ADSL cho phép cùng lúc vừa truy nhập Internet tốc độ cao lại vừa có thể thực hiện cuộc gọi cũng trên đường dây đó. Thiết bị chuyên dụng Splitters được sử dụng để tách riêng các tần số cao dùng cho ADSL và các tần số thấp dùng cho thoại. Như vậy, người ta thường đặt các Splitters tại mỗi đầu của đường dây - phía thuê bao và phía DSLAM.
Tại phía thuê bao, các tần số thấp được chuyển đến máy điện thoại còn các tần số cao đi đến modem ADSL. Tại các tổng đài, các tần số thấp được chuyển sang mạng thoại PSTN còn các tần số cao đi đến ISP.
CHƯƠNG 2
QUY TRÌNH ĐO THỬ VÀ LẮP ĐẶT THUÊ BAO ADSL 2.1 Các phép đo đánh giá chất lượng mạng cáp đồng trước khi triển khai ADSL
* Điện trở (phép đo OHM)
Giá trị điện trở giữa các dây tip-ring, tip-đất và ring-đất phải lớn hơn 5M. Nếu điện trở giữa các dây tip-ring nhỏ hơn 5M thì đôi dây bị ngắn mạch. Để xác định vị trí ngắn mạch có thể thực hiện phép đo điện trở mạch vòng đôi dây hoặc thực hiện phép đo TDR.
* Điện dung (phép đo CAP)
Phép đo tiếp theo cần thực hiện là phép đo điện dung đôi dây. Phép đo này đảm bảo rằng đôi dây bị hở mạch hay ngắn mạch. Nếu giá trị điện dung đôi dây lớn hơn 2mF thì đôi dây bị ngắn mạch. Thực hiện phép đo điện trở để kiểm tra. Sau đã thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí ngắn mạnh của đôi dây. Phép đo điện dung (CAP) có thể cung cấp độ dài của đôi dây (tính từ đầu đo đến đầu hở mạch) khi chúng ta sử dụng công thức quy đổi là 51nF=1km. Nếu giá trị độ dài thu được là ngắn hoặc dài hơn độ dài danh định thì đôi dây bị đứt dây. Khi độ dài của đôi dây chỉ 3 km và có một nhánh cầu dài 1 km thì giá trị điện dung sẽ tương đương điện dung của đôi dây 4 km vì giá trị điện dung đo được bằng tổng điện dung của đôi dây và nhánh cầu. Do đã phép đo điện dung cho phép phát hiện các nhánh cầu.
* Điện áp một chiều (phép đo DCV).
Khi đo điện áp một chiều tại một đầu của một đôi dây và để hở mạch đầu kia của đôi dây mà thu được các giá trị điện áp giữa các dây tip-ring là -48 VDC, ring-đất là +48 VDC và tip-đất là 0 VDC thì có thể kết luận là dây ring bị Tiếp xúc với một dây nào đã. Tiếp theo thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí Tiếp xúc này. Điện áp một chiều phải nhỏ hơn 10 V
* Điện áp xoay chiều (phép đo ACV)
Phép đo này kiểm tra xem đôi dây có chịu ảnh hưởng của nguồn điện áp nào không. Các giá trị xoay chiều phải nhỏ hơn 5 VAC.
* Điện trở mạch vòng
Phép đo này kiểm tra điện trở mạch vòng của đôi dây (nối dây tip và dây ring tại đầu xa). Điện trở mạch vòng cung cấp dịch vụ ADSL không được lớn hơn 1300 W. Phép đo điện trở còng được sử dụng để xác định độ dài đôi dây.
Mục đích là để phát hiện cuộn cảm mắc trên đôi dây (bản chất là các bộ lọc thông thấp). Chúng làm tăng phạm vi phục vụ dịch vụ thoại nhưng lại hạn chế nghiêm trọng đến dịch vụ DSL. Do đã phải phát hiện loại bỏ các cuộn cảm trước khi triển khai dịch vụ DSL hay các dịch vụ sử dụng ở tần số cao. Công cụ phát hiện cuộn cảm cho phép phát hiện có cuộn cảm được mắc trên đôi dây hay không và nếu có thì số lượng cuộn cảm là bao nhiêu. Khi đã phát hiện có cuộn cảm mắc trên đôi dây thì thực hiện phép đo TDR để xác định vị trí cuộn cảm và loại bỏ từng cuộn cảm.
