Kế hoạch về sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Phương hướng và biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xây dựng số 21VINACONEX trong thời gian tới pptx (Trang 28 - 40)

II. Tồn tại cần khắc phục.

2.1. Kế hoạch về sản xuất kinh doanh.

Các chỉ tiêu chủ yếu ĐVT Kế hoạch 2002 (1) Thực hiện 2002 (2) Kế hoạch 2003 (3) Tỉ lệ % (4=3/2) Gia trị tổng sản lưọng Tr.đ 26.000 28.000 35.000 125 Tổng doanh thu Tr.đ 20.000 20.000 25.000 125 Lợi nhuận Tr.đ 2500 2650 2800 107 Nộp ngân sách Tr.đ 460 460 500 108

II. Sự biến động của môi trưòng kinh doanh trong những năm tới.

Những năm tiếp theo, những năm đầu của thế kỷ XXI, trong công cuộc CNH- HĐH đất nước, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta còn nhiều thay đổi, phù hợp với xu hướng chung của đất nước, nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thêm vào đó là những biến động sôi động của cơ chế thị trường ... Vì vậy mà môi trường kinh doanh trong những năm tới sẽ còn nhiều thay đổi tạo ra những thách thức và nguy cơ đối với công ty đồng thời cũng tạo ra những cơ hội tạo điều kiện cho công ty phát triển đòi hỏi công ty

phải chuyển mình, phát huy điểm mạnh nắm lấy thời cơ , tránh và hạn chế nguy cơ.

1.Thuận lợi và khó khăn

1.1. Thuận lợi.

1.1.1. Thuận lợi từ phía nhà nước.

Trong tình hình kinh tế mới, hướng tới mục tiêu đổi mới kinh tế đất nước , tiến tới CNH-HĐH, Đảng và nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân phát triển. Với sức mạnh quyền lực của mình: luật pháp, và với sức mạnh của các công cụ quản lý kinh tế trong tay: chính sách tài khoá và các chính sách khác, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xây dựng, đứng vững đi lên dần thích ưng với môi trường kinh tế mới.

Hướng tới mục tiêu hội nhập, mà đặc biệt là tiến tới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) đã đòi hỏi sự thay đổi đường lối chính sách của Đảng và nhà nước ta, đáp ứng với các yêu cầu tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Hâu hết các cơ chế chính sách đã dần được bổ xung và sửa đổi tạo hành lang pháp lý thông thoáng giúp các công ty thuận lợi trong sản xuất kinh doanh; trong đó đặc biệt phải kể đến đó là việc sủa đổi luật doanh nghiệp nhà nước, luật thương mại, sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài, và tiến tới đây là sự ra đời của Luật xây dựng.

Hệ thống pháp luật của ta trong những năm qua đang trong quá trình hoàn thiện dần, nên chưa đồng bộ, nhiều văn bản hoặc nhiều luật có nội dung chồng cheo, thậm chí có những quy định trái ngược nhau, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn thi hành luật, ... điều đó trong ngành xây dựng cũng không tránh khỏi,

Ví dụ như trong nhiều năm qua, trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, từ điều lệ 42/CP đến quy chế 52/CP và các quy chế đấu thầu theo nghị định 88/CP đến nay là 14/CP vẫn luôn luôn tồn tại mâu thuẫn mà không khắc phục được.

Sự ra đời của Luật xây dựng sẽ là tiền đề cho các công ty có tư cách pháp lý rõ ràng trong giao dịch hoạt động sản xuất kinh doanh; điều chỉnh các mối quan

hệ pháp lý giữa các doanh nghiệp xây dựng, là cơ sở cho các công ty xây dựng đứng vững được trong cơ chế thị trường. Có thể nói đây là điều kiện cho ngành xây dựng Việt Nam phát triển nói chung và là tièn đề cho các công ty xây dựng nói riêng, trong đó có công ty số 21-VINACONEX.

