Chính sách tỷ giá:

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại toàn cầu (Trang 55 - 62)

Chính sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc bóp méo nền kinh tế của chính mình và thế giới

Tỷ giá ngoại hối của một nước không thể chỉ là mối quan tâm của riêng nước đó, bởi nó còn ảnh hưởng tới các đối tác thương mại khác. Điều này lại đặc biệt đúng với trường hợp các nền kinh tế lớn. Vì thế, dù muốn hay không, thì chế độ tỷ giá bị quản lý nặng nề của Trung Quốc vẫn là mối quan tâm thích đáng của các đối tác thương mại. Xuất khẩu của Trung Quốc giờ đã lớn hơn bất kỳ nước nào.

Trước hết, dù cho Trung Quốc có cảm thấy như thế nào, thì mức độ bảo hộ nhằm vào sản phẩm xuất khẩu của họ là rất nhỏ, xét về độ sâu của cuộc suy thoái.

Thứ hai, chính sách giữ tỷ giá hối đoái thấp cũng tương tự như trợ cấp xuất khẩu và thuế quan - hay nói cách khác là chủ nghĩa bảo hộ.

Thứ ba, tích lũy được 2.85 tỷ USD dự trữ ngoại tệ cho đến tháng 1/2011, Trung Quốc lại giữ tỷ giá thấp ở mức chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới. Cuối cùng, kết quả là, Trung Quốc làm méo mó chính nền kinh tế của mình, nước này không hề cao hơn đầu năm 1998 và đã giảm 12% trong 7 tháng qua, mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới và thăng dư tài khoản vãng lai cũng lớn nhất.

Một số thông tin liên quan đến đồng NDT

Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng nếu Trung Quốc nhanh chóng kết thúc biện pháp gắn chặt tỷ giá USD/NDT cũng sẽ giúp ích cho chính Trung Quốc cũng như thế giới.

Một đồng tiền mạnh hơn và có tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giúp Trung Quốc dễ kiểm soát lạm phát và tình trạng bong bóng bất động sản. Một đồng tiền mạnh hơn cũng sẽ giúp Trung Quốc cân bằng nền kinh tế theo hướng kích thích tiêu dùng nội địa thông qua kích thích sức mua của người tiêu dùng. NDT mạnh lên thì nó cũng đẩy nhiều đồng tiền khác ở châu Á mạnh lên, càng tăng thêm uy tín của Trung Quốc trong việc chống bảo hộ.

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, để thực hiện điều này thật không dễ dàng đối với Chính phủ Trung Quốc. Để cân bằng hơn cán cân thương mại của Trung Quốc đòi hỏi phải cải cách lớn cấu trúc nền kinh tế, từ chính sách thuế tới sự điều hành của các tập đoàn.

Vấn đề tỷ gía đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc lâu nay đã gây ra cuộc tranh cải khá gay gắt trên thế giới. Áp lực của của các nước đối với đồng Nhân dân tệ

Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) luôn lên tiếng yêu cầu Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT lên cho sát với thị trường để không ảnh hưởng tới cán cân thương mại toàn cầu, tác động trực tiếp đến Mỹ và EU, nhưng Bắc Kinh không chấp nhận.

Quốc hội Mỹ cũng ban hành dự luật trừng phạt Trung Quốc về xung quanh tỷ giá đồng NDT. Nhà Trắng đã có bản báo cáo đánh giá về tỷ giá đồng NDT. EU cũng đã có nhưng biện pháp thích ứng để đối phó với tỷ giá đồng NDT đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế của khối này

Ngày 1-11-2010, Mỹ cũng tuyên bố không mong đợi Trung Quốc sẽ nhượng bộ trước sức ép nhằm vào đồng NDT của nước này tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 11-2010 tới ở Hàn Quốc, song Washington sẽ duy trì áp lực nhằm cải thiện tình trạng thiếu cân bằng kinh tế toàn cầu. Phát biểu trước báo giới, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Michael Froman cho hay Washington không hy vọng vấn đề tiền tệ của Trung Quốc hay tất cả những vấn đề thiếu cân bằng sẽ được giải quyết một lúc tại hội nghị lần sắp tới ở Seoul .

