Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Kể

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp trực quan trong dạy học phân môn kể chuyện ở lớp 4 (Trang 27 - 64)

7. Dự kiến kết cấu khóa luận

2.3.Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học phân môn Kể

Kể chuyện ở lớp 4

2.3.1. Biện pháp sử dụng tranh minh hoạ

Tranh mô tả hiện thực bằng thông tin hình tượng ở trạng thái tĩnh, nhằm tác động vào thị giác của con người. Trong thực tế các cuốn sách Tiếng Việt thì tranh minh hoạ là loại hình được sử dụng nhiều nhất trong số các đồ dùng trực quan thuộc môn Tiếng Việt. Phân môn Kể chuyện ở lớp 4 cũng vậy, tranh minh hoạ cho các câu chuyện kể được trình bày rất sinh động và phù hợp với từng kiểu bài.

Tranh minh hoạ là những ấn phẩm hình tĩnh, nhưng lại mang trong nó bản chất động. Bản thân mỗi bức tranh không chỉ đơn thuần mô tả một sự vật, sự việc nào đó ở trạng thái tĩnh mà nó còn gợi mở người quan sát đến một thế giới sống động, hiện hữu trong từng bức tranh. Ví dụ: một bức tranh vẽ về máy tuốt lúa, giáo viên có thể gợi mở giúp học sinh tưởng tượng ra tiếng máy quay, thấy thóc tuôn ra, thấy những nông dân đang tuốt lúa hoặc bức tranh chỉ vẽ chú bộ độ biên phòng đang cưỡi ngựa trên đường, nhưng giáo viên có thể hướng dẫn học sinh nghe thấy cả tiếng vó ngựa phi nước kiệu .

28

Trong chương trình SGK lớp 4 hiện nay, tranh minh hoạ được tăng lên rất nhiều. Tuy nó đã có phần giảm bớt so với tranh minh hoạ được trình bày trong SGK lớp 1, 2, 3 nhưng độ phong phú, hấp dẫn vẫn không thua kém với tranh minh hoạ ở lớp 1, 2, 3. Trong phân môn Kể chuyện lớp 4, với kiểu bài kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp thì các câu chuyện đều có hình ảnh minh hoạ cho từng đoạn của câu chuyện, với 2 kiểu bài kể chuyện còn lại tranh minh hoạ trong SGK tương đối ít. Tuy vậy giáo viên cũng có thể tìm kiếm được tranh ảnh ở bên ngoài từ các nguồn như internet, các cuốn truyện…. . Cho dù tranh ảnh được lấy từ SGK hay bên ngoài SGK thì giáo viên cũng cần chú ý hướng dẫn học sinh khai thác các bức tranh đạt hiệu quả tạo điểm tựa vững chắc để giúp học sinh nhớ nội dung câu chuyện và kể sáng tạo theo lời kể của mình. Cần hướng dẫn học sinh quan sát kĩ từng chi tiết, hình ảnh cụ thể trong tranh để các em vừa có thể đưa ra được nội dung khái quát của bức tranh vừa nhớ lại câu chuyện để kể lại được câu chuyện bằng lời của mình hoặc lời của nhân vật trong truyện.

*Sử dụng tranh minh hoạ trong dạy kiểu bài kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp

Để dạy kiểu bài này, giáo viên cần phải chú ý những điểm sau:

- Giáo viên phải thuộc truyện, hiểu truyện, làm cho lời kể của mình cũng là phương tiện trực quan, in được dấu ấn trong lòng học sinh, giúp các em nhớ truyện, có cảm xúc về câu chuyện, có nhu cầu kể lại.

- Giáo viên biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác để học sinh dễ dàng ghi nhớ.

Ví dụ: Kể chuyện “ Lời ước dưới trăng” - Tiếng Việt 4 - Tập 1

- Giáo viên treo bốn bức tranh đã được phóng to minh hoạ nội dung câu chuyện.

29

- Giáo viên nêu yêu cầu: Dựa vào lời kể của cô và theo dõi vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện “ Lời ước dưới trăng” phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.

- Giáo viên kể lần 1 câu chuyện để học sinh hình dung được nội dung chính của truyện.

- Giáo viên kể lần 2 kết hợp vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của từng bức tranh: giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh.

+ Bức tranh 1: giáo viên đặt một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bức tranh để có thể kể lại đoạn 1 của câu chuyện.

