Danh mục hệ thống báo cáo tài chính của Công ty Bách hoá Hà Nội áp dụng: + Bảng cân đối kế toán
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo điều hành của Công ty kế toán còn áp dụng các báo cáo tài chính khác như:
+ Tình hình tăng, giảm nguồn vốn CSH + Các khoản phải thu, phải trả
Các báo cáo kế toán độc lập và gửi vào cuối mỗi quý để phản ánh tình hình tài chính của quý đó và vào cuối niên độ kế toán để phản ánh tình hình niên độ kế toán đó.
Khi lập xong báo cáo tài chính, kế toán gửi báo cáo tài chính cho cơ quan tài chính, thuế, Công ty và thống kê xem xét.
Phần VI
Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty bách hoá Hà Nội
Công tác phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp là cả một quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó làm rõ chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần khai thác. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phương án để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với Công ty Bách hoá Hà Nội thì công tác này được thực hiện thông qua báo cáo tài chính, đó là cả quá trình xem xét kiểm tra đối chiếu, so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính cho ta biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó, mặt khác nó còn cho ta biết những triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai.
Tài chính phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn sản xuất kinh doanh được vấn đề quan trọng đặt ra hàng đầu đó là tài chính, việc đánh giá tình hình tài chính được thể hiện qua Bảng cân đối kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá hoạt động tài chính năm 1999, việc đánh giá cho ta thấy khái quát chung về sự biến động của vốn và nguồn vốn, kết cấu của chúng trong mối liên hệ kinh doanh nhằm rút ra ưu nhược điểm để khắc phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều này được thể hiện trong bảng cân đối kế toán ngày 31/12/1999 đính kèm.
Qua bảng cân đối kế toán ta nhận thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn đều tăng so với đầu kỳ, chứng tỏ cơ cấu tài sản đang tăng lên, cơ sở vật chất đang mở rộng, vốn được bổ sung qua các kỳ thực hiện và kinh doanh dịch vụ hàng năm có lãi.
Để biết khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, ta đi sâu phân tích một số chỉ tiêu quan trọng sau:
1. Tỷ suất đầu tư:
Tỷ suất đầu tư = Error!
Tỷ suất đầu tư đầu năm = Error!= 11,15% Tỷ suất đầu tư cuối năm = Error!= 5,38%
Tỷ suất này càng lớn thể hiện mức độ quản lý của TSCĐ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận là tỷ suất tính được là tốt hay xấu thì còn phụ thuộc vào ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với Công ty Bách hoá Hà Nội là kinh doanh dịch vụ trong nước, vốn cố định chỉ chiếm trên dưới 10%, trong tổng vốn. Nên tỷ suất đầu tư như vậy là hợp lý.
2. Tỷ suất tự tài trợ
Tỷ suất tự tài trợ phản ánh tỷ lệ vốn riêng (tự có) của doanh nghiệp trong tổng số vốn. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao, không bị ràng buộc bởi các khoản vay nợ. Công ty áp dụng công thức sau:
Tỷ suất tự tài trợ = Error!x 100
Tỷ suất tự tài trợ = Error! x 100 = 26,2%
Như vậy, chứng tỏ mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty là thấp và tình hình tài chính của Công ty đang gặp khó khăn.
3. Khả năng thanh toán :
Doanh nghiệp đã xây dựng một số chỉ tiêu hệ số thanh toán sau:
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn biểu hiện mối quan hệ giữa TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn, theo công thức sau:
K = Error!
Hệ số K càng lớn thì khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.
Căn cứ vào bảng cân đối tài sản của Công ty, ta tính được hệ số K đầu năm và cuối năm.
Ko = 12.266.095.647 : 8.068.148.801 = 156,08% K1 = 20.904.229.353 : 16.336.469.224 = 128,18 %
Như vậy, khả năng thanh toán NH ở cuối năm kém hơn so với đầu năm (K1 <Ko) mà hệ số thanh toán quá cao thì không phải là tốt vì lúc đó một số tiền không tham gia hoạt động để sinh lời.
