Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao (Trang 57 - 77)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.6.Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.6.1. Về mặt định tính:

- Nhận xét của GV:

+ Hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với nội dung chương trình hóa học lớp 11 nâng cao.

+ Hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao được xây dựng tương đối đầy đủ, phong phú, có tính khả thi khi sử dụng vào quá trình dạy học.

+ Hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao kích thích được hứng thú học tập môn hóa học của HS, giúp HS nắm vững, hiểu sâu và nhớ kiến thức. Ngoài ra còn phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực tìm kiếm tri thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Nhận xét của HS:

+ HS vận dụng tốt hơn kiến thức hóa học khi giải quyết các tình huống có vấn đề liên quan đến hóa học.

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 51 + HS thấy hứng thú hơn khi học môn hóa học, không khí học tập sôi nổi hơn.

+ HS thấy rõ hơn ý nghĩa, vai trò của việc học môn hóa học.

3.6.2. Về mặt định lượng:

- 92,66% ý kiến GV cho rằng hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao đảm bảo được tính chính xác, khoa học, phù hợp với nội dung từng bài, chương trong chương trình hóa học lớp 11 nâng cao.

- Qua hai bài kiểm tra đã thực nghiệm tại hai lớp chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Với bài kiểm tra số 1:

Tỉ lệ HS đạt điểm 10: thực nghiệm 8,7%; đối chứng 6,52%. Tỉ lệ HS đạt điểm 8,9: thực nghiệm 52,18%; đối chứng 28,26% +Với bài kiểm tra số 2:

Tỉ lệ HS đạt điểm 10: thực nghiệm 8,7%; đối chứng 4,35% Tỉ lệ HS đạt điểm 8,9: thực nghiệm 41,3%; đối chứng 30,43%

Như vậy các kết quả trên cho thấy việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao đã giúp HS vận dụng kiến thức hóa học tốt hơn vào việc giải quyết các vấn đề học tập.

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 52

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau một thời gian nghiên cứu với sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn, tôi đã hoàn thành đề tài và thu được những kết quả sau:

1. Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài bao gồm các nội dung sau:

- Phương pháp dạy học tích cực.

- Một số phương pháp dạy học tích cực ở Việt Nam hiện nay. - Dạy học nêu vấn đề.

2. Điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường phổ thông hiện nay.

3. Xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập gồm 91 câu hỏi (39 câu hỏi tình huống nghịch lí - bế tắc; 17 câu hỏi tình huống lựa chọn; 35 câu hỏi tình huống vận dụng).

4. Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập trong các dạng bài dạy.

5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, phân tích kết quả thực nghiệm.

Sau khi hoàn thành đề tài, chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến đề xuất như sau:

- Cần tăng cường đầu tư thiết bị, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm và các phương tiện trực quan khác để hỗ trợ cho yêu cầu đổi mới PPDH. Vì việc dạy học hóa học nói chung và dạy học nêu vấn đề nói riêng nhất thiết phải có thí nghiệm và các phương tiện trực quan khác như sơ đồ, mô hình, tranh ảnh, mẫu vật,... thì mới phát huy được tác dụng.

- GV phổ thông nên tích cực tìm tòi và sử dụng câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong các bài dạy hóa học.

- Cần tăng cường số lượng và chất lượng các câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong kiểm tra, đánh giá môn hóa học.

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Cương – Nguyễn Mạnh Dung – Nguyễn Thị Sửu, Phương pháp dạy học hóa học, Tập I, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2001.

2. Nguyễn Cương, Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1999.

3. Cao Cự Giác, Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hóa học, tập 2, hóa học hữu cơ, NXBGD.

4. Trần Bá Hoành, Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở, Hà Nội năm 2003.

5. Trần Bá Hoành, Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí nghiên cứu giáo dục số 32, năm 2002.

6. Lê Văn Năm, Sử dụng dạy học nêu vấn đề - ơrixtic để nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hóa đại cương và hóa vô cơ ở trường THPT, luận án tiến sĩ-ĐHSPHN, năm 2001.

