Vấn đề nhập nhằng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phân lớp tài liệu Web độc lập ngôn ngữ (Trang 25 - 26)

Trường hợp xuất hiện các từ giống nhau giữa hai ngôn ngữ không phải hiếm, trong khoá luận này tạm gọi đó là hiện tượng nhập nhằng ngôn ngữ. Ở đây đã loại trừ

trường hợp hai chữ khác nhau của hai ngôn ngữ có mã giống nhau vì Unicode đã hỗ

trợ khả năng mã hoá và nhận diện được chúng.

Ở một số ngôn ngữ có số lượng từ trùng nhau nhiều nhưng nghĩa của chúng lại gần như tương đồng. Ví dụ, chữ Trung Quốc và Nhật Bản cùng sử dụng một lượng lớn chữ Kanji nhưng nghĩa lại hoàn toàn giống nhau. Hoặc với tiếng Anh, Pháp, Đức là ba ngôn ngữ có hệ từ vựng khá giống nhau, các từ giống nhau thì nghĩa cũng khá giống nhau.

Các trường hợp nêu trên thường chỉ xảy ra với các ngôn ngữ cùng một Hệ chữ

viết. Còn trong trường hợp các ngôn ngữ khác hệ chữ viết, có khi cả các ngôn ngữ

trong cùng một Hệ chữ viết vẫn xảy ra sự nhập nhằng. Ví dụ: chữ “can” trong tiếng Việt có nghĩa hoàn toàn khác với chữ “can” trong tiếng Anh. Nếu xét về bản chất, vấn

đề này giống như hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ trong bài toán phân lớp văn bản đơn ngôn ngữ. Do đó nghĩa của từ dễ dàng được xác định khi có sự hỗ trợ của các từ xung quanh. Rõ ràng “can_nước” khác với “can_you” nên đặc trưng của các N- gram này có độ tin cậy cao khi phân lớp. Mà xu thế những đặc trưng có đô tin cậy cao thì được gán trọng số lớn hơn trong quá trình học.

Như vậy, qua đây có thể khẳng định vấn đề nhập nhằng ngôn ngữ không ảnh hưởng đến độ chính xác của bộ phân lớp, nếu có cũng chỉ là rất nhỏ.

Một phần của tài liệu Phân lớp tài liệu Web độc lập ngôn ngữ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)