KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường kinh tế công nghiệp long an (Trang 63 - 115)

Mức độ đánh giá (SL 50;%)

Rất tốt Tốt Khá Trungbình Yếu

1

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV 6(12%) 10(20%) 20(40%) 12(24%) 2(4%)

Quản lý việc xây dựng đề cương và

chuẩn bị bài giảng 0 20(40%) 25(50%) 10(20%) 0 Quản lý giờ lên lớp của giảng viên 5(10%) 10(20%) 20(40%) 15(30%) 0

Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết

quả học tập của HSSV 0 5(10%) 25(50%) 15(30%) 5(10%)

2

Quản lý hoạt động học tập của HSSV 2(4%) 15(30%) 25(50%) 10(20%) 3(6%)

Quản lý nề nếp học tập của HSSV 2(4%) 18(36%) 25(50%) 5(10%) 0

Quản lý kết quả học tập của HSSV 0 20(40%) 25(50%) 10(20%) 0

Quản lý kết quả rèn luyện của HSSV 2(4%) 20(40%) 20(40%) 8(16%) 0

Quản lý các hoạt động ngoại khóa tại

trường của HSSV 0 10(20%) 15(30%) 20(40%) 5(10%)

Kết quả ở bảng 2.8 cho chúng tôi nhận xét: Công tác quản lý hoạt động dạy học của giảng viên và học sinh còn ở mức trung bình và yếu. Nguyên nhân là do một phần là do Phòng Đào tạo chưa có kinh nghiệm, công tác giáo viên chủ nhiệm còn mới mẻ đối với một số cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm trong quản lý, một phần là do chưa có sự quan tâm đúng mức của Ban giám hiệu nhà trường. Để khắc phục việc này cần phải tăng cường quản lý hoạt động dạy học của giảng viên và học sinh hơn nữa.

Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá về quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

TT Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá (SL,%)

Rất tốt Tốt Khá Trungbình Yếu 1 Hệ thống phòng học 5(10%) 5(10%) 10(20%) 25(50%) 5(10%)

2 Phòng máy tính, phòng thực hành 2(4%) 5(10%) 15(30%) 21(42%) 5(10%)

3 Mạng Internet 0 20(40%) 15(30%) 15(30%)

4 Thư viện điện tử 0 0 15(30%) 25(50%) 10(20%)

5 Trang thiết bị phục vụ đào tạo 0 2(4%) 15(30%) 25(50%) 8(16%)

6 Công tác xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị 0 5(10%) 15(30%) 20(40%) 10(20%)

7 Công tác bảo quản sửa chữa 0 15(30%) 15(30%) 20(40%) 0

8 Sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị 0 20(40%) 15(30%) 15(30%) 0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho chúng tôi nhận xét: Rõ ràng là nhà trường đang một số khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc tuyển sinh không nhỏ của nhà trường. CSVC, TTB của Nhà trường tương đối đầy đủ tuy đã sử lâu cần phải bảo trì hoặc thay mới nhưng công tác lên kế hoạch còn chậm nên gây hưởng đến việc học cũng như giảng dạy của giảng viên. Để nâng cao hiệu quả đào tạo thì bộ phận thiết bị nên có kế hoạch mua sắm, sửa chữa thiết bị ngay từ khi bắt đầu năm học.

Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

TT Nội dung khảo sát

Mức độ đánh giá (SL,%)

Rất tốt Tốt Khá Trungbình Yếu 1 Kế hoạch kiểm tra đánh giá (thi kết

thúc môn) 0 15(30%) 25(50%) 10(20%) 0

2 Quản lý đề thi 0 20(40%) 15(30%) 10(20%) 5(10%)

3 Tổ chức coi thi, giám sát 0 15(30%) 25(50%) 10(20%) 5(10%)

4 Tổ chức chấm thi 0 20(40%) 15(30%) 10(20%) 5(10%)

5 Công tác đánh giá sắp xếp loại kết quả học tập và rèn luyện của HSSV 0 25(50%) 5(10%) 15(30%) 5(10%)

6 Quản lý kết quả học tập của sinh viên 0 10(20%) 25(50%) 10(20%) 5(10%)

7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kiểm tra đánh giá 2(4%) 18(36%) 15(30%) 10(20%) 5(10%)

Kết quả ở bảng 2.10 cho chúng tôi nhận xét: Công tác kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo của nhà trường chưa thật sự đạt yêu cầu, cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc, có như thế mới đảm bảo được tính công bằng, dân chủ trong công tác kiểm tra đánh giá.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

2.4.1. Những ưu điểm

- Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhiều trường từ Trung cấp chuyên nghiệp , Cao đẳng, đến Đại học đáp ứng nhu cầu học tập người dân, góp phần nâng cao chất lượng lao động có trình độ, có tay nghề phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Nhà trường được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của UBND Tỉnh Long An và của sở GD&ĐT Long An, nên tiếp thu lĩnh hội được nhiều ý kiến đóng góp về công tác quản lý hoạt động đào tạo.

