Bảng 2.6: Tốc độ phát triển DNVVN phân theo loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của các doanh nhiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 53 - 107)

nghiệp -xây dựng 31,55%, dịch vụ 0,98%, đến năm 2014 nông nghiệp giảm còn 25,4%, công nghiệp- xây dựng 32,4%, dịch vụ 42,2%. Các ngành, lĩnh vực trọng điểm có bước tăng trưởng khá.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước đạt 54.765,8 tỷ đồng, tăng 7,24% so với năm 2013, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 14.411 tỷ đồng, tăng 4,39%; khu vực công nghiệp - xây dựng 15.259,6 tỷ đồng, tăng 8,66% và khu vực dịch vụ 22.189,9 tỷ đồng, tăng 7,45% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 2905,3 tỷ đồng, tăng 13,14%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm nay cao hơn tốc độ tăng của những năm gần đây. Cả 3 khu vực năm 2014 đều có tốc độ tăng cao hơn năm 2012 và 2013. Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2014 (Theo giá so sánh 2010) Năm 2014 (Tỷ đồng) So sánh với năm trước (%) Mức đóng góp vào tăng trưởng chung (%) Tổng số 54.765,8 107,24 7,24

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản 14.411,1 104,39 1,19 - Công nghiệp, xây dựng 15.259,5 108,66 2,38

- Dịch vụ 22.189,9 107,45 3,01

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP 2.905,3 113,14 0,66

( Theo Báo cáo KT-XH năm 2014 của Cục Thống kê Nghệ An) Cơ cấu kinh tế:

Từ bảng 2.1, có thể thấy: Cơ cấu kinh tế theo ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và tích cực song tốc độ chậm. Trong đó, Cơ cấu các ngành

nông lâm - nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 30,94% năm 2008 xuống còn 30,47% vào năm 2010, và còn 25,42% năm 2014; Công nghiệp - Xây dựng tăng dần từ 30,02 năm 2008 lên 31,07 vào năm 2010, lên 31,85% năm 2014. Thương mại -Dịch vụ là ngành chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng có xu thế ổn định và tăng đều hàng năm đạt 37,00% năm 2008 đến năm 2010 tăng lên 37,46%, lên 42,74% năm 2014.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An phân theo ngành kinh tế (%)

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2014 Cơ cấu lao động:

Nguồn nhân lực của tỉnh Nghệ an dồi dào, quy mô của lực lượng lao động theo tổng điều tra dân số giữa kỳ 1/4/2014 thì lực lượng này chiếm 57% trên tổng dân số 3.020 nghìn người. Lực lượng lao động của Nghệ An chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm 89,14%, còn lực lượng lao động ở thành thị là chiếm 10,86% tổng lao động toàn tỉnh. Lực lượng lao động dồi dào là một điểm lợi thế của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Nghệ An còn thấp, gây khó khăn không nhỏ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động dịch vụ trong giai đoạn đến năm 2020; tỷ trọng lao động ngành này trong tổng lao động làm việc tăng từ 8,1% năm 2005 lên 15% năm 2010 và dự kiến 23% năm 2020. Tỷ lệ lao động nông - lâm nghiệp - thuỷ sản sẽ giảm mạnh từ 79,6% năm 2005 xuống 68% năm 2010 và 49% năm 2020 [10], [27].

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nông, lâm, thuỷ sản 30,94 30,47 28,96 30,17 28,03 27,77 25,42 Công nghiệp, xây dựng 32,05 32,07 29,89 32,43 31,86 31.36 31,85 Dịch vụ 37,00 37,46 39,55 36,21 39,12 41.69 42,74

Trước thời kỳ đổi mới, ở Việt Nam nói chung cũng như ở Nghệ An nói riêng hầu như chưa có quan niệm rõ ràng về khu vực DNVVN. Trong thời kỳ giai đoạn 1995-1996, nhiều DN quốc doanh có quy mô nhỏ cũng chưa được nhìn nhận là DNVVN.