* Phát hiện nhánh cầu (Bridge tap)
Nhánh cầu là một đoạn cáp bất kỳ không nằm trên tuyến kết nối trực Tiếp giữa tổng đài và thuê bao. Các nhánh cầu thường được lắp đặt để cung cấp dịch vụ thoại tương tự cho các thuê bao bổ sung theem nhưng chúng lại gây ra phản xạ tín hiệu và làm giảm chất lượng dịch vụ DSL. Nhánh cầu càng gần modem DSL bao nhiêu thì Nó gây tác hại càng nhiều. Phép đo TDR là công cụ tốt nhất để phát hiện nhánh cầu.
* Phép đo phản xạ miền thời gian (Phép đo TDR –Time Domain Reflectometer )
Phép đo TDR hoạt động theo phương pháp phát một xung lên trên đôi dây và sau đó các tín hiệu phản xạ trở lại. Các tín hiệu phản xạ xuất hiện do các thay đổi trở kháng của đôi dây mà trở kháng của đôi dây bị thay đổi lại do đôi dây có nhánh cầu, cuộn cảm, bị hở mạch, ngắn mạch hay bị chẻ đôi. Ưu điểm chính của phép đo TDR là khả năng phát hiện vị trí lỗi chính xác. Trong khi công cụ phát hiện cuộn cảm chỉ phát hiện có cuộn cảm mắc trên đôi dây thì phép đo TDR lại cho phép xác định vị trí cuộn cảm một cách chính xác.
* Kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số
Các dịch vụ được cung cấp trên các đôi dây gần kề có thể gây ra xuyên âm cho đôi dây cần kiểm tra. Do đã phải kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số của đôi dây cần kiểm tra. Vì dịch vụ DSL sử dụng dải tần số rộng (Ví dụ : Dịch vụ ADSL sử dụng dải tần số 140 đến 1100 kHz) nên nó chịu ảnh hưởng của các nguồn nhiễu bên ngoài, tuỳ thuộc vào độ lớn, can nhiễu có thể hạn chế tốc độ bit đạt được hoặc ngăn cản hoàn toàn việc cung cấp dịch vụ DSL. Công cụ kiểm tra khả năng tương thích phổ tần số cho phép nhận dạng các nguồn nhiễu. Các mẫu phổ tần số của các dịch vụ gây ra nhiễu cho phép nhận dạng được nguồn dịch vụ gây nhiễu.
Thông qua các phép đo trên, chúng ta có thể tìm ra các lỗi ngắn mạch, hở mạch, Tiếp xúc trên mạng cáp đồng, loại bỏ các cuộn cảm, nhánh cầu, xử chống
nhiễu đối với các nguồn nhiễu gần kề và phát hiện nguồn điện áp lạ tác động lên đôi dây.
2.2 Các giai đoạn đo thử đường dây thuê bao số
Sự phát triển của công nghệ đường dây thuê bao số phụ thuộc vào chất lượng và thiết kế mạng cáp nội hạt. Việc đánh giá ban đầu mạch vòng thuê bao là rất cần thiết để xác định xem mạch vòng thuê bao có khả năng đáp ứng tốc độ truyền dẫn thuê bao số hay không. Trong nhiều trường hợp, mạng cáp được thiết kế từ hàng chục năm trước cho dịch vụ điện thoại đơn thuần, do đó nó sẽ tạo ra một số bất lợi có thể cản trở hay thậm chí không thực hiện được DSL. Chẳng hạn, công nghệ DSL sẽ không thực hiện được với đường dây thuê bao có cuộn tải hoặc các nhánh rẽ và độ dài đường dây. Trước khi có thể cung cấp dịch vụ DSL cần phải đo thử để xác định đường dây có thể dung nạp công nghệ DSL được không.
Sự phát triển nhanh tróng của các phiên bản dịch vụ DSL đời hỏi mạnh mẽ khả năng đo kiểm tự động để xử lý số lớn đường dây cần đo. Để tối ưu hoá dịch vụ và lợi ích của nhà cung cấp dịch vụ, việc đánh giá chất lượng đường dây thuê bao cho việc cung cấp dịch vụ DSL phải trải qua các giai đoạn sau:
2.2.1 Đo thử trước hợp đồng
Đo thử trước hợp đồng có thể được các tổng đài thực hiện trước khi đưa dịch vụ DSL đến khách hàng. Để tăng tối đa doanh thu, đội ngũ tiếp thị có thể định hướng khách hàng qua chất lượng đường dây thuê bao được đo kiểm trước. Việc đo thử trước hợp đồng thường bao gồm: nghiên cứu vị trí địa lí, nghiên cứu hồ sơ cáp, đo thử cáp kim loại.
* Nghiên cứu vị trí địa lí
Nghiên cứu vị trí địa lí bao gồm một bản đồ và một cây thước. Công việc này nhằm tìm kiếm các khách hàng nằm trong tầm 4,5 km kể từ tổng đài.
