3.1. Chiến lược sandwich Hà Lan với mô hình 2 công ty Ireland
3.1.1. Tổng quan
Sau khi hồ sơ Panama được công bố chi tiết, những thuật ngữ vốn không mấy quen thuộc với công chúng như thiên đường thuế, kỹ thuật tránh thuế, công ty vỏ bọc… bỗng trở nên được quan tâm rất nhiều. Các thiên đường thuế hiện đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Tất nhiên việc thành lập một công ty tại thiên đường thuế không đồng nghĩa với phạm pháp.
Việc thành lập và sử dụng các công ty vỏ bọc tại thiên đường thuế có thể có nhiều mục đích. Dưới góc độ của các ông chủ doanh nghiệp, việc giảm thiểu số thuế phải nộp luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Một ví dụ kinh điển cho việc áp dụng thiên đường thuế để giảm thiểu thuế được các hãng công nghệ hàng đầu như Google, Apple, Facebook, Microsoft… áp dụng là mô hình “Double Irish and Dutch Sandwich - hai người Ai Len và chiếc bánh kẹp Hà Lan”.
3.1.1.1. Sandwich Hà Lan:
Chiến lược tránh thuế tiêu biểu được các báo chí và nhiều chuyên gia kinh tế nghiên cứu là chiến lược Sandwich Hà Lan. Các công ty lớn như Yahoo, Google, Merck và Dell đã chuyển lợi nhuận sang đây để trốn thuế. Theo dữ liệu từ NHTW Hà Lan, sử dụng kỹ thuật được biết đến với tên gọi “Dutch Sandwich” các công ty đa quốc gia đã gửi đến Hà Lan khoảng 10.200 tỷ euro thông qua 14.300 "đơn vị tài chính đặc biệt". Các đơn vị này thường chỉ tồn tại trên giấy tờ và được pháp luật công nhận.
Vai trò của Hà Lan được khởi nguồn từ cuối những năm 1970, khi nước này bắt đầu thực hiện cơ chế thỏa thuận giá trước (advance- pricing agreements) nhằm thu hút các công ty đa quốc gia. Theo đó, các công ty đa quốc gia đồng ý để lại một phần thu nhập ở lại chi nhánh ở Hà Lan và phần thu nhập đó sẽ phải chịu thuế. Tuy nhiên, đổi lại, họ được phép chuyển lợi nhuận ra nước khác mà không phải đóng thuế.
Do đó, trước khi chuyển lợi nhuận đến các thiên đường tránh thuế như quần đảo Cayman hay Bermuda, các công ty này chuyển vòng qua chi nhánh ở Hà Lan. Ở những nước phát triển khác, các công ty thường phải chịu mức 26
thuế có thể lên đến 33% khi các công ty chuyển lợi nhuận đến những vùng có mức thuế suất bằng 0 như Bermuda và đảo Cayman. Ngược lại, Hà Lan không đánh thuế, bất chấp điểm đến là nơi nào đi chăng nữa.
Ví dụ, Yahoo đã đạt được thỏa thuận trả số thuế tương đương với 1,35% tổng doanh thu của chi nhánh tại Hà Lan. Dữ liệu cho thấy trong năm 2009, chi nhánh này nộp khoản thuế thu nhập trị giá 1,28 triệu euro cho chính phủ Hà Lan. Tuy nhiên, đổi lại, chi nhánh này đã giúp Yahoo chuyển 101,5 triệu euro lợi nhuận tới các thiên đường thuế. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy Yahoo chỉ phải trả chi phí rất nhỏ để trốn được lượng thuế lớn.