1.1.2. Thuận lợi từ môi trường khách quan.

Quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới đồng nghĩa với quá trình tư do hoá thương mại. Và nếu theo cam kết lộ trình hội nhập thì tới năm 2020 Việt Nam hoàn toàn mở cửa thị trường thương mại và đầu tư. Điều này đặt cho các lĩnh vực kinh tế trogn nền kinh tế quốc dân nhiều thử thách, đặt các ngành vào vị trí phải tranh đấu để không bị các công ty tầm cỡ quốc tế nuốt gọn. Nhưng đông thời nó cũng tạo cơ hội lớn cho các ngành nói chung và ngành xây dựng nói riêng trong phát triển sản xuất kinh doanh .

Các thuận lợi nó tạo ra có thể nói đó là:

 Mở rộng thị trường .

Hội nhập kinh tế sẽ trực tiếp mở rộng thị trường cho các công ty xây dựng: Thông qua các hiệp định ký kết giữa các quốc gia, hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ, tạo nên môi trường thương mại tự do giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng ( có đủ năng lực )dễ dàng xâm nhập thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp xây dựng có cơ hội khai thác kinh doanh.

Hội nhập kinh tế sẽ gián tiếp mở rộng thị trường cho các công ty xây dựng :

Thông qua hội nhập kinh tế sẽ thúc đẩy nên kinh tế giữa các quốc gia nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phát triển , đòi hỏi việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống ngày càng cao của người dân ... là tiền đê cho nhu cầu xây dựng trong nước và quốc tế tăng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển hơn nữa của ngành xây dựng.

Đối với ngành xây dựng, hội nhập kinh tế, ảnh hưởng trước hết là đến lĩnh vực: khai thác và sản xuất VLXD và các lĩnh vực dịch vụ xây dựng như khảo sát, tư vấn, thiết kế,.... Tạo môi trường cạnh tranh cao, lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, cũng như giữa các doạnh nghiệp trong nước với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này tạo nên những sản phẩm của khai thác và sản xuất VLXD cũng như sản phẩm của tư vấn, khảo sát, thiết kế với chất lượng cao, giá thành hạ tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho các công trình được xây dựng nên mà vẫn đảm bảo về mặt kỹ thuật, mỹ thuật.

1.2. Khó khăn.

1.2.1. Cơ chế chính sách của nhà nước còn nhiều biến đổi.

Trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay, Đảng và Nhà nước đang nỗ lực cố gắng sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế mới. Song do một vài điều kiện khách quan mà không thể thay đổi trong một thời gian ngắn được. Vì thế nên chắc chắn rằng còn có sự biến động về cơ chế chính sách trong thời gian tới. Mặt khác các cơ chế chính sách được sửa đổi vẫn còn có những thiếu xót, vì vậy mà môi trường kinh doanh trong thời gian tới vẫn chưa ổn định, điều này gây khó khăn không nhỏ tới sự phát triển của tất cả các doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành, trong đó phải kể đên là các doanh nghiệp xây dựng.Dù việc phê duyệt Luật xây dựng sẽ sớm được phê duyệt trong nay mai ( theo dự đoán là đến cuối năm 2003) nhưng còn phải trải qua nhiều trải nghiệm sẽ là một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp xây dựng.

1.2.2. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Cái gì cũng có hai mặt của nó, hay nói một cách khác là cuộc sống không cho không ta cái gì cả. Cho ta cái này thì phải lấy đi của ta cái khác. Và hội nhập kinh tế cũng có hai mặt như vậy. Nó có thể tạo ra, mở rộng thị trường xây dựng thông qua hai con đường ( trực tiếp và gián tiếp ) thì nó cũng có thể “lấy lại” thị trường cũng qua hai con đường:

- 1.Sự thành lập của một loạt các công ty xây dựng, mà phần lớn là các công ty tư nhân, có quy mô nhỏ nhưng lại có khả năng thích ứng và khả năng “ chọc khe” cao.

- 2.Sự xâm nhập của các công ty xây dựng nước ngoài, với tiềm lực tài chính, nhân lực và công nghệ hơn hẳn có khả năng chiếm lĩnh thi trường lớn.

