7. BỐ CỤC KHÓA LUẬN
2.1 Giáo dục lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực ngoại thành Hà Nội
Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của cả nước. Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế.
Theo nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ- QH12 ngày 19 tháng 05 năm 2008 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”, Hà Nội mới bao gồm 14 quận huyện của Hà Nội cũ, 15 huyện, thị xã của Hà Tây, huyện Mê Linh- Vĩnh Phúc và 4 xã của tỉnh Hòa Bình. Như vậy, từ ngày 01 tháng 08 năm 2008 thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người. Thành phố Hà Nội phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.
Ngày nay Thành phố Hà Nội có 10 quận là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân,
Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 18 huyện ngoại thành bao gồm : Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh.
Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số khu vực ngoại thành Hà Nội là 3.911.439 người. Mật độ dân số ở Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức dưới 1.000 người/km².
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh và bốn mùa trong năm.
Để thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội của khu vực ngoại thành Hà Nội về gia tăng chất lượng, nâng cao trình độ cho người dân thì chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của khu vực. Ngành giáo dục đào tạo vì thế càng có vị trí quan trọng và trách nhiệm nặng nề hơn, việc xây dựng thói quen, ý thức, phát huy tinh thần hiếu học trong nhân dân là cơ sở để thực hiện những mục tiêu nói trên.
2.1.2 Hoạt động giáo dục tiểu học ngoại thành Hà Nội
Giáo dục bậc tiểu học giữ một vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo học sinh tiểu học nói riêng và trong quá trình đào tạo con người vì đây là giai đoạn hình thành và phát triển năng lực, đạo đức của học sinh, đây cũng là thời kì mà các em bộc lộ nhiều khả năng đặc biệt cần được phát hiện và bồi dưỡng kịp thời. Nói cách khác, đây là giai đoạn ươm mầm cho những tài năng
cho tương lai. Trong thời đại ngày nay, sự cách biệt về mức sống vật chất, tinh thần giữu các thành phần xã hội do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó khoảng cách về tri thức là một nguyên nhân quyết định. Tri thức có được là do quá trình tích lũy lâu dài, bên cạnh việc học tập ở trường thì đọc sách là cách tốt nhất giúp tích lũy tri thức. Đọc cũng là một trong những hoạt động sống của con người nên cần thực hiện ngay từ khi tuổi còn nhỏ, lứa tuổi tiểu học là thời điểm thích hợp để xây dựng và phát triển thói quen đọc.
Công tác giáo dục đào tạo khu vực ngoại thành Hà Nội trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp nên có nhiều bước phát triển. Chất lượng giáo dục học sinh các ngành học, bậc học có bước chuyển biến tích cực, nhiều đơn vị trường đã thực hiện các giải pháp đồng bộ để duy trì và cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó có giáo dục bậc tiểu học.
Từ năm 2008 khi Hà Nội được mở rộng, số trường tiểu học của Hà Nội đã tăng lên đến 677 trường. Trong đó, huyện Ba Vì có 34 trường tiểu học, huyện Thường Tín có 29 trường học, huyện Hoài Đức có 25 trường…
Kết quả của công tác giáo dục bậc tiểu học đến nay đã có nhiều tiến bộ về các mặt: đa số các trường đã đã thực hiện đúng phân phối theo chương trình, kế hoạch giảng dạy của Bộ giáo dục và đào tạo. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động ngoại khóa…đã được nhà trường cùng đoàn đội tổ chức thường xuyên. Nhiều trường đã phối hợp cùng với các cơ quan tổ chức cho học sinh tham gia các cuộc thi như: viết thư quốc tế UPU; tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông, tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của Đất nước…
Về chất lượng học tập của học sinh tiểu học ở ngoại thành Hà Nội nói chung đã có sự chuyển biến tích cực do các nhà trường áp dụng những biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động giáo dục toàn diện có hiệu quả. Công
tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu được coi trọng và chủ động thực hiện.
2.1.3 Hoạt động giáo dục văn hóa đọc cho các em lứa tuổi tiểu học ngoại thành Hà Nội.
Giáo dục văn hóa đọc cho học sinh nói chung, nhất là học bậc tiểu học là một trong những việc làm cần thiết, là thói quen tốt trong việc tích lũy tri thức, giúp rèn luyện và hoàn thiện năng lực, đạo đức cho thế hệ công dân trong tương lai. Vì thế đây là công việc phải thực hiện thường xuyên lâu dài và đòi hỏi phải có sự quan tâm của các nghành, các cấp trong xã hội. Yêu cầu trước hết đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa: gia đình, nhà trường và các cơ quan có trách nhiệm chăm lo phát triển nhu cầu tinh thần cho nhân dân mà đại diện là các thư viện và các nhà xuất bản, nhà phát hành sách, báo, tài liệu…phục vụ cho nhu cầu đọc của toàn xã hội.