7. Lê Văn Năm, Sử dụng tính lịch sử - logic của khái niệm hóa học cơ bản trong dạy học nêu vấn đề, Nghiên cứu giáo dục – số 3, trang: 23 – 25, năm 1996.

8. Lê Văn Năm, Nâng cao nhận thức cho HS trong dạy học khái niệm phản ứng trao đổi ion bằng dạy học nêu vấn đề, Tạp chí giáo dục - số 146, trang: 42- 43, năm 2006.

9. Nguyễn Kỳ, Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Trường cán bộ quản lí giáo dục, năm 1994.

10. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường, Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXBGD.

11. Cao Thị Thặng – Phạm Thị Lan Hương, Áp dụng dạy học tích cực bộ môn hóa học ( Tài liệu bồi dưỡng giáo viên CĐSP – Hà Nội – 2002).

12. Lê Xuân Trọng – Nguyễn Hữu Đĩnh – Lê Chí Kiên – Lê Mậu Quyền,

HóaHọc 11 nâng cao, NXBGD.

13. Lê Xuân Trọng – Trần Quốc Đắc – Phạm Tuấn Hùng – Đoàn Việt Nga – Lê Trọng Tín, Sách giáo viên hóa học 11 nâng cao, NXBGD.

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 54

14. Nguyễn Thị Sửu – Lê Văn Năm, Phương pháp dạy học hóa học 2, NXB khoa học và kĩ thuật.

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 55

PHỤ LỤC 1

Phiếu nhận xét “hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao”

Họ tên GV:... Trường :... Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết nhận xét của mình về:

1. Tính chính xác, khoa học của hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao?

... ... 2. Mức độ khó hoặc dễ của hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao.

... 3. Các câu hỏi có phù hợp với nội dung dạy học hóa học của lớp 11 nâng cao? ... 4. Hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao đã đầy đủ và phong phú chưa? Theo Thầy (Cô) cần bổ sung thêm những dạng câu hỏi gì?

... 5.Thầy (Cô) đánh giá như thế nào về tính khả thi của việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao? A. Khả thi B. Bình thường C. Không khả thi.

Ý kiến đóng góp khác:

... ... ...

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 56

PHỤ LỤC 2

Đề kiểm tra số 1 ( thời gian 15 phút ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 1: Theo tính chất vật lí HNO3 là chất lỏng không màu, nhưng trong các phòng thí nghiệm thì dung dịch axit nitric dù rất loãng đều có màu vàng nhạt?

Câu 2: Tiến hành các thí nghiệm:

- Thí nghiệm 1: Cho Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl thì không thấy hiện tượng gì xảy ra.

- Thí nghiệm 2: Cho Cu vào ống nghiệm chứa dung dịch NaNO3 cũng không thấy hiện tượng gì xảy ra.

- Thí nghiệm 3: Cho Cu vào ống nghiệm chứa hỗn hợp dung dịch NaNO3 và HCl thì thấy Cu tan tạo dung dịch màu xanh và có khí không màu thoát ra, sau đó hóa nâu ngoài không khí.

Hãy giải thích nguyên nhân?

“Cho HS làm sau khi dạy xong Bài 12: Axit nitric và muối nitrat ”

Đề kiểm tra số 2 ( thời gian 15 phút)

Câu 1: Tại sao ancol và phenol cùng có nhóm chức –OH nhưng phenol phản ứng được với NaOH, làm mất màu dung dịch nước brom còn ancol lại không phản ứng?

Câu 2: Trong công thức cấu tạo của benzen và phenol đều có vòng benzen nhưng benzen không phản ứng với dung dịch nước brom, còn phenol lại làm mất màu nhanh chóng dung dịch nước brom?