* Nghiên cứu hồ sơ cáp
Nghiên cứu hồ sơ cáp bao gồm việc xem xét hồ sơ cáp với các vòng thuê bao có độ dài dưới 4,5 km mà không có cuộn tải hay các nhân tố bất lợi khác cho truyền dẫn tín hiệu DSL. Nếu hồ sơ cáp cho thấy đường dây thuê bao là tốt thì tỉ lệ 80 đến 90 phần trăm các trường hợp cung cấp dịch vụ DSL thành công.
Đo thử cáp trước hợp đồng bao gồm việc sử dụng các thiết bị đo để xác định các đặc tính của vòng thuê bao cụ thể. Có hai phương pháp thực hiện là đo một đầu tại tổng đài và đo hai đầu tại tổng đài và vị trí thuê bao. Đo thử cáp kim loại chỉ nhằm mục đích xem thử vòng thuê bao có thể truyền dẫn được tín hiệu DSL hay không chứ không thực hiện bất cứ một sửa chữa nào trên vòng thuê bao.
2.2.2 Đo thử trước lắp đặt
Sau khi khách hàng đã được quảng cáo dịch vụ các CLEC cần phải thực hiện đo thử trước lắp đặt. Các CLEC thường không có đường dây thuê bao tới khách hàng cho tới khi được các ILEC cung cấp. Việc đo thử trước lắp đặt có thể được thực hiện sau khi ILEC chuyển đường dây thuê bao cho CLEC. Nếu vòng thuê bao không đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho tín hiệu DSL thì CLEC phải loại bỏ đường dây bằng cách xin thêm một đường dây khác hay thông báo cho khách hàng là không thể thực hiện cung cấp dịch vụ được. Có thể đo thử ở một đầu hay hai đầu, đo thử một đầu cho phép đo thử từ các thiết bị đặt ở tổng đài, đo thử hai đầu cần thực hiện thêm ở vị trí thuê bao.
2.2.3. Đo thử khi lắp đặt
Một vài kiểu DSL cho phép khách hàng tự lắp đặt modem và các bộ lọc tín hiệu trên đường dây. Khi khách hàng muốn tự lắp đặt các thiết bị như vậy thì có thể thành công hay thất bại. Khi không tự lắp đặt được thì khách hàng gọi để được khắc phục và như vậy đường dây thuê bao phải được đo thử khi lắp đặt.
2.2.4 Đo thử xác nhận sau khi lắp đặt
Sau khi khách hàng có được dịch vụ DSL thì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ví dụ như:
Thời tiết mưa làm giảm tốc độ số liệu hay thậm chí ngăn cản dịch vụ Sự cố trên đường dây cáp kim loại ảnh hưởng tới dịch vụ
Trong môi trường tồn tại cả ILEC và CLEC thì có khả năng ILEC đổi đường dây thuê bao mà không báo trước
Nhiễu cảm ứng làm cho tốc độ truyền số liệu trên đường dây thuê bao giảm xuống
Hồ sơ của đường dây thuê bao đang đo thử rất cần thiết để cung cấp các phép đo đứng đắn cho đường dây thuê bao. Việc ghi lại hồ sơ lúc tiến hành lắp đặt là cần thiết để sau này thực hiện đo kiểm có thể so sánh. Do vậy ngay sau khi lắp đặt thành công phải thực hiện bước đo thử sau lắp đặt. Việc đo thử có thể
thực hiện bằng ba phương pháp: đo thử hai đầu, đo thử một đầu và đo thử qua thiết bị cung cấp dịch vụ như DSLAM chẳng hạn.
2.3 Quy trình đo thử và lắp đặt ADSL
Khi việc đo thử đã được thực hiện thì kết quả được truyền cho chương trình máy tính để xác định tốc độ chiều lên và chiều xuống cho dịch vụ ADSL. Chương trình máy tính có khả năng cung cấp các hoạt động sau:
Thực hiện dự báo cho các dịch vụ DSL khác nhau như ADSL, G-lite, modem 1 Meg,...
Thực hiện nghiên cứu dữ liệu cho thông tin cáp
Tạo ra các mô hình vòng thuê bao bao gồm cả thay đổi cỡ dây Xử lý các môi trường bất đồng biến
Xử lý các phiên bản DSL khác nhau
Cung cấp các quy trình mô hình hoá như cải thiện chất lượng đường truyền dẫn dựa trên việc gỡ bỏ nhánh rẽ
Chương trình máy tính phải có khả năng xử lý các môi trường không đồng nhất khi có nhiều nhà cung cấp dịch vụ DSL khác nhau và nhiều kiểu mạng cùng tồn tại. Để dự báo chính xác, cần phải tính toán đến việc sử dụng kênh của mỗi nhà cung cấp và đặc tính mật độ phổ năng lượng. Nếu một nhà cung cấp thiết bị DSL không tuân thủ hướng dẫn ANSI T1.413 cho một phiên bản DSL nào đó thì chương trình phải khuyên khách hàng thay đổi để phù hợp với thiết bị của nhà cung cấp đó.
