Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 5 qua dạy học giả các bài tập đại lượng và đo đại lượng (Trang 52 - 65)

3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm

Việc thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường Ngô Quyền. Lớp thực nghiệm 1: Lớp 5A có 31 học sinh

Lớp đối chứng 1 : Lớp 5B có 31 học sinh Lớp thực nghiệm 2: Lớp 5C có 30 học sinh Lớp đối chứng 2 : Lớp 5D có 29 học sinh

Giáo viên dạy các lớp này là cô giáo Nguyễn Thị Tuyến , Lê Thị Dung, Trần Thị Phượng và Lê Thị Thanh Hoàn.

Dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm thì chất lượng của hai lớp tương đối đều nhau.

3.4.2. Hình thức tổ chức thực nghiệm

Đợt thực nghiệm được tiến hành từ 5/11/2012 đến 30/11/2012.

3.4.2.1. Về nội dung

Việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập Đại lượng cho học sinh khối 5 không những cung cấp cho các em những cách giải khác nhau đối với một bài toán mà còn làm cho các em nắm vững kiến thức Đại lượng hơn, hiểu và vận dụng một cách sáng tạo hơn trong quá trình giải toán.

Hệ thống các ví dụ, bài tập đưa ra phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu của học sinh, giúp học sinh hiểu được bản chất các vấn đề khi học.

3.4.2.2. Về hình thức

Việc đề xuất một số vấn đề để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua dạy học giải bài tập tạo điều kiện cho học sinh có thêm những cách giải khác nhau cho một số dạng Toán. Đồng thời giúp cho giáo viên có những

thuận lợi trong việc giảng dạy giúp học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo.

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm về mục đích, nội dung, kế hoạch cụ thể cho giáo viên dạy thực nghiệm để đi tới việc thống nhất mục đích, nội dung và phương pháp dạy các tiết thực nghiệm.

Đối với lớp đối chứng vẫn dạy như những giờ bình thường. Việc dạy học thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song theo lịch trình dạy của nhà trường.

Tôi và các giáo viên đã phối hợp một số phương pháp dạy học như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại để thực hiện các biện pháp đã đề xuất.

Thông qua các bài kiểm tra thường xuyên theo quy định của phân phối chương trình và một bài kiểm tra hết chương. Tôi theo dõi quá trình học tập của học sinh và điều chỉnh phương pháp kiến thức truyền thụ.

Kết thúc chương trình dạy thực nghiệp tôi cho học sinh làm bài kiểm tra cùng đề bài với lớp đối chứng.

3.4.2.3 Tiến hành thực nghiệm

Cho học sinh làm bài kiểm tra số 1. Sau hai tuần thực nghiệm tôi cho học sinh của các lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra số 2 với đề bài như nhau. Từ kết quả thu được sau khi chấm bài kiểm tra, tôi tiến hành so sánh với kết quả của bài kiểm tra số 1 và rút ra kết luận.

Vì thời gian thực nghiệm không trùng với thời gian học Đại lượng và đo Đại lượng cuả học sinh nên tất cả các bài thực nghiệm được dạy trong các giờ buổi chiều.

3.4.2.4 Kết quả thực nghiệm

* Các bình diện được đánh giá

Sau khi thực nghiệm, căn cứ vào việc hoàn thành các bài tập trong phiếu bài tập, căn cứ vào kết quả của hai bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm tôi tiến hành đánh giá khách quan trên cả hai mặt:

 Đánh giá về mặt định lượng: tôi xây dựng thang đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh như sau:

Loại giỏi: Bài làm đạt từ 9-10 điểm Loại khá: Bài làm đạt từ 7 - 8 điểm

Loại trung bình: Bài làm đạt từ 5 - 6 điểm Loại yếu: Bài làm đạt từ 1 - 4 điểm

 Đánh giá về mặt định tính, bao gồm:

Kĩ năng giải các bài tập rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo khi xem xét, tìm kiếm một hướng giải chưa biết thuật giải