Sự xuất hiện hai đối thủ cạnh tranh này là một thách thức rất lớn đối với các công ty xây dựng nói chung và với công ty 21-VINACONEX nói riêng, đòi hỏi công ty phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, đứng vững trong thị trường truyền thống đồng thời từng bước xâm nhập thị trường mới, đua công ty ngày một phát triển.

2. Điểm mạnh, điểm yếu của công ty.

2.1. Điểm mạnh.

2.1.1. Nguồn nhân lực dồi dào có trình độ.

Với truyền thống hoạt động gần 30 năm, đến nay, công ty đã có một lực lượng lao động dồi dào,có trình độ tay nghề, có năng lực đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh hơn nữa lại có truyền thống gắn bó với nghề, luôn dốc lòng dua công ty ngày càng phát triển.

Năng lực nhân sự của công ty như sau: T T Ngành nghề Phân loại Trình độ tay nghề(năm ) Số lượng I Kỹ sư A Xây dựng dân dụng và công nghiệp Kỹ sư xây dựng Kỹ sư VLXS Kiến trúc sư

Kỹ sư cấp thoát nước Kỹ sư máy xây dựng Kỹ sư kinh tế xây dựng

2-16 2-10 2-20 2-10 2-10 2-10 20 4 5 5 3 4 B Xây dựng giao thông

Kỹ sư cầu đường

Kỹ sư địa chất công trình Kỹ sư trắc địa

Kỹ sư xây dựng công trình ngầm

2-10 2-5 2-9 2-5 4 2 2 2 C Ngành nghề khác Kỹ sư cơ khí Kỹ sư điện Cử nhân kinh tế Kỹ sư thuỷ lợi Cao đẳng các loại 2-15 2-16 2-14 3-15 5-19 3 3 4 3 10 II Công nhân ký thuật bậc 4 trở lên

thợ sủa chữa cơ khí 3-30 8 B Công nhân xây

dựng Thợ mộc Thợ nề Thợ sắt 2-20 3-15 3-18 55 150 82 C Công nhân kỹ thuật chuyên ngành nước Nước Lắp máy Trắc địa 5-19 5-20 5-16 40 12 05 D Công nhân kỹ thuật khác Các ngành nghể khác 5-18 100

Với lực lượng lao động đông đảo có trình độ, hiện nay công ty có 01 người có trình độ sau đại học; 46 người đạt trình độ đại học; 33 người đạt trình độ cao đẳng trung học; và lực lượng công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn. Đây là nguồn lực quan trọng, giữ vai trò quyết định đưa công ty đứng vững và phát triển ngày càng lớn mạnh.

2.1.2Nguồn lực tài chính:

Bảng năng lực tài chính của công ty: (nghìn đồng)

Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 Tổng số tài sản có 8806000 10040000 12461000 13907000 Tài sản co lưu động 6654000 7977000 10492000 11503000 Tổng số tài sản nợ 8806000 10040000 12461000 13907000 Tài sản nợ lưu động 6327000 6582000 8040000 9047000 Vốn luân chuyển 2831000 2829000 2919000 2979000

Theo bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty ngày càng lớn mạnh. Cho đến nay , từ một công ty có số vốn ngân sách cấp 465 triệu đồng công ty đã có số vốn tín dụng 20 tỷ đồng. Đây là một tiềm lực lớn giúp công ty tạo được cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.1.3.nguồn lực vô hình của công ty.

2.1.3.1. Kinh nghiệm thi công các công trình của công ty.

Một nguồn lực không thể không nói tới đó là tài sản vô hình của công ty : kinh nghiệm xây lắp lâu năm của công ty. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty thắng thầu trong những công trình quan trọng thời gian qua.