- Cơ sở vật chất, môi trường sư phạm của nhà trường ngày càng được bổ sung và đổi mới; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiên công tác quản lý HĐĐT của nhà trường.

- Hội đồng quản trị nhà trường, Ban giám hiệu luôn luôn quan tâm, coi trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý HĐĐT, xem đây là chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường.

- Nhà trường và doanh nghiệp thường xuyên tổ chức ngày hội việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp.

- Mặc dù chưa hình thành đầy đủ và còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu nhà trường đã xây dựng được mạng lưới chuyên môn cho số ngành đào tạo, đáp ứng cho việc quản lý HĐĐT của nhà trường.

- Nhà trường đã xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, đây là cơ sở cho các quy định về chế độ, chính sách cho đội ngũ CBQL, GV. Bên cạnh còn có tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên nhằm đáp ứng tốt các hoạt động của nhà trường.

2.4.2. Những hạn chế

- Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp, không đồng đều, nhiều HSSV chưa xác định được động cơ học tập, thái độ học tập nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

- Việc các trường đại học, cao đẳng được Bộ GD&ĐT cho phép xây dựng lộ trình giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trình độ TCCN (mỗi năm giảm không thấp hơn 20% so với chỉ tiêu năm trước) và dừng tuyển sinh đào tạo TCCN trước năm 2017 (Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT trước ngày 12 tháng 6 năm 2012). Điều này đã ảnh hưởng rất lớn tới công tác tuyển sinh của trường trong việc tuyển sinh đặc biệt là hệ TCCN.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đồng bộ, chương trình đào tạo chưa chuẩn hóa, kế hoạch đào tạo không ổn định, đội ngũ GV chuyên ngành còn thiếu rất nhiều. Thêm vào đó là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBQL, GV chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo trong tình hình mới

- Sự mất cân đối về số lượng GV cơ hữu giữa các ngành nghề, giữa các bộ môn dẫn đến việc cắt xén chương trình, thời lượng môn học, có GV dạy một số môn chưa thật sự đúng với chuyên môn đào tạo, những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.

- Việc QLHĐĐTcủa nhà trường còn thủ công, chưa có phần mềm QL tổng thể, viêc ứng dụng CNTT trong QLHĐĐT chưa đạt hiệu quả. Các loại hồ sơ sổ sách QL hoạt động đào tạo chưa có biểu mẫu thống nhất.

Tóm lại, do điều kiện khách quan cũng như chủ quan nên nhà trường còn gặp rất nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề là nhà trường làm thế nào để cải tiến, khắc phục khó khăn nhất là trong công tác QLHĐĐT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước.

2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

- Khối lượng kiến thức nhiều, khó thay đổi, nặng lý thuyết và hình thức lên lớp, nội dung chương trình điều chỉnh không theo kịp tiến độ bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn. Nhiều môn chuyên ngành vẫn còn mời thỉnh giảng, chất lượng, thời gian thực hiện chương trình.

- Phương thức tổ chức đào tạo của nhà trường chưa phát huy đúng yêu cầu của chương trình đào tạo do gặp khó khăn về số lượng đội ngũ GV.

- Lực lượng GV cơ hữu mỏng, chiếm tỉ lệ thấp, vì vậy việc quản lý giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học.

- Nhà trường chưa quản lý, đánh giá khâu tự học của HSSV, HSSV phải theo lịch học của trường và lịch học dày đặc nên chưa cho phép HSSV tự học cao. Kế hoạch giảng dạy, thời gian lên lớp của GV nhiều, kiểm tra giờ lên lớp theo quy chế chưa chặt chẽ, làm việc chỉ là hình thức nên chưa gây áp lực cho việc dạy theo hướng tự học.

- Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy chưa tác động được sự tiến bộ của GV sử dụng phương pháp giảng dạy mới.

- Tổ chức KTĐG kết thúc môn học chưa tạo động lực thực sự của việc dạy học, thiếu thông tin về quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. HSSV không

nhận ra điểm yếu, không biết chính xác mình có những điểm yếu nào, dẫn đến chưa chú tâm vào mục đích của việc học. Vì thiếu thông tin quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo, các bộ phận quản lý dạy và học chỉ quan tâm tiến độ triển khai kế hoạch đào tạo, giờ lên lớp của thầy và trò, điều kiện học tương đối có đầy đủ không, đi đến không có giải pháp quản lý điều chỉnh mục tiêu đào tạo đang diễn ra cho hợp lý.