Kĩ năng giải các bài tập rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo khi khắc phục khó khăn và sửa chữa sai lầm, khuyết điểm

Kĩ năng giải các bài tập rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo khi đề xuất nhiều giải pháp cho một bài tập

Kĩ năng giải các bài tập rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo khi tạo lập bài toán từ một tình huống mở

* Kết quả thực nghiệm - Kết quả trước thực nghiệm:

Bảng 1: Kết quả trước thực nghiệm (Kết quả bài kiểm tra số 1)

Lớp Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % TN1 31 3 9,7 11 35,5 11 35,5 6 18,3 TN2 30 3 10 10 33,3 12 40 5 16,7 ĐC1 31 2 6,5 10 32,3 13 41,9 6 19,3 ĐC2 29 3 10,4 11 37,9 11 37,9 4 13,8 TN1 + TN2 61 6 9,8 21 34,4 23 37,9 11 18 ĐC1 + ĐC2 60 5 8,4 21 35 24 40 10 16,6

- Kết quả sau thực nghiệm

Bảng 2: Kết quả sau thực nghiệm

Lớp Số học sinh Giỏi Khá T.Bình Yếu SL % SL % SL % SL % TN1 31 7 22,6 13 41,9 9 29 2 6,5 TN2 30 6 20 14 46,7 8 26,7 2 6,6 ĐC1 31 3 9,7 11 35,5 12 38,7 5 16,1 ĐC2 29 4 13,8 12 41,4 9 31 4 13,8 TN1 + TN2 61 13 21,3 27 44,3 17 27,9 4 6,5 ĐC1 + ĐC2 60 7 11,7 23 38,8 21 35 9 15 * Nhận xét - Trước thực nghiệm:

Tỷ lệ học sinh ở nhóm thực nghiệm và đối chứng đạt loại trung bình và loại khá chiếm tỉ lệ cao và tỷ lệ giữa hai nhóm này tương đương nhau.

- Sau thực nghiệm:

Điểm kiểm tra ở lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

ở nhóm thử nghiệm tỷ lệ HS có khả năng TDST cao hơn hẳn nhóm đối chứng, bài làm đạt loại giỏi và khá tăng lên đáng kể, tỷ lệ làm bài trung bình và yếu giảm. Còn nhóm đối chứng thì bài làm của HS trước và sau khi thử nghiệm không có sự chênh lệch đáng kể.

* Kết luận về thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở phân tích những kết quả thu được trước và sau khi thực nghiệm tôi rút ra những kết luận sau:

- Việc sử dụng các bài tập đã xây dựng được ở chương 2 vào việc rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh bước đầu đã đem lại hiệu quả. Các bài tập đó đã thực sự kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Các em đặc biệt hứng thú với các bài tập thuộc dạng bài tập rèn luyện kĩ năng tư duy

luyện kỹ năng tư duy sáng tạo khi khắc phục khó khăn và sửa chữa những sai sót, khiếm khuyết và dạng bài tập rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo khi đề xuất nhiều giải pháp cho một bài tập. Còn dạng bài tập rèn luyện kĩ năng tư duy sáng tạo khi tạo lập bài toán từ một tình huống mở hơi khó hơn một chút nên chỉ có học sinh khá, giỏi mới thực sự cảm thấy hứng thú với dạng bài tập này.

- Do thời gian thực nghiệm không nhiều nên tôi chỉ bước đầu khẳng định được tính khả thi và tính hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng trong việc rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo của học sinh. Nhưng tôi thấy rằng có thể khẳng định những bài tập này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giảng dạy sau này.

Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo

cho học sinh lớp 5 qua dạy học giải bài tập Đại lượng và đo Đại lượng em

đã thu được kết quả chính sau:

1. Làm sáng tỏ một số khái niệm liên quan đến tư duy, tư duy sáng tạo. 2. Đề xuất được một số vấn đề nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh.

3. Bước đầu khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của những vấn đề đã đề xuất thông qua việc kiểm nghiệm bằng thực nghiệm sư phạm.