Giai đoạn sau "đổi mới", đặc biệt là từ sau năm 1996 đến nay, khu vực DNVVN đã có sự phát triển hết sức mạnh mẽ và có sự trưởng thành cả về chất lượng và số lượng. Các DNVVN được hình thành và tham gia hoạt động kinh doanh ở hầu hết các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Cơ chế chính sách:

Từ năm 2006, nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đó là: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Nghệ An; Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn...

UBND tỉnh đã phê duyệt nhiều đề án, quy hoạch làm cơ sở cho phát triển doanh nghiệp như: Quy hoạch phát triển thương mại Nghệ An đến năm 2020, Định hướng phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015; Chính sách đầu tư vào các khu công nghiệp nhỏ; khuyến công; thu hút đầu tư; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ; hình thành quĩ khuyến khích phát triển khoa học công nghệ...

Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được quan tâm chỉ đạo: Chương trình hỗ trợ khu vực doanh nghiệp; chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm; hội chợ triển lãm; quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, website, ấn phẩm; tổ chức các chương trình tập huấn, phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp về xúc tiến thương mại...

Chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ của tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh) đã hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

Quỹ khuyến khích phát triển khoa học công nghệ được hình thành đã tạo động lực cho các cá nhân, doanh nghiệp tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Nâng cao ý thức tuân thủ các quy định trong quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ như quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, quảng bá sản phẩm...

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh, UBND tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế. Hiện nay, toàn tỉnh có 41 cụm công nghiệp tổng diện tích 899,59 ha, trong đó có 10 cụm công nghiệp với diện tích 181,21 ha đã được đầu tư xây dựng và đang hoạt động; 8 khu công nghiệp tổng diện tích 2.800 ha; khu Kinh tế Đông Nam diện tích 18.826 ha. Hạ tầng thiết yếu về đường giao thông, điện, cấp thoát nước đã và đang được khẩn trương xây dựng. Các cụm công nghiệp, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào cụm công nghiệp đang tạo ra nguồn quĩ đất lớn cho doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Khu Kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp tập trung đã thu hút dự án đầu tư của 87 doanh nghiệp, trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài (FDI); 42 dự án đã đi vào hoạt động.

UBND tỉnh đã và đang tạo môi trường pháp luật và các cơ chế chính sách thuận lợi cho DNVVN thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh. Phát triển DNVVN một cách bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ, nâng cao

năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.

Ưu tiên phát triển DNVVN lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu địa phương, nhiều lao động, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp khoa học công nghệ; các ngành nghề sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc lợi thế cạnh tranh.

2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của DNVVN trong những năm gần đây

2.1.2.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Tính đến 2014, theo số liệu đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nghệ An thì tổng số doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn toàn tỉnh đạt 12.386 doanh nghiệp, trong đó có 32,61% công ty cổ phần, 40,8% công ty TNHH, 26,59% doanh nghiệp tư nhân; theo cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực Thương mại, dịch vụ chiếm 32,19%, Xây dựng (bao gồm cả tư vấn) chiếm 24%, Công nghiệp khai thác, chế biến chiếm 12,64%, còn lại là các ngành nghề khác; theo địa bàn, doanh nghiệp đăng ký và hoạt động chủ yếu ở vùng đồng bằng chiếm 74,8% (riêng TP Vinh chiếm 47,95%), khu vực miền núi chiếm 25,2%.

