ sau sự ra đi của Steve Jobs, tốc độ sáng chế sản phẩm mới cũng vì thế mà đuối hẳn? Nói cách khác, linh hồn Steve Jobs không còn, mọi sản phẩm thếhệ sau của iPhone đều chỉ là một bản sao chép, tô đi xoá lại trên một tờ nháp cũ?

iPhone 5 được tung ra từ tháng 9 năm ngoái cũng là model đầu tiên chia tay với màn hình 3.5 inch quen thuộc. Nhưng so với các đối thủ bán chạy trên thị trường hiện nay thì iPhone 5 chẳng khác gì một kẻ tí hon, nhất là khi đặt cạnh màn hình 5-inch của Galaxy S4 hay 5.5 inch của Galaxy Note 2. Trong giai đoạn mà người dùng ngày càng lướt web và xem video trên điện thoại nhiều hơn, thì màn hình bé cũng làm nảy sinh nhiều bức xúc hơn hẳn.

Dòng điện thoại smartphone của SamSung

Nhiều khả năng, tháng 9 này Apple sẽ ra mắt iPhone 5S, song kích cỡ của model này sẽ vẫn giữ nguyên so với iPhone 5. Đây có thể coi là một sự mạo hiểm của Apple và có thể khiến nhiều người dùng thất vọng, đủ để nhảy xuồng sang sân chơi Android. Nếu kịch bản diễn ra như vậy thật thì giá cổ phiếu Apple sẽ không chỉ dừng lại ở mức giảm 20% như hiện nay, và sự kiêu hãnh mà Apple tận hưởng bấy lâu cũng sẽ bị tổn thương không ít.

_ Đa dạng hóa sản phẩm

Các chuyên gia phân tích tin rằng, hơn bao giờ hết, Apple cần phải đa dạng hóa danh mục sản phẩm của hãng, thay vì mỗi năm chỉ tung ra đúng

một phiên bản iPhone mới như hiện nay. Vị thế của hãng đã không còn ở thế "sừng sững, độc tôn" để duy trì mô hình đó lâu hơn nữa. Thay vào đó, người ta đã bắt gặp Apple phải "học lỏm" nhiều tính năng của các đối thủ Android, Windows Phone ở hệ điều hành iOS 7. Cấu hình của iPhone 5 hiện tại cũng rất lép vế nếu so với HTC One hay Samsung Galaxy S4.

Cấu hình của iPhone 5 lép vế so với cấu hình sản phẩm của các hãng cạnh tranh "Họ cần thỏa mãn nhiều nhu cầu của người dùng hơn. Một iPhone giá rẻ để tấn công các thị trường tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và để đối phó với chính sách sản phẩm/giá bán đa dạng của Samsung", Gartner bình luận. Trung Quốc hiện là thị trường smartphone lớn nhất thế giới và được dự báo sẽ tăng trưởng tới 48% trong năm nay. Nếu bỏ qua Trung Quốc và nhường lại sân chơi này cho Samsung, HTC hay Nokia, Apple có thể sẽ phải dành cả 10 năm tới để khóc ròng trong hối tiếc!

Hơn nữa, nếu như Apple từng rất thành công trong việc bán nhiều dòng máy nghe nhạc iPod và nhiều phiên bản iPad khác nhau thì tại sao iPhone lại

không thể? Thế nên thay vì khẳng định như đinh đóng cột rằng Không bao giờ có chuyện nhiều hơn một model iPhone trong một năm, thì tại sự kiện All Things D hồi cuối tháng 5, Tim Cook đã úp mở rằng: "Giờ chưa có nhưng không có nghĩa tương lai tuyệt đối không có".

Một số dòng iPod của Apple

Giải thích cho sự tréo ngoe nói trên, Cook nói rằng iPod có nhiều dòng, nhiều mức giá là để thỏa mãn nhiều đối tượng và nhu cầu khác nhau. Nhưng với điện thoại, hãng chưa rõ đã đến thời điểm mà mỗi phân khúc người dùng đều "đủ lớn" để đáp ứng hay chưa, nhất là khi màn hình lớn đòi hỏi phải đánh đổi nhiều yếu tố như thời lượng pin, độ phân giải và độ sáng màn hình.

_ Chiến lược quảng cáo, phân phối: khâu quảng cáo, phân phối sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng và cũng được các doanh nghiệp rất chú trọng.

_ Chiến lược xúc tiến thương mại là rất cần thiết cho ngành sản xuất điện thoại di động, các doanh nghiệp chú trọng tìm kiếm thị trường mới, tìm hiểu nhu cầu thị trường, những rào cản thị trường để có biện pháp đối phó với sự hỗ trợ của các trung tâm xúc tiến thương mại.

5.2Môi trường cạnh tranh

Tổng quan về môi trường cạnh tranh.