4. Tiến hành thử nghiệm sư phạm với học sinh của trường Tiểu học Ngô Quyền. Kết quả thử nghiệm bước đầu minh hoạ tính khả thi và hiệu quả của các bài tập trong hệ thống.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, đặc biệt là cô Phạm Huyền Trang giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học – người đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài này.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Phụ Hy, Bùi Thị Hương (1999), Dạy học phép đo đại lượng ở bậc

Tiểu học, NXB Giáo dục.

[2] Trần Diên Hiển (2002), 10 chuyên đề bồi dưỡng HSG lớp 4, 5 tập 1, 2,

NXB Giáo Dục.

[3] Đỗ Đình Hoan, (2005), SGK Toán lớp 5, NXB Giáo Dục 2005.

[4] Crutexki V.A (1980), Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm, NXB Giáo

dục.

[5] Crutexki V.A (1973), Tâm lý năng lực Toán học của học sinh, NXB Giáo

dục.

[6] Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1997), Phương pháp dạy học môn

Toán, NXB Giáo dục.

[7] G. Polya (1978), Sáng tạo Toán học, NXB Giáo dục.

[8] Nguyễn Gia Cốc, Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học

môn Toán, NXB Giáo dục.

[9] Nguyễn Thái Hoè (2001), Rèn luyện tư duy qua việc giải bài tập toán,

NXB Giáo dục.

[10] Trần Ngọc Lan ( 2005), Rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh trong

dạy học Toán ở bậc Tiểu học, NXB trẻ.

[11] Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1996), Phương pháp dạy học môn

Toán, NXB Giáo dục.

[12] Trần Luận (1995), Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hệ

Phụ lục 1 Phiếu điều tra

( Phiếu điều tra dành cho giáo viên Tiểu học )

Họ và tên giáo viên:……….Nam/ Nữ……… Số năm công tác:………Trường………. Quận/ huyện:………Tỉnh/ thành phố……….. Thầy (cô ) xin vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số điểm dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trước ý kiến mà mình đồng tình hoặc đưa ra ý kiến riêng bằng cách điền vào chỗ chấm (…..).

Câu 1: Thầy ( cô ) hiểu tư duy sáng tạo nghĩa là gì trong các quan niệm sau:

- Là quá trình xây dựng cái mới về chất bằng trí tuệ hoạt động đặc biệt. - Là tư duy hợp lý để nhanh chóng đưa ra cách giải đúng theo một quy

trình đã được học từ trước.

- Là hoạt động trí tuệ nhằm tập trung và tìm ra những lời giải, những sản phẩm hay quá trình độc đáo.

- Là sự nhận thức được sự tương ứng giữa riêng và chung giữa các đối

tượng toán học hay tính chất của chúng.

- Là hệ thống các thao tác hoặc hành động được mô tả thật chính xác và được điều hành nghiêm ngặt

Câu 2: Trong quá trình giảng dạy, thầy ( cô ) có rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh Tiểu học hay không?

Câu 3: Thầy ( cô ) cho biết việc rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh sẽ giúp cho học sinh điều gì?

- Giúp học sinh luôn phải tư duy và không ngừng rèn các thao tác tư

duy ngày một tốt hơn.

- Giúp học sinh đưa ra những quyết định nhạy bén, thông minh, sáng

Suốt trong học tập cũng như với các vấn đề xã hội.

- Giúp học sinh nâng cao tư duy phê phán và tư duy giải toán đến mức độ mềm dẻo, linh hoạt và nhuần nhuyễn.

- Giúp rèn tính độc lập, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề theo

Cách riêng của mình

- Tất cả các ý kiến trên.

Câu 4: Theo thầy ( cô ), việc rèn luyện tư duy sáng tạo được thực hiện như thế nào trong quá trình dạy học toán ở nhà trường Tiểu học hiện nay:

- Đã làm tốt - Làm nhưng chưa tốt - Chưa làm

Câu 5: Theo thầy ( cô ), học sinh Tiểu học chưa phát triển tư duy sáng tạo vì lí do nào?