+ Hệ số thanh toán nhanh:
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh = Error!x 100 Năm 1998 = Error! x 100 = 40,32%
Con số này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty là rất thấp và giảm dần theo thời gian. Song nếu kết luận ngay đây là một mối lo quá lớn của Công ty thì sẽ là chủ quan. Bởi Công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ, hàng ngày lượng hàng hoá bán ra thu tiền về rất lớn. Vả lại còn tính đến khoản nợ của khách hàng mà Công ty có thể thu hồi. Vấn đề này được xem xét thông qua việc tính toán hệ số quay vòng các khoản phải thu của Công ty hệ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ khả năng thu hồi công nợ của Công ty càng nhanh mà hai chỉ tiêu này đều rất cao (Năm 1998 là 40,1 vòng, Năm 1999 là 56,13 vòng). Do khả năng thu công nợ nhanh nên mặt dù chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty thấp song 2 năm qua Công ty vẫn kinh doanh an toàn chưa có vấn đề quá nghiêm trọng xảy ra.
4. Khả năng sinh lời :
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng một cách có hiệu quả tài sản, để mang lại lợi nhuận cao nhất trong doanh nghiệp và được thể hiện như sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, phản ánh lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại: Công thức xác định.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Error!
Tỷ suất LN trên doanh thu năm 1998 = Error! = 0,81%
Tỷ suất LN trên doanh thu năm 1999 = 443.674.840;106.620.177068 = 0,53%
So với năm 1998, năm 1999 thì khả năng sinh lời của vốn lưu động của Công ty thấp hơn 0,28 đồng, có nghĩa là một đồng vốn lưu động của năm 1999 tạo được lợi nhuận thấp hơn năm 1998 là 0,28.
b. Hệ số quay vòng của tài sản: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta xác định được hệ số vòng quay tài sản như sau. Công thức doanh của doanh nghiệp ta xác định được hệ số vòng quay tài sản như sau. Công thức tính:
Hệ số vòng quay tài sản = Error!
Hệ số quay vòng tài sản = Error!= 0,6
Kết luận
Sau thời gian thực tập, nghiên cứu các hoạt động kế toán tài chính của Công ty Bách hoá Hà Nội, dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản của hoạt động kế toán tài chính kết hợp với việc xem xét thực tế, kế toán tài chính của doanh nghiệp. Cho phép em được rút ra một số nhận xét và đánh giá về những kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong thời gian qua, cũng như những tồn tại cần giải quyết.
1. Thành tích đã đạt được :
Mặc dù nền kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, xong việc quản lý vốn kinh doanh của Công ty nói chung là rất tốt và đạt hiệu quả làm cho doanh lợi của Công ty tăng lên, các chỉ tiêu kết quả đều tăng lên trông thấy. Việc phân bố vốn tương đối hợp lý, song Công ty luôn cố gắng hết mình để kinh doanh có lãi, để thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Năm 1996, Công ty lãi gộp 9.786.543.523 Năm 1997, Công ty lãi gộp 10.000.521.000 Năm 1998 Công ty lãi gộp 11.351.137.000 Năm 1999 Công ty lãi gộp 10.023.666.000
Sau khi tính toán và trừ đi các khoản chi phí và thuế thì năm nào Công ty cũng có lãi.
Với các thành tích đạt được Công ty đã được Chính phủ tặng nhiều bằng khen và huân chương lao động. Có được thành tích tốt như vậy là nhờ Công ty đã khai thác tốt nguồn hàng, tạo một dây liên hệ tốt với các bạn hàng, quản lý chặt chẽ, năng động sáng tạo trong kinh doanh.
2. Những mặt còn hạn chế:
Do thừa hưởng một số cơ sở vật chất cũ, nên hệ thống kho bãi của Công ty còn lạc hậu. Việc di chuyển hướng còn chậm do phương tiện còn yếu. Ngoài ra một số cửa hàng của Công ty thái độ phục vụ còn kém , trình độ của CBCNV chưa đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường.