Rủi ro về TGHĐ và lạm phát

Một phần của tài liệu 77 câu hỏi ôn tập kinh tế quốc tế - học viện Tài chính (Trang 42 - 56)

phát

Câu 60:Trong 4 hình thức đầu tư, những dòng vốn nào tạo ra nợ Chính phủ? Những hình thức nào không tạo ra nợ Chính phủ?

-Những dòng vốn tạo ra nợ Chính phủ:

+ĐTQTGT dưới hình thức mua trái phiếu Chính phủ

+TDTMQT dưới các hình thức: Chính phủ vay hoặc Chính phủ bảo lãnh cho tư nhân vay

+Hỗ trợ phát triển chính thức ODA: ODA ưu đãi -Những dòng vốn không tạo ra nợ Chính phủ:

+ĐTQTTT

+ĐTQTGT dưới hình thức: mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp

+TDTMQT dưới các hình thức: tư nhân vay không có bảo lãnh của Chính phủ, tư nhân vay có bảo lãnh của cơ quan tài chính trung gian

+ Hỗ trợ phát triển chính thức ODA: ODA không hoàn lại

Câu 61: ĐTQT được coi là giải pháp trung hòa giữa 2 xu hướng BHTM và TDTM. Đ hay S?

- Đầu tư quốc tế về vốn là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia

- Bảo hộ thương mại là xu hướng đóng cửa thị trg nội địa,nâng đỡ nhà sản xuất trong nước tăng sức cạnh tranh ,từ đó làm áp lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước giảm=>áp dụng với những hàng hóa có sức cạnh tranh kém.

- Tự do thương mại là mở cửa thị trường nội địa,dỡ bỏ các rào cản thương mại,lúc đó trên thị trg nội địa sẽ có 2 loại hàng hóa là hàng trong nước và hàng nhập khẩu=>cạnh tranh quốc tế bình đẳng,lành mạnh

- ĐTQT được coi là giải pháp trung hòa giữa 2 xu hướng BHTM và TDTM là Đúng vì: +Các nước đều mong muốn thu hút vốn ĐTQT. Để thu hút vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài, các nước cần thực hiện chính sách TDTM ở mức độ nhất định để khắc phục những bất lợi của nền sản xuất trong nước và khai thác những lợi thế từ thị trường nước ngoài từ đó nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

+ĐTQT giúp nhà đầu tư tránh được hàng rào BHTM của nước nhận đầu tư và có thể tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước nhận đầu tư.

-Các luồng vốn chuyển vào một quốc gia: ĐTQTTT; ĐTQTGT; TDTMQT; ODA -Chính phủ phải quản lý nguồn vốn đầu tư vào quốc gia mình do:

+Các nguồn vốn: ĐTQTGT, TDTMQT, ODA có thể làm gia tăng gánh nặng nợ cho Chính phủ.

+ĐTQTTT có thể làm cho nước nhận đầu tư mất cân đối trong cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ, du nhập công nghệ rác thải, tài nguyên bị khai thác quá mức, tăng nhanh ô nhiễm môi trường, một số doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản.

+Tạo ra sự ràng buộc về KT-CT với nước ngoài nếu quản lý nguồn vốn không tốt. +Có thể gây khủng hoảng thị trường vốn do hiện tượng rút vốn ồ ạt của các chủ đầu tư khi có biến động xấu của thị trường.

+Hoạt động rửa tiền của các băng đảng nước ngoài.

Câu 63: Vì sao khi DN của một nước huy động vốn đầu tư thông qua việc phát hành cổ phiếu, NN lại phải khống chế tỷ lệ giá trị cổ phiếu bán cho các nhà đầu tư nước ngoài?

Vì: -Để đảm bảo quyền điều hành của chủ thể trong nước.Nếu để quá nhiều cổ phiếu rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài, DN dễ bị thâu tóm, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dần dần do những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phần nhất quyết định => +nền KT phát triển mất cân bằng

+tạo sự cạnh tranh ko lành mạnh giữa các DN trong nước và nước ngoài,giữa các chủ thể trong nước và đầu tư nước ngoài trong cùng 1 DN??????