Sơ đồ: hồ sơ kinh nghiệm thi công công trình

STT Loại hình công trình xây dựng Số năm

1 Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp 33 2 Xây dựng các công trình giao thông, san lắp mặt bằng 33

3 Xây dựng các công trình thủy lợi 29

4 Xây dựng các công trình cấp thoát, xử lý nước và môi trường 33 5 Xây dựng các công trình thủy điện, nhiệt điện, phong điện 20

6 Xây dựng sân bay, bến cảng, đường hầm 10

7 Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện đến 500KW 29

8 Thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu 11

9 Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, hạ tầng đô thị 6 10 Kinh doanh xuật nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị 13 11 Kinh doanh, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng 29

2.1.3.2. Hình ảnh công ty.

Công ty xây dựng số 21-VINACONEX tiền thân là công ty xây dựng khu Nam Hà Tây với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đã tạo được chỗ đứng cho minh trong ngành. Tạo nên một hình ảnh công ty xây dựng với uy tín cao, được các nhà đầu tư biết đến, đặc biệt là các nhà đầu tư trong khu vự tỉnh Hà Tây.

Với hình ảnh công ty được xây dựng nên từ hơn 25 năm kinh nghiệm, nay công ty đã sáp nhập và trở thành thành viên chính thức của Tổng công ty Xuất Nhập khẩu xây dựng Việt Nam ( VINACONEX) lấy tên là công ty xây dựng số 21VINACONEX đã tạo cho công ty một diện mạo mới,với thế và lực mới. Đó không chỉ là sự thay đổi về hình thức mà đó là sự thay đổi cả về mặt chất bên trong, tạo đà cho công ty vươn ra thị trường trong cả nước.

2.2. Điểm yếu.

Trong những năm qua , công ty đã gặt hái được nhiều thành công song vẫn còn một số điẻm yếu kém cần phải khắc phục;

2.2.1 về lao động trong công ty

- Công ty có một số lượnglao động đông đảo và tương đối ổn định song cơ cấu lao động(theo độ tuổi) chưa hợp lý. độ tuổi trung bình còn cao, còn thiếu lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực , nhiệt tình, sáng tạo trong công việc.

- Trình độ cán bộ công nhân viên còn chưa đòng đều, trình độ quản lý tại các cơ sở chưa đi sâu đi sát nên hiệu quả hoạt động của công nhân chưa cao.

- Trong công tác kinh doanh, còn thiếu một lực lương cán bộ chuyên nghiên cứu về thị trường, nên việc thâm nhập các thị trường mới chưa đạt hiệu quả cao.

2.2.2. Tình hình sử dụng vôn:

Trong quá trình hoạt động, công ty đã sử dụng vốn vào đúng mục đích kinh doanh, luôn qua vong vốn, sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Song đối với một số công trình, nhất là các công trình có địa điểm xa trụ sở chính của công ty , do không khó khăn trong vấn đề truyền đạt kế hoạch sản xuất kinh doanh , không đựơc chỉ đạo trực tiếp một cách sát sao nên một số công trình tiến đọ thi công còn chậm, làm cản trở cho thanh quyết toán công trình, gây ứ đọng vốn, cản trở quá trình xoay vòng vốn của công ty.

III.Biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.

Dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh, căn căn cứ vào nguyên nhân đạt được kết quả kinh doanh trong những năm qua mà cụ thể là năm 2002, để đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2003 và định hướng phát triển kinh doanh trong những năm tới, ta có một số biện pháp cơ bản sau:

Nâng cao khả năng cạnh tranh là một yêu cầu không thể thiếu đối với một sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Nhưng với mỗi loại hàng hoá khác nhau ta lại có một khía canh riêng tạo nên khả năng cạnh tranh của nó. Nhưng nhìn chung lại thì có phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của bất cứ một loại hàng hoá nào, đó là: chất lượng, giá cả, xúc tíên và phân phối.

Đối với hầu hết các loại hàng hoá thông thường, trong bốn phương thức trên thì cạnh tranh bằng chất lượng là con đường lúc tối hậu người ta mới dùng tới, bởi việc nâng cao chất lượng một sản phẩm đòi hỏi một loạt các vấn đề về chi phí nguyên nhiên vật liệu cao hơn, về máy móc công nghệ cao hơn, về trình độ tay nghề cao hơn, ... và nhìn chung chi phí cho việc tăng lên 1% chất lượng cao hơn rất nhiều so với chi phí chi cho tăng 1% hiệu quả của xúc tiến. Mặt khác, việc

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Phương hướng và biện pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh công ty xây dựng số 21VINACONEX trong thời gian tới pptx (Trang 28 - 40)