Câu hỏi: - Bức tranh số 1 miêu tả hình ảnh gì? (hình ảnh các cô gái tròn 15 tuổi đứng bên hồ Hàm Nguyệt vào đêm rằm tháng Giêng)

- Các cô gái tới hồ Hàm Nguyệt để làm gì? (để cầu phúc)

- Em hãy đặt tên cho bức tranh số 1? (có thể đặt tên: các cô gái tuổi 15 và lời nguyện ước đêm rằm bên hồ Hàm Nguyệt, hồ Hàm Nguyệt và những lời nguyện ước linh thiêng…)

+ Bức tranh 2: giáo viên cũng tiến hành đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh. Câu hỏi: - Hãy miêu tả khung cảnh, hoạt động có trong bức tranh 2?(nhân vật tôi và chị Ngàn bên hồ Hàm Nguyệt)

- Chị Ngàn là người như thế nào?

- Em hãy đặt tên cho nội dung bức tranh 2? + Bức tranh 3:

Câu hỏi: - Nhìn vào bức tranh số 3 em thấy các nhân vật trong tranh đang làm gì?

- Tại sao nhân vật “tôi” lại ngạc nhiên khi nghe chị Ngàn cầu nguyện? - Hãy đặt tên cho nội dung bức tranh 3?

30

+ Bức tranh 4:

Câu hỏi: - Nhân vật “tôi” hiểu ra điều gì?

Giáo viên lưu ý cho học sinh khi kể hoá thân vào nhân vật, ở đây có thể hoá thân vào nhân vật “tôi”, kể với giọng điệu, cử chỉ của nhân vật, nhìn với cách nhìn của nhân vật, sống với nhân vật. Lấy bức tranh làm điểm tựa để kể lại từng đoạn của câu chuyện theo ngôn ngữ của mình.

Ví dụ: Kể chuyện “ Con vịt xấu xí” - Tiếng Việt 4 - Tập 2 - Treo 4 bức tranh minh hoạ nội dung câu chuyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu yêu cầu: + Hãy quan sát vào 4 bức tranh trên bảng kết hợp với lắng nghe phần kể chuyện của cô giáo, em hãy sắp xếp lại thứ tự các bức tranh cho đúng với cốt truyện Con vịt xấu xí.

+ Dựa vào các bức tranh đã sắp xếp lại kể từng đoạn của câu chuyện. - Giáo viên kể chuyện 2 hoặc 3 lần với giọng kể thong thả, chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng của thiên nga, tâm trạng cuả nó.

- Sau khi đã kể lần 1 giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ để sắp xếp lại các bức tranh và yêu cầu học sinh lên bảng trực tiếp thao tác trên tranh.

- Hướng dẫn học sinh quan sát từng bức tranh để tìm ra nội dung chính của từng đoạn truyện.

+ Bức tranh 1(tranh 2 - SGK): vợ chồng thiên nga gửi con lại cho vịt mẹ trông giúp.

+ Bức tranh 2(tranh 1 - SGK): vịt mẹ dẫn đàn con ra ao. Thiên nga con đi sau cùng trông rất cô đơn, lẻ loi.

+ Bức tranh 3(tranh 3 - SGK): vợ chồng thiên nga xin lại thiên nga con va cám ơn vịt mẹ cùng đàn vịt con.

+ Bức tranh 4(tranh 4 - SGK): thiên nga con theo bố mẹ bay đi. Đàn vịt ngước nhìn theo, bàn tán, ngạc nhiên.

31

- Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Giáo viên lưu ý cho học sinh có thể hoá thân thành nhân vật khi kể. Ví dụ như thiên nga con, vịt con, vịt mẹ. Khi kể bằng ngôn ngữ của mình, cần có sự kết hợp với giọng điệu, cử chỉ. Lấy bức tranh làm điểm tựa để tưởng tượng lại câu chuyện, không nên dập khuôn theo lời kể của giáo viên.

* Sử dụng tranh minh hoạ trong dạy kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc

Ở kiểu bài này, tranh minh hoạ không có tác dụng giống như điểm tựa để dựa vào đó học sinh kể lại truyện bởi kiểu bài này học sinh đã có thời gian tìm hiểu, sưu tầm truyện ở nhà, trong các cuốn truyện, sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc ai đó kể) để kể lại. Tranh ở đây chỉ giúp minh hoạ cho lời kể của học sinh nếu học sinh sưu tầm được truyện và cả tranh minh hoạ của câu chuyện đó để các học sinh trong lớp khi theo dõi bạn kể chuyện kết hợp với tranh sẽ khắc sâu được nội dung câu chuyện. Tuy nhiên một số bài có thể dựa vào khung cảnh trong tranh để kể được nội dung câu chuyện.