+có nguy cơ có thể dẫn tới mất thương hiệu vào tay nhà đầu tư nước ngoài.

-Hạn chế sự ảnh hưởng của nhà đầu tư nước ngoài. Tránh trường hợp khi có những thay đổi đột ngột trong hành động của nhà đầu tư nước ngoài sẽ gây mất ổn định cho thị trường vốn trong nước.

Câu 64: ĐTQTGT qua thị trường chứng khoán, chủ đầu tư có thể dễ dàng rút vốn?

-Khái niệm ĐTQTGT là hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lý quá trình sử dụng vốn.

- ĐTQTGT qua thị trường chứng khoán, chủ đầu tư có thể dễ dàng rút vốn +Đúng vì: Cổ phiếu và trái phiếu có tính thanh khoản cao, thị trường chứng khoán hoạt động thường xuyên, nên khi muốn rút vốn, nhà đầu tư có thể dễ dàng bán cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán thông qua giao dịch chứng khoán.

+Sai: vì nếu đơn vị phát hành CP,TP có kết quả kinh doanh ko tốt=>làm thị giá của CP,TP đó bị giảm đi=>khó thu hút các nhà đầu tư CK=> khó khăn trong việc bán CK để thu hồi vốn =>giảm hay thậm chí mất vốn

Câu 65:Hình thức ĐTQTGT nhà đầu tư có thể dễ dàng rút vốn.Đ hay S?

- ĐTQTGT là hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời, chủ sở hữu vốn không trực tiếp điều hành và quản lý quá trình sử dụng vốn.

-Đúng vì +đây là hình thức đầu tư chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố tâm lý nên khả năng các nhà đầu tư theo nhau rút vốn là dễ xảy ra

+cổ phiếu,trái phiếu và các giấy tờ có giá đc mua bán trên thị trg chứng khoán-1 thị trg hđ sôi động linh hoạt nên khi có nhu cầu thu hồi vốn thì chủ đầu tư có thể dễ dàng bán ra.

Câu 66: Tại sao các nước đang phát triển thường sử dụng vốn ODA ưu đãi cho đầu tư và xây dựng CSHT?

-Hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) là việc các tổ chức quốc tế hoặc của chính phủ một nước đầu tư cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế-xã hội nước đó.

-ODA ưu đãi là vốn do các chủ đầu tư quốc tế cho chính phủ 1 nc vay với đk ưu đãi(lượng vốn lớn,lãi suất thấp hơn lãi suất thị trg,thời hạn sử dụng dài,có thể có thời gian ân hạn),vì vậy thực chất là loại tín dụng ưu đãi.

- Vì: vốn ODA ưu đãi có đặc điểm là khối lượng vay vốn lớn, thời hạn vay dài, lãi suất vay thấp nên có thể sử dụng vốn đầu tư vào các lĩnh vực cần vốn đầu tư lớn và có thời gian thu hồi vốn chậm như đầu tư và xây dựng CSHT

Chương 5: Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế

Câu 67: liên kết kinh tế quốc tế được coi là giải pháp trung hòa giữa hai xu hướng bảo hộ thương mại và tự do thương mại ?đúng hay sai? Tại sao?

-Liên kết KTQT là sự thành lập một tổ hợp kinh tế giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy định chung về phối hợp, điều chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên nhằm thúc đẩy các quan hệ KTQT phát triển.

 Đúng vì: liên kết kinh tế quốc tế có các chính sách như 1 quốc gia: vừa áp dụng cs bảo hộ thương mại,vừa áp dụng cs tự do thương mại.

-có biểu hiện của xu hướng tự do thương mại: Liên kết KTQT hướng vào việc tạo lập thị trường quốc tế khu vực, các nước thực hiện mở cửa thị trường nội địa, tự do hóa thương mại, dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, hình thành khuôn khổ kinh tế và pháp lí cho các quan hệ thị trường giữa các thành viên, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển nhằm tạo ra sức cạnh tranh mạnh hơn với các khu vực kinh tế khác.

