Biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu nghiên cứu và phân tích về tình hình tài chính cũng như hoạt động của công ty Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa (Trang 29 - 30)

Công ty nên tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh để có thể phát huy được sức mạnh về thị trường, chiếm lĩnh thị phần trong phân phối một số mặt hàng trọng điểm.

Việc chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm rất khốc liệt, gây nhiều khó khăn cho Công ty. Để khắc phục điều này Công ty nên thực hiện điều tra thị trường một cách toàn diện để khai thác thị trường tiềm năng với những mặt hàng có nhu cầu lớn ở hiện tại và trong tương lai. Và để nâng cao sức cạnh tranh, Công ty cần phải mở rộng tìm kiếm các nguồn hàng và thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Do công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu ở lĩnh vực nhập khẩu hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, cộng chuyên xuất khẩu hàng có giá trị cao sang nước ngoài, việc hoạt động xuất nhập khẩu rất phức tạp so với kinh doanh đối nội chẳng hạn như: bạn hàng ở cách xa nhau, phải chịu sự điều tiết của nhiều hệ thống pháp luật, hệ thống tiền tệ – tài chính khác nhau… Do vậy cần phải chú ý để tránh rủi ro không lường trước có thể xảy ra, trong quá trình giao dịch trước khi bước vào cần phải chuẩn bị chu đáo để tránh. Công ty phải tìm hiểu kỹ về chất lượng, nội dung thông số sản phẩm để có thể nhập khẩu những mặt hàng có chất lượng tốt và nhu cầu lớn trên thị trường định thâm nhập. Ngoài ra, Công ty còn phải chú trọng tiếp thị thật tốt mặt hàng mình nhập khẩu tới các khách hàng tiềm năng, để mở rộng thị trường, tăng doanh thu.

Trong mọi lĩnh vực kinh doanh khách hàng luôn là trung tâm định hướng cho mọi hoạt động của Công ty. Vì vậy để nâng cao năng lực canh tranh Công ty cần chú trọng đáp ứng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, luôn phải ý thức duy trì, chăm sóc và củng cố

mới. Ngoài ra, mối quan hệ với nhà cung cấp cũng rất quan trọng, hỗ trợ thực hiện tốt quá trinh kinh doanh và đảm bảo nguồn cung hàng hóa.

Phải có chính sách quản lý chi phí bán hàng phù hợp giúp tiết kiệm chi phí và linh hoạt trong khâu nhập hàng hóa với chi phí giá vốn thấp. Thêm vào đó để giảm giá vốn các mặt hàng Công ty cần tìm thêm các nhà cung cấp mới tránh tình trạng phụ thuộc quá vào NCC hiện tại và Công ty vừa có thể chủ động về nguồn hàng với chi phí giảm.

Ngoài ra, Công ty còn phải chú trọng đặt ra các chính sách quản lý để tối thiểu các khoản chi phí quản lý kinh doanh giảm tối thiểu, không gây ảnh hưởng nhiều tới doanh thu và lợi nhuận. Sử dụng hiệu quả các khoản chi dành cho hoạt động bán hàng như giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, quan hệ khách hàng, nhà cung cấp để có phát triển mạng lưới kinh doanh rộng hơn.

Chi phí lãi vay trong năm còn ở mức cao, Công ty cần chủ động hơn nữa trong việc cung ứng vốn, nếu chi phí lãi vay quá cao sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm. Các khoản vay tín dụng từ NCC giảm đáng kể, phần nào giảm bớt rủi ro cho Công ty. Ngoài ra, Công ty cần sử dụng vốn tự có một cách hợp lý hơn nữa, VCSH tăng đáp ứng các dự án kinh doanh. Trong tương lai, Công ty cần sử dụng vốn tự có tốt để gia tăng hiệu quả hoạt động, tránh tình trạng đầu tư không đúng chỗ gây nên thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu và phân tích về tình hình tài chính cũng như hoạt động của công ty Công ty cổ phần XNK Tuyết Lụa (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w