* Hoạt động giáo dục văn hóa đọc trong nhà trường
Do đối tượng người đọc là học sinh nên trách nhiệm giáo dục mọi mặt, bao gồm cả giáo dục văn hóa đọc cho các em trước nhất thuộc về nhà trường.
Trong những năm gần đây, xã hội có nhiều biến động về chương trình đào tạo các cấp học. Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục đang tìm ra con đường giáo dục tốt nhất dành cho học sinh. Việc giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học phụ thuộc vào rất nhiều chương trình học tập chính khóa, vì trước khi có văn hóa đọc các em phải biết đọc. Bậc tiểu học là giai đoạn đầu tiên các em được tiếp xúc với chữ viết và chương trình học tập… vì thế các em phải biết sử dụng thành thạo chữ viết thì mới có hứng thú đọc, có nhu cầu đọc, sau đó mới hình thành văn hóa đọc. Vì vậy các thầy cô giáo cần khuyến khích, hướng dẫn các em đọc những cuốn sách,tài liệu cần thiết bổ trợ cho chương trình học tập trên lớp, giới thiệu những tên tài liệu có nội dung phù hợp và tên địa chỉ để các em có thể dễ dàng tìm đọc.
Chương trình giáo dục bậc tiểu học là chương trình nền móng cho sự phát triển và hình thành những năng lực của bản thân, cung cấp những kiến thức nền cho quá trình lĩnh hội tri thức khoa học sau này. Vì thế đối với giáo dục bậc tiểu học cần chú trọng đến khả năng đọc và lĩnh hội những tri thức cơ bản là nền móng cho suốt quá trình học tập và công tác sau này của các em.
Nhà trường là nơi học tập và tạo điều kiện cho trẻ giao lưu với thế giới bên ngoài, vì thế khả năng của trẻ có được bộc lộ một cách toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy của giáo viên, tâm lý sư phạm của nhà trường và môi trường đào tạo…giúp trẻ hoàn thiện các năng lực phẩm chất của mình.
Muốn phát triển văn hóa đọc của học sinh lứa tuổi tiểu học Thư viện trường học phải phát huy vai trò của mình trong các hoạt động, thỏa mãn nhu cầu đọc của các em, hướng dẫn kĩ năng đọc và thái độ ứng xử với tài liệu cho học sinh và giáo viên trong trường, nhất là đối với các em.Việc khai thác sử dụng có hiệu quả vốn sách báo có trong thư viện của nhà trường phụ thuộc vào khả năng chuyên môn và sự tâm huyết, nhiệt tình với công việc của đội ngũ giáo viên thư viện. Thông qua việc phục vụ học sinh đọc sách tại chỗ và tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, có liên quan đến công tác thư viện như: tuyên truyền giới thiệu sách mới, phát động học sinh tham gia các cuộc thi đọc sách; kể chuyện theo sách cán bộ thư viện cần thường xuyên giới thiệu sách mới đến học sinh, nhất là những cuốn sách gắn với giáo dục truyền thống, sách văn học, khoa học lịch sử, sách tham khảo.... Sử dụng mọi biện pháp thích hợp để giới thiệu và thu hút học sinh tìm đến thư viện một cách tự nguyện, tự giác tiếp cận với sách để tìm hiểu truyền thống và nâng cao văn hoá đọc cho các em.
* Giáo dục văn hóa đọc trong gia đình
Ngoài nhà trường và xã hội, các vấn đề cần được quan tâm để trẻ học tập tốt bắt đầu từ môi trường gia đình, trong quan hệ cha, mẹ, anh chị, em đối với
ông bà, cô chú…Các bậc cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con mình trong mọi lĩnh vực. Giáo dục gia đình đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em. Vì thế phụ huynh học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn cho con cái những thói quen tốt, thói quen có lợi cho việc phát triển đạo đức, năng lực cho con mình. Trong số thói quen đó phải kể đến thói quen đọc sách. Vì vậy muốn giáo dục văn hóa đọc cho các em trước hết mỗi thành viên trong gia đình phải là người có văn hóa đọc.