3.1.1.2. Hai người Ireland
Cụ thể đây là mô hình kết hợp hai công ty con thành lập tại Ireland như Apple hay Google đã sử dụng để tối thiểu hóa việc nộp thuế của các công ty đa quốc gia này. Các công ty này thỏa thuận cho phép một công ty nước ngoài có quyền khai thác sở hữu trí tuệ (các bằng sáng thế, phát minh, thương hiệu, nhượng quyền,…) bên ngoài nước Mỹ. Đây là hợp đồng chia sẻ chi phí giữa công ty mẹ tại Mỹ và công ty nước ngoài tuân thủ theo đúng những qui định chuyển giá của Mỹ. Công ty nước ngoài sẽ nhận tất cả các lợi nhuận từ khai thác các quyền sở hữu trí tuệ bên ngoài nước Mỹ, nhưng không nộp thuế thu nhập cho Mỹ cho đến khi lợi nhuận này được chuyển về Mỹ.
Lợi dụng luật thuế tại Ireland chỉ đánh thuế thu nhập công ty đóng tại Ireland chứ không đánh thuế công ty Ireland được thành lập tại các nước khác. Do vậy nên công ty Ireland đầu tiên hoạt động tại thiên đường thuế như Bermuda, công ty này bán quyền cho công ty Ireland thứ hai có trụ sở tại Ireland có nhiệm vụ thu tất cả các thu nhập từ bản quyền và phí từ các nước, sau đó trả các khoản thu này cho công ty Ireland đầu tiên và được khấu trừ trước khi đánh thuế 12,5% tại Ireland. Cách tổ chức mô hình này tránh được việc phải chịu kiểm soát thu nhập chịu thuế tại Mỹ của các công ty như Apple hay Google.
3.1.1.3. Kết hợp giữa kỹ thuật "hai người Ireland" và "bánh kẹp Hà Lan"
Mô hình này kết hợp các quy định về ưu đãi/miễn thuế hiện hành của Ireland, Hà Lan với một thiên đường thuế như Bermuda để giảm thiểu hóa số thuế phải nộp, qua đó tiết kiệm được hàng tỷ đô la mỗi năm từ nguồn thu tại các thị trường bên ngoài nước Mỹ.
Chu trình được xem là chiến lược bánh kẹp Hà Lan được tóm tắt một cách dễ hiểu như sau:
1. Một nhà quảng cáo tại Đức trả chi phí quảng cáo
2. Khoản trả này được đại lý ở Đức chuyển thẳng cho công ty Ireland thứ hai có quyền khai thác sở hữu trí tuệ
3. Công ty tại Ireland trả chi phí khai thác bản quyền cho một công ty tại Hà Lan. Chi phí này được khấu trừ trước khi nộp thuế 12,5% cho cơ quan thuế tại Ireland.
4. Công ty Ha Lan chuyển tiền cho công ty Ireland thứ nhất. Số tiền này không chịu thuế chuyển lợi nhuận vì cùng khối với Liên minh Châu Âu: Bermuda-Ireland -Hà Lan-Đức
5. Công ty Ireland thứ nhất không phải trả thuế vì dù là công ty Ireland nhưng nó có cơ sở nằm ở Bermuda bên ngoài lãnh thổ của Ireland.
Cơ quan thuế Ireland không bao giờ nhận diện được thu nhập thực của hoạt động này và vì vậy không thể đánh thuế thu nhập được dù mức thuế tại Ireland khá thấp.
Ngoài lĩnh vực sở hữu trí tuệ là lĩnh vực rất khó kiểm soát của cơ quan thuế tại các quốc gia vì hầu như mỗi sáng chế, phát minh không có chuẩn để so sánh; còn lại các hoạt động tránh thuế của các doanh nghiệp như bảo hiểm và tái bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ internet, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, quỹ hưu trí thông qua các công ty để làm trung gian phát hành hóa đơn mà không không có các hoạt động nào. Không những thế, những cá nhân giàu có chuyển tiền và tài sản đến những thiên đường thuế thông qua các công ty hay tập đoàn thành lập tại các thiên đường thuế nhằm chuyển nhượng hay thừa kế tài sản mà không phải nộp thuế.