- GV chưa tạo được tình huống gợi vấn đề hấp dẫn để thu hút học sinh.

- Hệ thống bài tập trong SGK toán Tiểu học chỉ gồm các bài tập cơ bản chưa có bài tập có thách thức để tạo cơ hội cho HS rèn luyện tư duy sáng

- Do GV giao nhiệm vụ luyện tập theo hướng đồng loạt.

- GV chưa chú ý khai thác nội dung các bài tập có trong SGK.

- Các vấn đề khác ( xin thầy ( cô ) ghi rõ ý kiến của mình )………….. Câu 6: Theo thầy ( cô ), việc xây dựng hệ thống bài tập Toán nói chung và bài tập về Đại lượng nói riêng để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học là:

- Rất cần thiết.

- Cần thiết.

- ít cần thiết.

- Không cần thiết.

Câu 7: Theo thầy ( cô ), những nội dung nào về Đại lượng trong SGK có thể khai thác để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo.

- Khối lượng. - Dung tích - Độ dài

- Thời gian. - Diện tích - Thể tích

- Tất cả các nội dung trên.

Câu 8: Những bài tập được thầy ( cô ) sử dụng để rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh được tìm kiếm từ nguồn tài liệu nào?

- Bản thân tự soạn thảo.

- Sách giáo khoa.

- Từ một nguồn khác ( Thầy ( cô ) cho biết đó là nguồn nào?)………...

Câu 9: Trong thực tế giảng dạy, Thầy ( cô ) thường rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh vào thời điểm nào?

- Vào thời điểm thích hợp trong dạy học.

- Cuối mỗi chương.

- Cuối mỗi giờ học.

- Sau mạch kiến thức.

Câu 10: Thầy ( cô ) cho biết những khó khăn mà bản thân gặp phải trong quá trình rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh qua mạch Đại lượng:

- Học sinh không hứng thú về mảng kiến thức này.

- Hạn chế về thời gian.

- Khó khăn có thể chọn được nội dung phù hợp cho các đối tượng học sinh khác nhau.

- Chưa có phương pháp thích hợp.

- Không có điều kiện để nghiên cứu sâu

phụ lục 2

( Thống kê kết quả điều tra dành cho giáo viên Tiểu học) Bảng 1: Nội dung điều tra 1( câu 1, câu 3, câu 5)

Trường hợp Số lượng Câu 1 Câu 3 Câu 5

SL % SL % SL % 1 4 1 25 0 0 3 75 2 4 2 50 3 75 3 75 3 4 4 100 1 25 1 25 4 4 1 25 2 50 2 50 5 4 1 25 4 100 1 25

Bảng 2: Nội dung điều tra 2 ( câu 4, câu 8)

Trường hợp Số lượng Câu 4 Câu 8

SL % SL %

1 4 2 50 2 50

2 4 4 100 2 50

3 4 2 50 3 75

Bảng 3: Nội dung điều tra 3 ( câu 6, câu 9 )

Trường hợp Số lượng Câu 6 Câu 9

SL % SL %

1 4 4 100 3 75

2 4 3 75 2 50

3 4 2 50 2 50

Bảng 4: Nội dung điều tra 4 ( câu 2 )

Trường hợp Số lượng Câu 2

SL %

1 4 4 100

2 4 0 0

Bảng 5: Nội dung điều tra 5 ( câu 7 )

Trường hợp Số lượng Câu 7

SL % 1 4 0 0 2 4 0 0 3 4 1 25 4 4 1 25 5 4 1 25 6 4 2 50 7 4 4 100

Bảng 6: Nội dung điều tra 6 (câu 10 )

Trường hợp Số lượng Câu 10

SL % 1 4 1 25 2 4 2 50 3 4 3 75 4 4 2 50 5 4 2 50 6 4 0 0

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh lớp 5 qua dạy học giả các bài tập đại lượng và đo đại lượng (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)