Ví dụ: kể chuyện “ Nàng tiên Ốc” – Tiếng Việt 4 - Tập 1

Ở bài này học sinh sẽ dựa vào nội dung bài thơ để kể lại truyện. Tuy nhiên nếu học sinh không nhớ nội dung bài thơ giáo viên có thể sử dụng tranh minh hoạ phóng to trong SGK để hướng dẫn học sinh quan sát và biết nhìn vào từng chi tiết để kể lại được câu chuyện này sao cho đúng nội dung mà có sự sáng tạo. Ví dụ như từ việc quan sát khung cảnh ngôi nhà giáo viên giúp học sinh phát hiện được hoàn cảnh nghèo khó của bà lão, biết bà phải mò cua bắt ốc để kiếm sống hay hình ảnh bà lão ôm chầm lấy nàng tiên, học sinh có thể kể được câu chuyện diễn ra như thế nào.

* Sử dụng tranh minh hoạ trong dạy kiểu bài kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia

32

Kiểu bài này yêu cầu học sinh kể những chuyện người thật, việc thật có trong cuộc sống xung quanh các em. Trong chương trình lớp 4 kiểu bài này gồm có 8 bài, mỗi bài đều có sử dụng tranh minh hoạ nhưng tranh minh hoạ trong kiểu bài này không dùng xuyên suốt từ đầu cho tới cuối tiết học giống như kiểu bài kể chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp. Nó chỉ góp phần vào việc giới thiệu hoặc minh hoạ cho câu chuyện ở phần đầu của tiết học.

Ví dụ: kể về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân – Tiếng Việt 4 - tập 1

Giáo viên có thể dành cho học sinh thời gian vừa suy nghĩ về ước mơ của mình hoặc của người thân, bạn bè sau đó phác họa nhanh ước mơ đó ra một tờ giấy trắng để khi kể, học sinh có thể giới thiệu với cô giáo về ước mơ đó cho mọi người dễ hình dung.

Ví dụ: Kể một câu chuyện về việc em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.

Giáo viên có thể giới thiệu tới học sinh một số hình ảnh của lớp trong một số phong trào lao động ở trường hay hình ảnh các cô lao công đang miệt mài làm việc để góp phần cho đường xá sạch sẽ….

Ví dụ: kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia

- Giáo viên giới thiệu tới học sinh hình ảnh minh hoạ đã phóng to trong SGK, giới thiệu một số ví dụ về lòng dũng cảm. Giáo viên cùng học sinh quan sát tranh minh hoạ để thấy được sự dũng cảm của các chú bộ đội, công an không quản nguy hiểm đã vật lộn với nước lũ để giúp đỡ những người gặp nạn. Hay trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người dũng cảm không sợ nguy hiểm đã góp sức minh giúp đỡ các chú công an bắt cướp mà học sinh đã được theo dõi trên ti vi.

33

- Giáo viên có thể sử dụng những tấm ảnh về các cuộc du lịch, cắm trại, tham quan của lớp (nếu có).

- Việc yêu cầu học sinh mang tới lớp những tấm ảnh chụp khi đi du lịch, cắm trại của bản thân với gia đình, bạn bè cũng là phương tiện trực quan hữu ích.

Ví dụ: kể chuyện về một người vui tính mà em biết

- Tranh minh hoạ hình ảnh chú hề làm xiếc trong SGK đã được phóng to để giới thiệu cho học sinh biết những người vui tính là những người như thế nào.

Với việc sử dụng tranh minh hoạ cho kiểu bài này sẽ giúp cho giờ học thêm nhiều màu sắc đồng thời học sinh sẽ có hứng thú hơn khi kể câu chuyện của bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Sử dụng vật thật trong dạy học phân môn Kể chuyện 4

- Vật thật là những vật có thực trong cuộc sống, chính vì vậy khi giảng dạy giáo viên có thể sử dụng vật thật để làm đồ dùng trực quan. Kết quả giờ học khi sử dụng đồ dùng trực quan này khá đa dạng, sinh động.