Cạnh tranh là một hiện tượng xã hội phức tạp, theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Ngoài ra còn có nhiều khái niệm về cạnh tranh dưới những góc độ khác nhau. Tóm lại cạnh tranh được hiểu đơn giản là sự tranh đua giành giật giữa các chủ thể có quan hệ với nhau, để đạt một vị trí hay mục đích nào đó trong lĩnh vực mà họ tham gia.Khả năng cạnh tranh của quốc gia/vùng lãnh thổ sẽ quyết định đến sự thịnh vượng của vùng/lãnh thổ đó. Mặt khác, khả năng cạnh tranh này lại phụ thuộc vào năng lực sáng tạo để nâng cao năng suất. Theo Michael Porter: Cạnh tranh là tạo ra năng suất và năng suất là giá trị sản lượng do một đơn vị lao động hoặc vốn sinh ra, nó phụ thuộc vào chất lượng và đặc điểm của sản phẩm (yếu tố quyết định giá của sản phẩm). Như vậy, có thể có thể xem xét: năng suất của người lao động? Năng suất của người nắm đồng vốn? Năng suất vùng, lãnh thổ/địa phương hay quốc gia? Năng suất vùng, địa phương hay quốc gia được hiểu là mức sống tăng dần của xã hội phụ thuộc vào khả năng tăng năng suất theo thời gian của các doanh nghiệp, thể hiện cụ thể: năng suất của người lao động, năng suất của đồng vốn được sử dụng, nguồn thu nhập của quốc dân từ thuế để chi trả cho các dịch cụ công ích (y tế, giáo dục, an sinh xã hội...) góp phần đẩy mạnh nâng cao mức sống người dân. Có thể nói khả năng cạnh tranh và năng suất mới có thể đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế lâu dài. Do đó, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi dưỡng môi trường kinh doanh kinh tế vi mô có

tính cạnh tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ.

Những cơ hội ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất ĐTDĐ tại VN.

Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.

Trong số khách mời tham dự lễ khánh thành nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam trị giá 670 triệu đô la Mỹ vào cuối tháng trước, những người được ông Choi Gee Sung, Chủ tịch tập đoàn Điện tử Samsung Electronics, nhắc đến trong lời cám ơn có đại diện của hiệp hội các doanh nghiệp vệ tinh đến từ Hàn Quốc.Họ không chỉ là khách mời, mà còn là những người đã đi theo Samsung Electronics vào xây dựng cơ sở sản xuất linh kiện ở tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho sản phẩm của Samsung sản xuất ở Việt Nam có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Ở thời điểm khai trương, nhà máy của Samsung có công suất 18 triệu điện thoại di động mỗi năm. Đây mới là sự khởi đầu, và chỉ sau hơn một năm nữa sẽ tăng lên 100 triệu sản phẩm và giá trị xuất khẩu hàng năm đến 5 tỉ đô la Mỹ, trở thành nhà máy sản xuất điện thoại lớn thứ hai của Samsung sau cơ sở ở Thiên Tân, Trung Quốc.Đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, ý nghĩa của dự án này không chỉ là đóng góp thêm vào kim ngạch xuất khẩu 5 tỉ đô la Mỹ hay giải quyết việc làm cho 10.000 lao động địa phương, mà còn ở chỗ nó sẽ tạo ra cơ hội tốt để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, một lĩnh vực mà Việt Nam luôn mong muốn.Cho đến nay, đã có 17 nhà đầu tư vệ tinh

của Samsung vào Việt Nam đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 300 triệu đô la Mỹ. Chắc chắn đây chưa phải là con số cuối cùng. Sắp tới, ít nhất 30 nhà đầu tư vệ tinh nữa sẽ đến Việt Nam. Ông Yoo Young-Bok, Chủ tịch Samsung Electronics Việt Nam, cho biết đến cuối năm tới một nửa linh kiện điện cần thiết của nhà máy sẽ do các cơ sở vệ tinh tại Việt Nam cung cấp.

Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam luôn theo đuổi mục tiêu phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử. Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp, từ hành chính với những quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hóa, cho đến khuyến khích thông qua hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên, kết quả thu được không đáng kể. Nguyên nhân chính do những nhà đầu tư đầu tiên vào Việt Nam chủ yếu hướng đến thị trường nội địa, quy mô còn rất nhỏ. Mỗi nhà sản xuất chỉ có thể mua từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn sản phẩm mỗi năm, nên không thể thuyết phục các doanh nghiệp vệ tinh theo đến Việt Nam.

Tuy nhiên, tình hình bắt đầu thay đổi cách nay năm năm, khi một số tập đoàn điện tử, viễn thông nước ngoài quyết định chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới. Khởi đầu cho xu hướng này là các tập đoàn điện tử Nhật Bản, như Nidec, Canon và Sanyo. Tiếp đến là các tập đoàn đến từ Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan, trong đó đáng kể nhất là dự án của Intel,

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh của ngành sản xuất điện thoại di động ở việt nam dựa trên mô hình kim cương của micheal porter (Trang 30 - 42)