- Chưa triển khai xây dựng thông tin, tài liệu điện tử về dạy học, nên HSSV khai thác trên mạng về trường rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng chức năng tìm kiếm thông tin và đọc tài liệu trên internet, HSSV thiếu kỹ năng báo cáo, xa lạ trao đổi diễn đàn, sử dụng email rất hạn chế. Chính vì thế nhà trường còn khó khăn về phát huy phong trào dạy học và học tập tích cực có sự hỗ trợ của máy tính và mạng thông tin đem lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chúng tôi đã khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An: từ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, đội ngũ cán bộ giáo viên,cơ sở vật chất,…đến quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, quản lý đội ngũ cán bộ giáo viên và hoạt động dạy học, quản lý việc kiểm tra đánh giá, quản lý cơ sở vật chất, quản lý phối hợp đào tạo giữa các bộ phận có liên quan đến nhà trường. Quá trình khảo sát, chúng tôi lấy mẫu điều tra của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Sau đó dùng phương pháp thống kê để xử lý số liệu thu nhập được, trên cơ sở những khảo sát đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những yếu kém tồn tại trong công tác đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường.

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Muốn đề xuất các giải pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xây dựng chất lượng đào tạo, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đánh giá đúng thực trạng ngành giáo dục, cần xét đến mối liên hệ tác động qua lại giữa các giải pháp và nhu cầu thực tiễn của việc nâng cao chất lượng đào tạo, đánh giá đúng khách quan.

Muốn sản phẩm đào tạo đạt chất lượng, trước hết phải xác định mục tiêu đào tạo một cách đúng đắn. Chất lượng sản phẩm đào tạo được đánh giá thông qua việc đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Để mục tiêu đào tạo đúng đắn, khả thi cần thõa mãn một số tiêu chí sau: Mục tiêu đào tạo là cụ thể hóa mục tiêu chung về đào tạo con người đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề cụ thể.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Những nguyên tắc này thuộc về phương pháp luận trong nhận thức việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nguyên tắc này đòi hỏi phải thấy được những vấn đề hiện tại của giáo dục đào tạo tại trường và phải đề xuất được các giải pháp để làm cho chất lượng đào tạo đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội mới. Khi đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, yêu cầu chúng ta phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể của thời đại, của đất nước, của địa phương, sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan.

Mục tiêu đào tạo phải được xác định trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học đạt được sau khi kết thúc khóa học đối với từng trình độ, từng ngành nghề cụ thể đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu

cầu nguồn nhân lực, mục tiêu đào tạo không phải chỉ được xác định một lần rồi dùng mãi mà cần phải được định kỳ đánh giá và cải tiến điều chỉnh dựa trên kết quả đánh giá.

Nếu áp dụng nguyên tắc này sẽ giúp chúng ta tránh được quan điểm lệch lạc khi đưa ra các giải pháp.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, quản lý học sinh sinh viên và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo, quản lý học sinh sinh viên và những điều kiện đảm bảo cho hoạt động đào tạo của Trường. Phát triển phải mang tính kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại; các giải pháp này phải là quá trình giải quyết những khó khăn hiện tại trong việc xây dựng chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An nói riêng. Các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo phải dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với các yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao.

3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh trong nhà trường

3.2.1.1. Mục tiêu giải pháp

Đào tạo đội ngũ lao động có trình độ đáp ứng với yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa; góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước là một chủ trương và định hướng đúng đắn cho rất nhiều các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với đất nước Việt Nam.

Xác định được vai trò và nhiệm vụ đào tạo, lãnh đạo nhà trường đã có nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của công tác đào tạo trong thời gian tới, trong đó các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyển sinh

đầu vào của các hệ đào tạo luôn được đặc biệt chú trọng và xem đây là một yếu tố tiên quyết quyết định đến sự tồn tại và phát triển của trường trong thời gian tới.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện của giải pháp

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá

Tuyên truyền, quảng bá là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tuợng học và những người có liên quan. Với một đơn vị mới mẻ như Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An thì công việc này lại càng quan trọng hơn. Muốn vậy, việc tuyên truyền quảng bá phải được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên. Bằng việc tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nô, áp-phích và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng do cán bộ tuyển sinh thực hiện. Bởi vì thông tin trên các phương tiện trên có lúc chưa truyền tải hết tất cả những thông tin chi tiết đối với công tác đào tạo và các thông tin liên quan. Hơn nữa, đối tượng học và những người

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường kinh tế công nghiệp long an (Trang 63 - 115)