- có biểu hiện của xu hướng bảo hộ thương mại: Do sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước, đặc biệt với những nước có trình độ phát triển kém , thì liên kết kinh tế quốc tế hướng đến bảo hộ cho những ngành công nghiệp non trẻ, tạo điều kiện cho lộ trình mở cửa thị trường nội địa dài và chậm.

Câu 68: tại sao thực chất của liên kết KTQT tư nhân là sự hình thành chuỗi giá trị toàn cầu?

-Liên kết KTQT tư nhân là sự liên kết giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế ở các nước nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế chung thông qua hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia.

-Thực chất của liên kết KTQT tư nhân là sự hình thành chuỗi giá trị toàn cầu bởi vì liên kết KTQT gồm có phân khúc ( 3 nội dung liên kết ):

- Liên kết trước sản xuất: trao đổi thông tin, phát minh, sáng chế, hợp tác chế thử,… - Liên kết trong sản xuất: chuyên môn hóa, hợp tác sản xuất.

- Liên kết sau sản xuất: tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển, quảng cáo, giới thiệu,… Ví dụ Trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng dệt may,khâu thiết kế kiểu dáng được làm ở các trung tâm thời trang thế giới tại Paris, London, New York… vải được sản xuất tại Trung Quốc, phụ liệu khác được làm tại Ấn Đô. Khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng được thực hiện ở các nước có chi phí nhân công thấp như Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia… Sau cùng, sản phẩm được đưa trở lại thị trường do các công ty thương mại danh tiếng đảm nhận bán ra.

Câu 69: Khoa học công nghệ là nguyên nhân khiến các nước phải hội nhập KTQT? Đúng hay sai?Tại sao?

-Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động KTQT , vào hệ thống thương mại đa phương.

-Đối với những nước phát triển có trình độ khoa học công nghệ cao:

+ khi hội nhập có thể trao đổi thành tựu khoa học công nghệ với các nước phát triển khác, hạn chế sự trùng lặp trong nghiên cứu , từ đó tiết kiệm chi phí trong đầu tư.

+ các nước này có thể chuyển giao những khoa học công nghệ cũ, lỗi thời sang các nước có trình độ kém hơn để thu được nhiều lợi nhuận hơn.

-Đối với những nước đang phát triển có trình độ khoa học công nghệ kém: việc tham gia hội nhập sẽ giúp các nước này tiếp cận được với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, mới, tiến tới chuyển giao công nghệ, áp dụng vào sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp nhóm nước này nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tránh tụt hậu so với các nước phát triển trên thế giới.

Câu 70: Tại sao các nước phải hội nhập KTQT ?

-Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động KTQT, vào hệ thống thương mại đa phương.

+ do sự tác động của các xu thế phát triển kinh tế thế giới như: xu thế toàn cầu hóa, xu thế mở cửa kinh tế,…

+do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.

+do sự tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ đã tạo điều kiện và đòi hỏi nền kinh tế của mỗi quốc gia phải khai thác hiệu quả những thành tựu của khoa học công nghệ trên thế giới để phát triển nền kinh tế quốc gia.

+do xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển. -nhân tố chủ quan:

+trong quá trình phát triển nền kinh tế, không có 1 quốc gia nào trên thế giới có đầy đủ các nguồn lực sản xuất. Vì thế, hội nhập KTQT giúp các quốc gia giải quyết những khó khăn về nguồn lực.

+các nước đều không muốn tụt hậu trong quá trình phát triển kinh tế.

Câu 71: so sánh liên kết KTQT nhà nước và liên kết KTQT tư nhân?

-Liên kết KTQT là sự thành lập một tổ hợp kinh tế giữa chủ thể của các nước trên cơ sở những quy định chung về phối hợp, điều chỉnh và làm tăng cường sự thích ứng lẫn nhau giữa các thành viên nhằm thúc đẩy các quan hệ KTQT phát triển.