- Trong phân môn Kể chuyện ở lớp 4 tương đối ít bài kể chuyện có thể sử dụng được vật thật. Do đó giáo viên cần phải chú ý lựa chọn vật thật khi giảng dạy sao cho thật phù hợp với bài.

Ví dụ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: kể một câu chuyện có nhân vật là những đồ chơi của em hoặc những con vật gần gũi với em – Tiếng Việt 4 - tập 1.

+ Giáo viên có thể hướng cho học sinh kể 3 truyện đã gợi ý trong SGK, kết hợp với đó, giáo viên hoặc học sinh sưu tầm đồ chơi liên quan tới câu chuyện như chú lính chì, chú Đất Nung hay con vật như Bọ Ngựa.

34

+ Nếu học sinh kể câu chuyện có liên quan tới chính đồ chơi của mình, giáo viên yêu cầu học sinh phải chuẩn bị tới lớp đồ chơi đó hoặc con vật đó để giới thiệu trên lớp.

Ví dụ: kể chuyện: Một phát minh nho nhỏ- Tiếng Việt 4 - Tập 1

+ Giáo viên có thể chuẩn bị vật thật ở đây là một chiếc điã và một chén nước, một chai nước để có thể thực hiện thí nghiệm giống như nhân vật trong truyện. Điều này sẽ giúp học sinh nhớ rất lâu chi tiết chính của câu chuyện, giúp học sinh kể lại câu chuyện tốt hơn theo ngôn ngữ của mình.

2.3.3. Sử dụng băng ghi âm, máy ghi âm trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4

Băng ghi âm có tác động trực tiếp vào thính giác, băng ghi âm trong phân môn Kể chuyện có thể gồm hai nguồn thông tin chủ yếu đó là phần lời và phần âm thanh phụ hoạ. Phần âm thanh phụ hoạ làm tôn giá trị biểu cảm của những thông tin trong nội dung ngôn ngữ.

Băng ghi âm giọng kể trong phân môn Kể chuyện có tác dụng rất lớn bởi vì người kể chuyện không chỉ trình bày lại đúng nội dung câu chuyện mà còn trình bày một cách sinh động có ngữ điệu, nhịp điệu của lời thoại, đúng trạng thái tâm lý của nhân vật. Băng ghi âm kể chuyện có tác động lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp cho học sinh dễ dàng đi vào tưởng tượng nghệ thuật.

Tuy nhiên loại hình trực quan này không phải kiểu bài kể chuyện nào cũng có thể áp dụng một cách hiệu quả. Nó chỉ có tác dụng tốt với kiểu kể chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp. Việc sử dụng băng ghi âm lời kể của một học sinh giỏi, của một giáo viên khác hay của một nghệ sĩ để kể câu chuyện thay cho phần kể chuyện mẫu của giáo viên, Giáo viên có thể dùng băng kể chuyện để kể mẫu lần một, lần thứ hai giáo viên kể, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ đã phóng to trên bảng để học sinh vừa nghe kể, vừa được

35

quan sát tranh, đồng thời học sinh sẽ quan sát được cử chỉ, điệu bộ, nét mặt bày tỏ cảm xúc khi kể của giáo viên. Nếu cần thiết có thể dùng băng kể chuyện lại lần ba câu chuyện.

Ví dụ: Khi dạy bài kể chyện “ Bàn chân kì diệu” – Tiếng Việt 4 - tập 1 + Lần 1: Giáo viên có thể sử dụng băng ghi âm lời kể của một giáo viên có giọng kể tốt, có năng khiếu về kể chuyện để học sinh nghe.

+ Lần 2: Giáo viên tự kể kết hợp với sự biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt đồng thời vừa kể vừa chỉ vào từng bức tranh minh hoạ phóng to trên bảng.

+ Lần 3: Giáo viên mở băng ghi âm lời kể của giáo viên khác về câu chuyện để học sinh theo dõi rồi tự kết hợp với tranh một lần nữa.

Việc sử dụng băng ghi âm góp phần đổi mới nội dung dạy học, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy vậy giáo viên tránh việc lạm dụng băng ghi âm mà nên sử dụng đúng lúc.

2.3.4. Sử dụng băng đĩa ghi hình trong dạy học phân môn Kể chuyện lớp 4

Khi sử dụng băng đĩa ghi hình giáo viên chỉ giữ vai trò điều khiển,

Một phần của tài liệu Sử dụng biện pháp trực quan trong dạy học phân môn kể chuyện ở lớp 4 (Trang 27 - 64)