Tính đến 31/12/2014 trên địa bàn tỉnh có 7.250 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 88 doanh nghiệp nhà nước chiếm 1,21%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 7.122 doanh nghiệp chiếm 98,2%, doanh nghiệp FDI có 40 DN, chiếm 0,55% trong tổng số. Cụ thể số lượng doanh nghiệp có đến 31/12 hàng năm chia theo loại hình doanh nghiệp trong bảng sau:

Bảng 2.3: Số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp

2010 2011 2012 2013 2014

TỔNG SỐ 4 722 5 911 6 251 6 890 7.250

Doanh nghiệp Nhà nước 111 94 91 89 88

Trung ương 57 48 52 52 52

Địa phương 54 46 39 37 36

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 4 593 5 789 6 127 6 763 7.122

Tập thể 489 534 525 525 525

Tư nhân 896 1 042 1056 1091 1100

Công ty TNHH 1 733 2 222 2485 2826 3010 Công ty CP có vốn nhà nước 27 35 37 37 37 Công ty CP không có vốn nhà nước 1 448 1 956 2024 2284 2450

Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN 18 28 33 38 40

DN 100% vốn nước ngoài 12 17 19 20 21 DN liên doanh với nước ngoài 6 11 14 18 19

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Ngành Thống kê

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng khá nhanh, theo số liệu của ngành Thống kê thu thập năm 2006 mới có 2.018 doanh nghiệp, năm 2008 lên 3.911 doanh nghiệp, đến năm 2014 đã có 7.250 DN đang hoạt động trên 21 ngành kinh tế quốc dân, tốc độ phát triển về số lượng giai đoạn 2006-2010 tăng 2,34 lần đạt 23,68 %/năm ; giai đoạn 2010-2014 tăng 1,53

lần, tăng bình quân hàng năm 11,31 %, so với cả nước Nghệ An có tốc độ phát triển khá hơn (bình quân cả nước giai đoạn 2006-2011 tăng 21%).

Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp của các tỉnh tiếp giáp Nghệ An

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Cả nước 205.732 248.842 291.299 324.691 375.372 457.343 500.000

Thanh Hoá 3.719 4.127 4.556 5.226 5.920 6.407 6.900

Nghệ An 3.910 4.406 4. 722 5. 911 6.251 6. 890 7. 250

Hà Tĩnh 1.512 1.702 1.997 2.525 2.751 4.216 6.500

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm của TCTK

Xét quy mô doanh nghiệp của các tỉnh xung quanh Nghệ An có đặc điểm kinh tế xã hội, đặc điểm tự nhiên, tập quán tương đồng thì số lượng doanh nghiệp Nghệ An qua các năm đều lớn nhất, đồng thời tốc độ phát triển doanh nghiệp đều tương đương với nhau. Tốc độ phát triển cuả DN Nghệ An giai đoạn 2008-2013 là 12% cao hơn Thanh Hóa 11,49% và chỉ bằng ½ Hà Tĩnh với 22,76%. Tuy nhiên tỉnh Hà tĩnh những năm từ 2012 trở lại đây có tốc độ phát triển vượt bậc, điều này cũng phù hợp với mức độ đầu tư phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh này. Nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh Thanh hóa hàng năm đều tăng trưởng trên 10-11%, Hà Tĩnh tốc độ phát triển kinh tế 15-17%/ năm, trong khi đó Nghệ An tốc độ phát triển kinh tế giai đoạn 2010- 2014 chỉ đạt 8-9%. Mặt khác kinh tế Hà Tĩnh những năm trở lại đây phát triển nhanh là do tác động của khu kinh tế Vũng Áng được đầu tư lớn với 60 dự án được cấp Giấy phép kinh doanh với tổng mức đầu tư hơn 180.000 tỷ đồng đã thúc đẩy sự phát triển nhanh các doanh nghiệp hoạt động phụ trợ. Đối với tỉnh Thanh Hóa, khu công nghiệp Nghi Sơn là một trong 5 khu kinh tế trọng điểm được Chính phủ Việt Nam ưu tiên đầu tư, có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn. Với các dự án trọng điểm, có tác động đòn bẩy phát triển như dự án

Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, cảng biển nước sâu Nghi Sơn, sân bay Thọ Xuân, và nhiều dự án khác. Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội và thực hiện các dự án đầu tư. Đến nay, đã thu hút được 65 dự án đầu tư, tổng mức vốn đăng ký đầu tư khoảng 16,8 tỉ USD, trong đó có 15 dự án FDI đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 10 tỉ USD.