“Cho HS làm sau khi dạy xong bài 55: Phenol”

Đáp án và thang điểm: Đề kiểm tra số 1:

Câu 1:( 5 điểm)

Bởi vì axit nitric kém bền, dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt:

4HNO3 → 4NO2 + O2 + 2H2O

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 57 nên có màu vàng.

Câu 2: ( 5 điểm)

Thí nghiệm 1: Cu không tác dụng với HCl do Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa.(1 điểm)

Thí nghiệm 2: Cu không tác dụng với NaNO3 do Cu là kim loại đứng sau Na trong dãy điện hóa.(1 điểm)

Thí nghiệm 3: Trong môi trường trung tính, ion NO3− không thể hiện tính oxi hóa. Khi có mặt ion H+

, ion NO3− thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3. Do đó xảy ra phản ứng: ( 3 điểm)

3Cu + 8H+ + 2NO3−→ 3Cu2+

+ 2NO + 4H2O ( màu xanh) ( không màu) NO + O2 → NO2 (nâu đỏ )

Đề kiểm tra số 2: Câu 1:( 5 điểm)

- Do ảnh hưởng của vòng benzen đến nhóm OH làm cho phenol có tính axit nên phản ứng được với dung dịch NaOH.

C6H5OH + NaOH→ C6H5ONa + H2O

- Do ảnh hưởng của nhóm OH đến vòng benzen làm yếu liên kết C-H trong vòng benzen nên phenol phản ứng được với dung dịch nước brom.

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Câu 2: (5 điểm)

Phân tử C6H6 có cấu tạo vòng nên chỉ xảy ra phản ứng thế brom khan khi có mặt bột sắt làm xúc tác mà không có phản ứng thế với brom trong dung dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phân tử C6H5OH, nhóm OH đã ảnh hưởng đến gốc C6H5- làm cho liên kết C-H trong vòng bezen bị suy yếu nên phản ứng thế brom trong dung dịch xảy ra dễ dàng.

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 58

PHỤ LỤC 3

ĐÁP ÁN HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP DÙNG ĐỂ TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 11 NÂNG CAO

1. NaCl và NaOH rắn, khan không dẫn điện do ở trạng thái rắn, khan chúng là những phân tử trung hòa về điện, không có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do.

- Các dung dịch ancol etylic và glixerol có liên kết phân cực nhưng rất yếu, nên dưới tác dụng của các phân tử nước chúng không thể phân li ra ion được, chúng là các chất không điện li nên không dẫn điện.

- Các dung dịch axit, bazơ, muối phân li ra các ion nên các dung dịch này dẫn điện.

2. Nước ao, hồ, rãnh nước không phải là nước nguyên chất. Chúng còn chứa rất nhiều loại muối nên sẽ phân li trong nước tạo ra nhiều ion nên có tính dẫn điện làm cho khi dây điện bị đứt rơi xuống ao, hồ, rãnh nước, người chạm vào sẽ bị điện giật.

3. Do trong không khí có chứa rất nhiều CO2, sẽ tác dụng với H2O tạo ra axit H2CO3.

4. Do HCl là chất điện li mạnh, còn CH3COOH là chất điện li yếu nên nồng độ các ion trong dung dịch HCl lớn hơn nồng độ các ion trong dung dịch CH3COOH.

5. Do HCl tan trong nước tạo ra được các ion nên có khả năng dẫn điện: HCl + H2O → Cl− + H3O+

Còn khi tan trong benzen không tạo ra được các ion nên không có khả năng dẫn điện.

6. Thí nghiệm 1: HCl→ H+ + Cl− → quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

Thí nghiệm 2: NH4Cl là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ yếu và anion gốc axit mạnh, tan trong nước, cation của bazơ yếu bị thủy phân:

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 59 NH4

+

+ H2O→ NH3 + H3O+ →quỳ tím chuyển sang màu đỏ.

