Cổ phần hóa DNNN

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay (2005 2010) những biện pháp để phát huy thế mạnh và hạn chế yếu kém của nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước (Trang 45 - 48)

3.3.6. Cổ phần hóa DNNN

mặt tài chính không gây những thất thoát tài sản và vốn của Nhà Nước; tạo tiền đề tài chính thuận lợi cho doanh nhiệp sau cổ phần hóa.

Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa:

− Tăng cường mức độ ưu đãi cho người lao động làm việc trong các DNNN theo thâm niên công tác và mức độ đóng góp của họ với doanh nghiệp.

− Tiến hành điều chỉnh sự ưu đãi đối với người lao động tương ứng với ngành nghề và lĩnh vực hoạt động.

− Tạo điều kiện cho người lao động tham gia mua cổ phiếu. − Giải quyết hợp lý lao động dôi dư.

− Xóa bỏ quy định mức khống chế cổ phần tối đa được mua của cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp.

− Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình cổ phần hóa DNNN như xác định đối tượng cổ phần hóa, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch cổ phần hóa DNNN.

− Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, ngày càng đồng bộ hơn cho tổ chức hoạt động của công ty cổ phần.

− Mở rộng đề cao các biện pháp kinh tế ,hạn chế thu hẹp các biện pháp hành chính trong thực hiện cổ phần hóa DNNN. Công khai minh bạch về tài chính sao cho các cổ đông thấy được mình thực sự là người chủ sở hữu, phân phối, quản lí mọi hoạt động của công ty, cổ đông được biết được bàn được làm vì lợi ích của công ty nói chung cũng như của chính mình nói riêng.

− Giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng của DNNN sau khi cổ phần hóa. Chủ yếu bằng cách thuyết phục các chủ nợ trở thành các cổ đông của công ty, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, công đoạn thực hiện CPH nhằm hạn chế những phiền hà, tiêu cựa nhất về đăng kí ,định giá và công chứng tài sản…

− Quán triệt một cách sâu rộng trong toàn thể cán bộ, Đảng viên và người lao động về tính tất yếu, sự cần thiết và tác dụng của cổ phần hóa DNNN.Mỗi DN thực hiện CPH phải xác định thời gian để hoàn thành việc chuyển đổi, dộng viên, kích thích bằng lợi ích kinh tế đối với người lao động tham gia CPH DNNN.

KẾT LUẬN

Nguồn lực tài chính là điều kiện sống còn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc tạo lập nguồn lực tài chính vững mạnh được xem là quan trọng và cấp thiết nhất. Với điều kiện kinh tế chính trị của Việt Nam thì các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trên thị trường. Nhà nước ta đã thực hiện nhiều thay đổi cải cách nhằm phát huy vai trò cũng như sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước. Qua bài tiểu luận “Phân tích và đánh giá nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay. Những biện pháp để phát huy thế mạnh và hạn chế yếu kém của nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước”

chúng ta hiểu rõ hơn về một số khái niệm lý luận liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, xem xét thực trạng nguồn lực tài chính của Doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Từ đó rút ra những lợi thế những kết quả đạt được của Doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua cũng như những mặt hạn chế để khắc phục và sửa chữa và đề ra định hướng trong tương lai. Qua đó góp phần phát triển Doanh nghiệp nhà nước, tạo cho Doanh nghiệp nhà nước giữ một vị trí chủ chốt trên thương trường, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Tài chính công – Đại học Công nghiệp TP.HCM - Giáo trình Lý thuyết Tài chính công – Đại học Kinh tế TP.HCM

- http://mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn - Cổng thông tin điện tử Bộ tài

chính

- http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt - Cổng thông tin điện tử Bộ kế

hoạch và đầu tư

- http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217 – Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay (2005 2010) những biện pháp để phát huy thế mạnh và hạn chế yếu kém của nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w