Một số diode đặc biệt

Một phần của tài liệu bài giảng kỹ thuật cơ khí điện tử (Trang 49 - 51)

: Điện tử Lỗ trống

3.2.5. Một số diode đặc biệt

a. Diode Zener (diode ổn áp)

Diode Zener là một diode đặc biệt đƣợc pha tạp chất với nồng độ rất cao và có thể hoạt động trong miền đánh thủng của đặc tuyến Volt-Ampere. Trong miền phân cực thuận, diode Zener hoạt động nhƣ một diode chỉnh lƣu thƣờng. Trong miền phân cực ngƣợc, khi điện áp phân cực ngƣợc đạt đƣợc giá trị điện áp Uz=-UBR, dòng qua diode (Iz) tăng mạnh, nhƣng điện áp Uz=const, nên diode Zener đƣợc sử dụng để ổn định điện áp một chiều.

b. Varactor diode (diode biến dung)

Tiếp giáp p-n khi đƣợc phân cực ngƣợc có thể đƣợc coi tƣơng đƣơng nhƣ một tụ điện (do miền điện tích không gian nghèo hạt dẫn đa số nên có điện trở suất lớn), độ rộng của miền điện tích không gian phụ thuộc vào điện áp phân cực ngƣợc nên giá trị điện dung của miền điện tích không gian thay đổi theo giá trị điện áp phân cực ngƣợc. Diode biến dung đƣợc ứng dụng trong các mạch cộng hƣởng chọn tần: Mạch điều chỉnh tần số tự động - AFC (Automatic frequency Controller) hay VCO (Voltage-Controlled Oscillator).

Là một linh kiện biến đổi quang năng thành điện năng. Có cấu tạo giống diode chỉnh lƣu nhƣng vỏ bọc cách điện bên ngoài có một phần là kính hoặc thủy tinh trong suốt để nhận ánh sáng chiếu vào tiếp giáp p-n. Diode thu quang cũng hoạt động trong miền phân cực ngƣợc. Khi ánh sáng chiếu vào tiếp giáp p-n cung cấp năng lƣợng cho các electron hóa trị để có thể bứt ra khỏi hạt nhân nguyên tử, làm phát sinh cặp hạt dẫn điện tử-lỗ trống tự do. Cƣờng độ dòng ngƣợc tăng tuyến tính với cƣờng độ ánh sáng chiếu vào tiếp giáp. Diode thu quang đƣợc sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều khiển tự động theo cƣờng độ ánh sáng.

d. LED (Light Emitting Diode- diode phát quang)

Là linh kiên biến đổi điện năng thành quang năng, đƣợc pha tạp với nồng độ cao tinh thể bán dẫn tạp chất loại p hoặc loại n tới mức suy biến, độ rộng vùng cấm hẹp lại. Khi một điện áp thuận đƣợc đặt vào chuyển tiếp p-n, các hạt dẫn đa số chuyển động khuếch tán qua tiếp giáp p-n và trở thành hạt thiểu số trội, sau đó chúng khuếch tán sâu vào đơn tinh thể bán dẫn trung hòa về điện và tái hợp với hạt dẫn đa số và khi đó phát ra ánh sáng. Hiện tƣợng đó là khi các electron chuyển từ mức năng lƣợng cao xuống mức năng lƣợng thấp kèm theo phát xạ các photon, đƣợc gọi là hiện tƣợng tái hợp hạt dẫn. LED có thể phát ra ánh sáng trông thấy phụ thuộc vào điện áp ngƣỡng. Điện áp ngƣỡng rơi trên LED thƣờng cao hơn diode chỉnh lƣu.

Transistor là một linh kiện điện tử gồm 3 điện cực có khả năng khuếch đại dòng, điện áp hay công suất. Nguyên lý cơ bản của Transistor đó là điện áp giữa 2 cực của nó điều khiển cường độ dòng điện của cực thứ 3. Có 2 loại Transistor: Transistor lƣỡng cực ( Bipolar Juction Transistor BJT) và Transistor trƣờng (Field- Effect Transistor FET). Mỗi Transistor có một ƣu điểm và đặc tuyến riêng và do đó cũng đƣợc ứng dụng trong những phạm vi riêng.

Một phần của tài liệu bài giảng kỹ thuật cơ khí điện tử (Trang 49 - 51)