- Đánh giá chất lượng đường dây
Ở bước này trung tâm điều hành mạng phải thực hiện một loạt các phép đo thử để đánh giá khả năng đảm bảo xử lý tốt dịch vụ ADSL của đường dây trước khi gửi nhân viên tới tận nhà thuê bao. Ở đây phải thực hiện các phép đo thử một đầu.
- Tiến hành đo thử tại NIC
Bước 1: Kiểm tra tại hộp đấu dây
Thực hiện kiểm tra tại hộp đấu dây để xác định xem đôi dây xoắn được cung cấp có đúng hay không. Khi đã tìm được đôi dây để cung cấp dịch vụ thì phải dùng các dụng cụ đo thử và dò cuộn tải để xác nhận là đường dây không có cuộn tải và cân bằng. Tại thời điểm này phải dùng máy đo thực hiện kiểm tra các thông số cơ bản của đường dây. Dùng một butt set để kiểm tra sự hiện diện của âm hiệu mời quay số.
Bước 2: Đồng bộ với DSLAM và xác định tốc độ dữ liệu ở hộp đấu dây
Hình 2.1 Vị trí của NID và bộ tách dịch vụ ADSL/POST ở CPE
NID (Network Interface Device) là ranh giới của mạng và CPE. NIC đôi khi còn được gọi là NIU hay NT (Network Terminal). Trong ADSL có hai loại NID: Wet wire NID và Dry wire NID. Trong đó Wet wire NID là NID tích cực dùng trong môi trường chưa có cạnh tranh, được triển khai tại các nước Bắc Mỹ; còn Dry wire NID là NID thụ động dùng trong môi trường có cạnh tranh, không cung cấp nguồn trên đường dây DSL. Với Dry wire NID khách hàng tự do mua sắm ATU-R với giá cả cạnh tranh.
Hình 2.2 Hình Wet wire DSL
Hình 2.3 Dry wire DSL
Kết thúc đường dây dịch vụ bằng một dụng cụ đo thử ADSL, bật nguồn và cố gắng thiết lập đồng bộ với DSLAM. Nếu thiết lập được đồng bộ thì dụng cụ đo thử sẽ hiển thị dữ liệu tối đa theo chiều lên và chiều xuống. Khi đó DSLAM hoạt động đúng đắn và đường dây đã sắn sàng cho dịch vụ số DSL. Nếu dụng cụ đo thử ADSL cho kết quả thiết lập đồng bộ với bộ DSLAM thất bại thì gọi hỗ trợ ở vị trí đặt DSLAM để xác nhận lại là bộ DSLAM được thiết lập đúng đắn. Nếu bộ DSLAM đã hoạt động đúng đắn mà tốc độ dữ liệu theo các chiều xuống hay chiều lên cao hơn hoặc thấp hơn tốc độ dữ liệu cần thiết thì phải liên hệ lại
NID ADSL splitter Mạng thoại dữ liệu CO POST ADSL N I
D ATU-R Non-DSL Interface Các ứng dụng
10Base-T, CEBus,… Wet DSL
Các gói của CPE
N I D ATU-R Các ứng dụng AC power Dry DSL
hỗ trợ ở vị trí đặt DSLAM để xác nhận một lần nữa sự hoạt động đúng đắn của bộ DSLAM. Kiểm tra một lần nữa các tham số cơ bản của đường dây rồi thực hiện đấu dây cho NID.
Bước 3: Lắp đặt bộ tách dịch vụ ADSL/POST cho G.DMT
Đặt hộp NID ở phía tài sản khách hàng và lắp đặt bộ tách dịch vụ ADSL/POST ở một vị trí thuận tiện . Cài jumper ở port Network rồi nối đường dây cho dịch vụ thoại ở cổng thoại và kết nối đôi dây cho dịch vụ ADSL ở cổng số liệu.
Bước 4: Kiểm tra các thông số cơ bản, giám sát và chất lượng thoại
Ở NID phải thực hiện một lần nữa việc đo thử các thông số cơ bản. Các phép đo thử phải được thực hiện để chắc chắn rằng đường dây sẽ được sử dụng để hỗ trợ dịch vụ dữ liệu tốc độ cao ADSL. Cuối cùng, dịch vụ thoại được xem lại một lần nữa bằng cách nối đưòng dây với butt set qua cổng thoại, chuyển