Hệ thống thuật ngữ của triết học.

Một phần của tài liệu So sánh sự khác nhau giữa triết học phương đông và triết học phương tây thời cổ đại (Trang 27 - 30)

Nếu như trong triết học phương Tây, các quan điểm, tư tưởng triết học đưcợc diễn đạt, lập luận với ngôn ngữ và phong cách tư duy mạch lạc, khoa học, có tính hệ thống thì triết học phương Đông cổ đại lại thường dùng châm ngôn, ẩn ngữ có tính hình tượng, ẩn dụ để diễn đạt tư tưởng của họ.

Về bản thể luận: Phương Tây dùng thuật ngữ: “giới tự nhiên”, “bản thể”, “vật chất”; còn phương Đông lại cùng “thái cực”, “đạo sắc, hình, vạn pháp,… Để nói về bản chất của vũ trụ, đặc biệt mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, phương Đông dùng phạm trù khách thể - chủ thể, con người - tự nhiên, vật chất – ý thức, tồn tại – tư duy, còn phương Đông lại dùng Tâm - vật, năng – sơ, lí – khí, hình - thần”.

Nói về tính chất, sự biến đổi của thế giới: Phương Tây dùng thuật ngữ biện chứng, siêu hình, vận động, dứng im,…, thì phương Đông dùng bằng thuật ngữ động - tỉnh, biến dịch, bô thường, vô ngã…

Khi diễn đạt về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới thì phương Tây dùng thuật ngữ “liên hệ”, “quan hệ”, “quy luật”, còn phương Đông dùng thuật ngữ “đạo”, “lý”, “mệnh”, “thần”… Có nhịp điệu là hài hoá âm dương, còn vũ trụ là tập hợp khổng lồ các xoắn ốc.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và trình bày như ở trên, có thể thấy rằng triết học phương Đông và triết học phương Tây và triết học phương Tây thời cổ đại và các đại biểu như triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại đã thưc sự khá phát triển, bước đầu đạt được những thành tựu nhất định và có những đóng góp đáng kể cho lịch sử triết học phân loại. Đây được coi là những cái nôi cho sự phát triển của triết học.

Cùng đi sâu giải quyết vấn đề cơ bản của triết học: vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại những nỗi trường phái triết học phương Đông và phương Tây cổ đại lại xây dựng cho mình những học thuyết lí giải riêng, vừa có điểm tương đồng nhưng cũng có phần khác nhau rất rõ. Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại được thể hiện cụ thể ở 7 tiêu chí như đã trình bày ở trên:

1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 2. Đối tượng và qui mô

3. Tư tưởng về nhận thức 4. Tư tưởng biện chứng 5. Tư tưởng về con người

6. Sự phân chia trường phái triết học và tiến trình phát triển 7. Hệ thống thuật ngữ

Sự khác biệt này do nhiều nguyên nhân chi phối song nguyên nhân chủ yếu chính là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bởi lẽ triết học là một hình thái ý thức xã hội va chịu sự qui định của tồn tại xã hội.

Với nghiên cứu triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại có ý nghĩa hết sức to lớn. Bởi lẽ, thông qua hoạt động nghiên cứu triết học, chúng ta đã thấy được sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhận loại

thời cổ đại, nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển của những phương pháp nhận thức khoa học. Từ đó, cho ta biện pháp hữu hiệu để nghiên cứu, đánh giá một học thuyết triết học trong triết học cổ đại nói riêng và trong lịch sử triết học nói chung, đồng thời, góp phần hình thành và phát triển phương thức tư duy khoa học.

Việc chỉ ra sự khác nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây cổ đại đã giúp ta có cách đánh giá thoả đáng vị trí hai nền triết học này trong lịch sử. Triết học phương Đông cổ đại ra đời từ rất sớm và là cái nôi của triết học nhân loại. Triết học phương Tây cổ đại ra đời muộn hơn nhưng “đã có mồng mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này” (Ph.Ăngghen). Tuy nhiên, cả hai đều tồn tại những hạn chế nhất định. Điều này được khắc phục dần trong những học thuyết triết học sau này. Và phái khi triết học Mác-lênin ra đời thì triết học mới thực sự là một công cụ nhận thức và cải tạo thế giới.

Một phần của tài liệu So sánh sự khác nhau giữa triết học phương đông và triết học phương tây thời cổ đại (Trang 27 - 30)