Khu vực ngoại thành Hà Nội là nơi có diện tích tương đối lớn, có điều kiện kinh tế đang chuyển biến theo hướng tích cực từ nông nghiệp sang công nghiệp hóa. Phụ huynh khu vực ngoại thành Hà Nội hầu hết là những người ít quan tâm đến con em của mình so với phụ huynh trong nội thành Hà Nội vì hầu hết họ là nông dân nên không có thời gian quan tâm nhiều đến việc đọc sách của con cái.
Truyền thống gia đình, thành phần gia đình và nghề nghiệp của cha mẹ là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc học tập và đọc sách của học sinh. Các gia đình tri thức, cán bộ công nhân, giáo viên thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đọc sách của con cái. Thực tế cho thấy, những phụ huynh có đời sống khá giả, nghề nghiệp ổn định như cán bộ công chức, dân buôn bán, giáo viên…quan tâm đến việc đọc sách của con nhiều hơn. Các thành phần khác như làm nghề nông hay các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội ít quan tâm hơn do điều kiện mưu sinh khó khăn và nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc giáo dục học tập của con cái, trong đó có việc đọc sách của các em. Một số phụ huynh cho rằng sách sẽ giúp cho con họ học tốt hơn các môn học trên lớp, nâng cao kiến thức về mọi mặt cho các em, giúp các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong học tập và trong ở nhà trường. Những phụ huynh này là thành phần tích cực ủng hộ cho các hoạt động thư viện, kể cả thư viện trường học và thư viện công cộng. Họ là những người tham gia nhiệt tình
trong việc đóng góp, hỗ trợ tiền, hỡ trợ tài liệu để xây dựng thư viện cũng như trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách, hội thi kể chuyện, vẽ tranh theo sách, sinh hoạt câu lạc bộ… Họ luôn khuyến khích con em mình tham gia đọc sách ở thư viện. Đây là yếu tố ảnh hưởng tích cực tới văn hóa đọc của học sinh tiểu học.
* Giáo dục văn hóa đọc trong các tổ chức xã hội
Nhiệm vụ giáo dục cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là nhiệm vụ của toàn xã hội, bao gồm cả giáo dục văn hóa đọc. Ngoài gia đình, nhà trường thì xã hội là môt trường rộng lớn mà các em bước đầu tham gia hoạt động khác nhau. Muốn giáo dục những thói quen tốt cho các em cần có một môi trường giáo dục lành mạnh và các hoạt động đồng bộ. Tham gia nhiều hoạt động giúp học sinh rèn luyện tốt khả năng đọc hiểu và vận dụng kiến thức về mọi mặt vào công việc mà các em yêu thích, đồng thời cũng nâng cao năng lực và đạo đức của bản thân các em. Các cơ quan có chức năng giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học ngoài trường và thư viện bao gồm: các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống thư viện công cộng và các nhà xuất bản, phát hành sách, báo tại Hà Nội.
Các cơ quan thông tin đại chúng ở ngoại thành Hà Nội đã thể hiện vai trò tích cực của mình trong công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đối với việc tuyên truyền giáo dục văn hóa đọc cho học sinh tiểu học có rất nhiều cơ quan thông tin tham gia và thực hiện hiệu quả nhiều chương trình thiết thực. Đài truyền hình Việt Nam có chương trình “Mỗi ngày một cuốn sách” được phát 2 lần. Đài tiếng nói Việt Nam có chương trình “Kể chuyện thiếu nhi”, “Kể chuyện đêm khuya”. Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội phối hợp với Thư viện thành phố Hà Nội và nhà văn hóa Thành phố tổ chức chương trình: “Thiếu nhi tuyên truyền
giới thiệu sách”. Các chương trình này thường được diễn ra vào dịp ngỉ hè và đã thu hút hàng triệu thiếu nhi, các anh chị phụ trách và các bậc phụ huynh tham gia. Sở Giáo dục đạo tạo Hà Nội có chương trình : “Thiếu nhi kể chuyện sách”. Các nhà sách, phát hành sách cũng đã có chương trình giới thiệu sách được đăng tải trên mạng hoặc trên báo chí… Qua các chương trình này, việc tác động và kích thích nhu cầu đọc của học sinh tiểu học là rất tích cực. Các em có nhiều nguồn thông tin hơn để tiếp cận với các loại tài liệu và có cơ hội tốt để lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của mình. Có thể nói các cơ quan thông tin đại chúng đóng dóp một phần đáng kể trong việc giáo dục văn