7. Do trong nước, NH3 có sự tương tác với nước theo cân bằng điện li: NH3 + H2O → NH4

+

+ OH−

Trong đó, NH3 nhận proton ( H+) của nước (NH3 thể hiện như một bazơ) còn nước nhường proton cho NH3 và trở thành ion OH− (H2O thể hiện như một axit).

Do vậy, dung dịch NH3 trong nước có tính dẫn điện và làm cho dung dịch phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.

8. Na2CO3 là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu, tan trong nước thì gốc axit yếu bị thủy phân:

Na2CO3 → 2Na+ + CO3 2−

CO32−

+ H2O→ HCO3−

+ OH− →quỳ tím chuyển sang màu xanh

9. KI là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit mạnh tan trong nước, các ion không bị thủy phân:

KI → K+ + I− →quỳ tím không đổi màu.

K2S là muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh và anion gốc axit yếu, tan trong nước thì gốc axit yếu bị thủy phân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

K2S → 2K+

+ S2− S2− + H2O→ HS− + OH− →quỳ tím chuyển sang màu xanh.

10. Do H2SO4 là chất điện li mạnh nên phân li ra nhiều ion mang điện tích trái dấu làm cho bóng đèn sáng rõ:

2 4 4 2 4 4 2 2 4 2 4 H SO H HSO HSO H SO H SO H SO

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 60 Khi cho thêm một lượng dung dịch Ba(OH)2 làm giảm nồng độ ion H+ và ion SO4 2− do phản ứng: Ba(OH)2→ Ba2+ + 2OH− H+ + OH− → H2O Ba2+ + SO4 2− → BaSO4 →bóng đèn sáng yếu đi.

Nhưng khi cho dư dung dịch Ba(OH)2 thì lại làm tăng nồng độ ion Ba2+ và ion OH−. Lúc này dung dịch Ba(OH)2 đóng vai trò là chất dẫn điện làm cho bóng đèn lại sáng rõ hơn.

11. Ở nhiệt độ thường nitơ là khí trơ vì liên kết 3 trong phân tử N2 có độ bền rất lớn. Ỏ nhiệt độ khoảng 30000C liên kết 3 này mới bị phá vỡ làm cho nitơ trở nên hoạt động hóa học mạnh.

12. Nitơ chỉ có cộng hóa trị tối đa là 4 vì nguyên tử nitơ không có obitan d trống nên ở trạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo nên một liên kết cho – nhận.

Các nguyên tố còn lại trong nhóm nitơ (P, As, Sb, Bi) khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.

13. Dung dịch amoniac có khả năng làm kết tủa nhiều hiđroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng:

Al3+ + 3NH3 + 3H2O→ Al(OH)3 + 3NH4 +

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O→Cu(OH)2 + 2NH4 +

Dung dịch amoniac hòa tan được hiđroxit của đồng mà lại không hòa tan được hiđroxit của nhôm vì Cu(OH)2 có khả năng tham gia tạo phức chất với dung dịch amoniac. Do phân tử amoniac kết hợp với ion Cu2+ bằng liên kết cho nhận giữa cặp electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với obitan trống của ion Cu2+. Ion Al3+ không còn obitan trống nên không tham gia phản ứng.

Cu(OH)2 + 4NH3 → Cu NH( 3 4) (OH)2

Đồng Thị Tuyết – K33B Hóa 61 Cu NH( 3 4) (OH)2→ Cu NH( 3 4) 2 2OH

(xanh thẫm)

14. Do liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ nên ở điều kiện thường photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ, mặc dù độ âm điện của photpho (2,19) nhỏ hơn của nitơ (3,04).

15. Thí nghiệm 1: Cu không tác dụng với HCl do Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa.

Thí nghiệm 2: Cu không tác dụng với NaNO3 do Cu là kim loại đứng sau Na trong dãy điện hóa.

Thí nghiệm 3: Trong môi trường trung tính, ion NO3 −

không thể hiện tính

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập dùng để tạo tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học 11 nâng cao (Trang 57 - 77)