- Liên kết KTQT tư nhân là sự liên kết giữa các công ty, các tập đoàn kinh tế ở các nước nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế chung thông qua hợp đồng ký kết giữa các bên tham gia.

-Liên kết KTQT nhà nước là sự liên kết của các quốc gia thông qua hiệp định ký kết của Chính phủ nhằm phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham gia. -giống nhau:

+các chủ thể tham gia đều chịu sự điều tiết của chính sách kinh tế của chính phủ, đều dựa trên tinh thần tự giác.

+đều là hình thức liên kết KTQT với mục đích đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia, thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển.

-khác nhau:

Liên kết KTQT tư nhân Liên kết KTQT nhà nước 1,đơn vị

pháp lí của chủ thể

- Nhỏ - Lớn

2,chủ thể tham gia

- các công ty, các tập đoàn kinh tế

- chính phủ các nước

3,cơ sở pháp lí

- kí hợp đồng - kí hiệp định

4,mục đích - mở rộng thị trường

- nâng cao khả năng cạnh tranh - tăng lợi nhuận

- chia sẻ rủi ro

- khai thác lợi thế của mình và tận dụng lợi thế của các quốc gia khác

- nâng cao vị thế quốc gia 5,nội dung

liên kết

- liên kết trước sx: trao đổi thông tin, phát minh,sáng chế, hợp tác chế thử

- liên kết trong sx: chuyên môn hóa, hợp tác sản xuất

- liên kết sau sx: tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển, quảng cáo, giới thiệu,…

- diễn ra trong quá trình tái sản xuất dựa trên quan hệ kinh tế vĩ mô

6,hình thức liên kết

- liên kết để giải quyết 1 vấn đề kinh tế

- khu vực mậu dịch tự do (FTA) - liên minh thuế quan (CU)

- liên kết để hình thành công ty quốc tế: công ty đa quốc gia(MNC) , công ty xuyên quốc gia(TNC)

- thị trường chung (CM) - liên minh kinh tế (EU) - liên minh tiền tệ (MU)

Câu 72: liên kết lớn có mức độ liên kết càng cao thì sự độc lập tự chủ của chính phủ càng giảm? đúng hay sai? Tại sao?

- Liên kết KTQT nhà nước là sự liên kết của các quốc gia thông qua hiệp định ký kết của Chính phủ nhằm phối hợp và điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các thành viên tham gia. -Đúng vì khi mức độ liên kết càng cao, các nước tham gia liên kết phải thực hiện nhiều các quy định chung , các chính sách chung và cam kết chung nên dẫn đến sự ràng buộc giữa các quốc gia ngày càng gia tang, sự độc lập tự chủ từ đó sẽ giảm dần.

-ví dụ: khi chuyển từ CU sang CM ,tức là mức độ liên kết cao hơn: các nước tham gia lk CM không chỉ có hàng hóa, dịch vụ được tự do di chuyển trong khối mà vốn và sức lao động cũng được tự do di chuyển trong khối làm tăng sự ràng buộc giữa các nước tham gia từ đó giảm sự độc lập tự chủ của các nước, việc chủ động trog sử dụng vốn, sức lao động bị chi phối, ảnh hưởng.

Câu 73: thực chất của hội nhập KTQT là ngày càng tăng cường hợp tác và cạnh tranh mạnh mẽ. Đúng hay sai?Tại sao?

-khái niệm hội nhập KTQT :Ở phạm vi một quốc gia, hội nhập KTQT là thực hiện mở cửa kinh tế quốc gia, phát triển kinh tế quốc gia gắn liền với kinh tế khu vực và thế giới, tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động KTQT, vào hệ thống thương mại đa phương.

-Đúng vì: + hội nhập KTQT buộc các quốc gia phải mở cửa thị trường nội địa và tận

Một phần của tài liệu 77 câu hỏi ôn tập kinh tế quốc tế - học viện Tài chính (Trang 42 - 56)