Tổng thống Mỹ Barack Obama một lần nữa bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ điều chỉnh chính sách tỷ giá ,trong khi Bắc Kinh khẳng định họ sẽ không ảnh hưởng từ bên ngoài mà nâng giá trị đồng nhân dân tệ. ông Obama nói: “Về vấn đề tiền tệ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và tôi đã có sự trao đổi thẳng thắn. Tôi đã nêu rõ, tôi nhận thấy đồng Nhân dân

tệ đang bị định giá thấp hơn giá trị thực, và rằng Trung Quốc đã đúng đắn khi trong mấy năm trước có bước đi hướng tới một chính sách tỷ giá mang tính thị trường hơn”.

Trung Quốc đang đương đầu với áp lực ngày một lớn từ nhóm nước đang phát triển về việc nâng giá đồng nhân dân tệ. Như vậy phía Mỹ đã có thêm hỗ trợ về quan điểm với chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Phát biểu trước thềm cuộc họp của Bộ trưởng tài chính và đại diện ngân hàng trung ương nhóm nước G20, chủ tịch ngân hàng trung ương Ấn Độ và Braxin đã đưa ra những tuyên bố hết sức mạnh mẽ về quan điểm của hai nước này với vấn đề đồng Nhân dân tệ.

Ông Henrique Meirelles, chủ tịch ngân hàng trung ương Braxin, cho rằng đồng Nhân dân tệ mạnh đóng vai trò quan trọng đối với sự cân bằng của kinh tế thế giới. Ông cho rằng đã có một số yếu tố bị bóp méo trên thị trường thế giới, trong đó bao gồm sự thiếu tăng trưởng và chính sách tỷ giá Trung Quốc

Ông Duvuri Subbarao, thống đốc ngân hàng dự trữ Ấn Độ, cho rằng đồng Nhân dân tệ bị định giá quá thấp đang tạo ra nhiều vấn đề cho các nước, trong đó có Ấn Đô ̣.Ông nói: “nếu Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ, ảnh hưởng đối với chúng tôi sẽ hết sức tích cực. nếu một số nước kiểm soát tỷ giá hối đoái và duy trì đồng nội tệ của nước đó ở mức quá thấp, gánh nặng điều chỉnh đối với một số nước là quá lớn

Ông Lý Hiển Long, thủ tướng Singapore, cho rằng việc trung quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ là cần thiết.Ông Sebastian mallaby, chuyên gia tại hội đồng quan hệ quốc tế Mỹ, nhận định: “tiếng nói từ phía các nước phát triển có ý nghĩa không nhỏ. nếu nhóm chính phủ các nước giàu và nước đang phát triển hợp tác với nhau trong việc yêu cầu Trung Quốc định giá lại đồng Nhân dân tệ, sẽ khó hơn cho Trung Quốc nếu nước này muốn lờ đi yêu cầu đó”

Những bình luận trên cũng cho thấy nhiều nền kinh tế đang phát triển cũng chia sẻ quan điểm rằng chế độ neo tỷ giá đồng nhân dân tệ khiến chi phí nhập khẩu hàng hóa của nước họ cao hơn.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ngày 17-3 đã lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc xem xét nâng giá trị NDT. Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss- Kahn nói trước Nghị viện châu Âu tại Brussels: “Trong vài trường hợp, không thể tránh khỏi việc thay đổi tỷ giá. NDT của Trung Quốc hiện ở mức quá thấp vì thế cần định giá lại để giúp cân bằng cán cân thanh toán”.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã thúc giục Trung Quốc nâng giá trị NDT để giảm lạm phát và giảm sức nóng của nền kinh tế mà tổ chức này dự báo năm nay sẽ đạt mức 9,5%. Hồi tháng 1-2010, WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2010 là 9%. Mức dự báo 9,5% cũng cao hơn mức dự báo của Chính phủ Trung Quốc là 8% và của LHQ là 8,8%. Cũng theo WB, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh và nhu cầu bất động sản gia tăng, có thể dẫn đến tình trạng bong bóng bất động sản.

Chính sách tỷ giá ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của trung quốc

Với chính sách tỷ giá hối đoái hiện tại, ngân hàng Trung Ương Trung Quốc sẽ phải tiếp tục mua vào lượng ngoại hối đổ vào Trung Quốc mỗi ngày ,điều này sẽ dẫn tới tình trạng cung tiền vượt quá cầu tiền, một vấn đề mà kinh tế Trung Quốc vốn đã và vẫn đang phải đối mặt kể từ năm 2003 tới nay."

Theo nhận định của một chuyên gia tài chính Trung Quốc, chính cơ chế tỷ giá hối đoái mà Trung Quốc đang thực hiện hiện nay mới là căn nguyên làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề kinh tế và do đó, nó cần phải nhận được sự giải quyết một cách hợp lý.