Đối với Nghệ An, đến nay có 776 dự án đầu tư đang hoạt động, bao gồm 733 dự án đầu tư trong nước với 164.937 tỷ đồng và 43 dự án FDI với số vốn hơn 1,6 tỷ USD. Trong đó có một số dự án lớn như TH-True milk, Bia Sài Gòn - Sông Lam; Bia Hà Nội - Nghệ An; Thủy điện Bản Vẽ; Thủy điện Hủa Na; Nhà máy ván nhân tạo MDF; Các nhà máy may và lắp ráp linh kiện điện tử của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản...

Nhìn tổng thể cho thấy so với các tỉnh lân cận Nghệ An vẫn chưa phải là điểm đến hấp dẫn thu hút đầu tư, số lượng dự án đầu tư thường nhỏ lẻ, ngoại trừ TH-True milk, nhà máy bia Sài gòn và thường được trải rộng trên nhiều địa giới, quy mô chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Do vậy sự thúc đẩy phát triển kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có đột phá phát triển vược bậc như các tỉnh bạn.

Nghệ An là tỉnh trung tâm của vùng Bắc trung bộ, nằm trên trục đường giao thông huyết mạch nối hai miền Bắc Nam. Trong thời gian tới do có lợi thế nằm giữa các khu kinh tế trọng điểm Khu kinh tế Vũng Áng và khu kinh tế Nghi Sơn đi vào hoạt động sẽ phát triển mạnh về công nghiệp điện, CN công nghệ cao, khí hoá dầu, công nghiệp phụ trợ, cầu cảng và vận tải biển. Bộ chính trị đã ra nghị quyết số 26-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển khu công nghiệp Hoàng Mai, Đông Hồi được hưởng ưu đãi đầu tư gắn với khu kinh tế Đông Nam, sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

2.1.2.2. Cơ cấu Doanh nghiệp:

Cơ cấu Doanh nghiệp thay đổi theo từng năm, sự chuyển dịch theo hướng doanh nghiệp nhà nước giảm dần, tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước năm 2010 chiếm 2,35% giảm xuống còn 1,21% năm 2014, dự tính đến 2016-2017 sẽ cổ phần hóa gần hết số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Tỷ lệ Doanh nghiệp ngoài nhà nước về số lượng đã chiếm đa số từ 97,27% năm 2010 tăng lên 98,2% năm 2014. Doanh nghiệp FDI chiếm 0,55% trong tổng số. Số liệu cơ cấu được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5: Cơ cấu số DN có đến thời điểm 31/12 hàng năm

2010 2011 2012 2013 2014 TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Doanh nghiệp Nhà nước 2,35 1,59 1,46 1,29 1,21

Trung ương 1,21 0,81 0,83 0,75 59,1

Địa phương 1,14 0,78 0,63 0,54 40,9

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 97,27 97,94 98,02 98,16 98,2

Tập thể 10,36 9,03 8,40 7,62 7,37

Tư nhân 18,98 17,63 16,89 15,83 15,45

Công ty TNHH 36,70 37,59 39,76 41,02 42,26

Công ty CP có vốn nhà nước 0,57 0,59 0,59 0,54 0,52

Công ty CP không có vốn nhà nước 30,66 33,09 32,38 33,15 34,40

Doanh nghiệp có vốn đầu tư NN 0,38 0,47 0,52 0,55 0,55

DN 100% vốn nước ngoài 0,25 0,29 0,30 0,29 52,5

DN liên doanh với nước ngoài 0,13 0,18 0,22 0,26 47,5

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Ngành Thống kê

Sự phát triển doanh nghiệp phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, điều kiện pháp lý và tình hình phát triển kinh tế xã hội đã ảnh hưởng nhiều đến nhu

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh doanh của các doanh nhiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 53 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)