Chuyên gia này nhận định: "Bạn không thể đòi hỏi ngân hàng trung ương chú ý tới cả hai vấn đề bình ổn giá cả thị trường và bình ổn tỷ giá hối đoái. cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa hai vấn đề."

Ông Zhou cho biết, hành động phát hành đồng nhân dân tệ để mua vào đôla mỹ mà pboc thực hiện đang che giấu đi khoản chi phí thực tế của việc duy trì tỷ giá hối đoái thấp bởi "ngân hàng trung ương trung quốc không chỉ là người cho vay mà còn đóng vai

trò người mua vào ngoại hối cuối cùng. vì thế, ngân hàng đang phải trả mức giá cao nhất cho việc duy trì cái gọi là sự bình ổn tỷ giá hối đoái."

Theo ông Zhou, để tránh được sự gia tăng nguồn cung tiền do sự can thiệp của ngân hàng trung ương trong khi vẫn duy trì chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, trung quốc nên sử dụng chính các khoản lợi nhuận tài chính để mua vào lượng ngoại hối đang chảy vào quốc gia này mỗi ngày thay vì in thêm tiền mới. nhờ đó, giá đồng nhân dân tệ trong thị trường nội địa cũng sẽ được đảm bảo.

2. Nhận định chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm tới :

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế ba thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2011 đó là lạm phát ,nợ chính phủ và bong bóng tài sản. Trong đó thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc đó là lạm phát, theo thống kê lạm phát ở Trung Quốc tháng 2/2011 ở mức là 4.9% cao hơn mục tiêu của chính phủ tháng thứ năm liên tiếp. Theo nhận định của em với tình hình kinh tế như trên trong năm 2011 Trung Quốc sẽ tiếp tục nâng giá đồng tiền của mình để có thể đối phó với tình hình lạm phát hiện tại, bởi vì với chính sách tỷ giá hiện tại hàng ngày Trung Quốc phải mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn việc này sẽ gián tiếp làm cho cung tiền của Trung Quốc tăng lên tạo áp lực rất lớn lên lạm phát. Bên cạnh đó việc nâng giá đồng tiền còn giúp Trung Quốc giảm bớt những áp lực từ các đối tác thương mại chính của mình, hạn chế việc các nước này dùng các biện pháp trả đũa thương mại đối với mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về dài hạn có thể nói việc Trung Quốc từng bước nâng giá đồng nhân dân tệ của mình ngoài việc giảm bớt áp lực lên lạm phát còn có rất nhiều lợi ích khác đối với kinh tế của Trung Quốc:

Giảm bớt gánh nặng nợ nước ngoài: Có thể nói phía sau bức tranh màu hồng kinh tế của Trung Quốc ít ai biết rằng hiện nay nợ nước ngoài của Trung Quốc là khá lớn. Theo ước tính của Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc (SAFE), dư nợ nước ngoài tại Trung Quốc tính đến hết năm 2010 ở mức 548,9 tỷ USD, con số này không bao gồm dư nợ tại các đặc khu hành chính Hồng Kông, Macao và Đài Loan.Trong tổng dư nợ nước ngoài này, số nợ bên ngoài đã đăng ký chiếm 337,7 tỷ USD, cán cân tín dụng thương mại là 211,1 tỷ USD. Các khoản nợ nước ngoài trung và dài hạn chiếm 31,6% trong tổng số, trong khi đó nợ nước ngoài ngắn hạn

chiếm 68,44%. Có thể nói việc nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm tổng nợ nước ngoài bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Tăng giá trị các tài sản bằng đồng nhân tệ qua đó đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới: theo dự báo của Standard Chartered mức độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt 6,9% trong hai thập kỷ tới và cùng với sự tăng giá của đồng nhân dân tệ sẽ đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Đưa đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền mạnh và chủ chốt trong nền kinh tế thế giới: có thể nói việc nâng giá đồng nhân dân tệ đưa đồng nhân dân tệ quay trở về giá trị thực của nó cũng góp phần tích cực vào tiến trình này.

Tuy nhiên theo nhận định của em quá trình nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ không diễn ra nhanh mà sẽ diễn ra theo từng giai đoạn và theo từng bước để không gây ra cú sốc quá lớn đối với nền kinh tế mà câu chuyện của Nhật Bản mà em đã đề cập trong phần đầu là một cảnh báo đối với Trung Quốc.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và tác động của nó đến thương mại toàn cầu (Trang 55 - 62)