Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài (Trang 49 - 65)

6. Giả thiết khoa học

2.3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện

Ngôn ngữ người kể chuyện được định nghĩa như sau: “Ngôn ngữ người

kể chuyện là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong lựa chọn và sử dụng phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ.

Ngôn ngữ người kể chuyện (người trần thuật) chẳng những có vai trò then chốt trong phương tức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngôn ngữ người trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai giọng (như lời mỉa mai, lời nhại, lời mỉa trực tiếp,…) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác nhau về cùng một đối tượng miêu tả.

Ngôn ngữ người kể chuyện dưới hình thức lời người kể chuyện ngoài đặc điểm như trên còn mang sắc thái, quan điểm bổ sung cho lập trường, đặc điểm tâm lí, cá tính của nhân vật - người kể chuyện mang lại”[6, 213].

46

Như vậy ta có thể thấy ngôn ngữ người kể chuyện có vai trò rất quan trọng đối với tác phẩm văn học, nó là phương tiện để bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm, để khắc họa đặc điểm tính cách và dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, để thể hiện kết cấu tác phẩm, đồng thời nó tác động đến thái độ của người đọc đối với đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Ngôn ngữ người kể chuyện được quy định bởi điểm nhìn trần thuật. Chính vì vậy khi nhà văn tạo nên một tác phẩm thì cũng phải lựa chọn chỗ đứng cho phù hợp. Có thể là tham gia trực tiếp vào câu chuyện hay đứng ngoài diễn biến câu chuyện. Sau khi tìm được chỗ đứng xác lập cho người kể một điểm nhìn trần thuật để câu chuyện được bắt đầu.

Phương thức trần thuật của Tô Hoài có thể là phương thức trần thuật khách quan, nghĩa là người trần thuật đứng ở ngôi thứ ba. Cũng có thể là phương thức trần thuật theo quan điểm của nhân vật tức là nhân vật người trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất xưng tôi. Và đây là phương thức trần thuật mà

Tô Hoài sử dụng trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Người trần thuật đã nhập vai

vào nhân vật, thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và kể chuyện bằng giọng của nhân vật.

Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, ngôn ngữ người kể chuyện xuất hiện dưới cái “Tôi” để kể chuyện. Nhân vật này vừa đóng vai trò là người chứng kiến,

người tham gia vào các sự kiện, biến cố của câu chuyện, vừa là người dẫn dắt câu chuyện. Đưa mọi người vào chuyến phiêu lưu kì thú, khó khăn gian khổ có nhưng đó là cuộc phiêu lưu thật sự ý nghĩa.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn dưới ngòi bút tài hoa của Tô Hoài là cuộc phiêu lưu ngoại mục, cuộc phiêu lưu bắt đầu từ lúc Dế Mèn được mẹ cho ra ở

riêng. Mở đầu câu chuyện là lời kể rất tự nhiên của Dế Mèn: “Tôi sống độc

lập từ thuở bé”. Ngay lời nói đầu, ta tưởng chừng như người kể chuyện là một

47

được hai ngày đến ngày thứ ba thì được mẹ cho ra ở riêng: “Lứa sinh ấy,

chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ ở với mẹ hai hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đưa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui, theo sau...”. Ra ở riêng từ nhỏ là theo tục lệ của họ nhà Dế và nhờ lời dặn dò

của mẹ làm cho Dế Mèn yên tâm phần nào: “Phải như thế, để các con biết

kiếm ăn một mình cho quen”. Qua đây nhờ tài năng quan sát tỉ mỉ cũng như sự

am hiểu về cuộc sống loài vật của Tô Hoài mà chúng ta cũng đã thêm một thói quen, một tập tục của loài Dế,...

Theo suốt chiều dài của câu chuyện đều là lời kể của nhân vật “Tôi”.

Từ ngày đầu được mẹ cho ra ở riêng bên bờ ruộng, thể hiện một Dế Mèn kiêu

căng, ngạo mạn: “Ô mình giỏi đấy. Ô mình giỏi thật. Chỉ gẩy khẽ một cái là

thằng cha đã ngã lăn chiêng.

Và chỉ một cái đá xoàng ấy mà tiếng tăm vang rộn, ít nhất là trong cái xóm này. Tôi phổng mũi”.

Thông qua lời kể của nhân vật “Tôi” mà người đọc như thấy trước mắt

một Dế Mèn bằng xương, bằng thịt. Tô Hoài đã hòa mình vào nhân vật để sống và suy nghĩ cùng nhân vật cũng chính vì vậy mà Tô Hoài hiểu tính cách

của nhân vật Dế Mèn đến vậy. Sự thay đổi của nhân vật “Tôi” theo miêu tả

của Tô Hoài được hiện lên rõ nét, từ sự hống hách kiêu ngạo gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt đến ngày Dế Mèn gặp được bác Xiến Tóc, được

một bài học nhớ đời: “Nhưng một ngày kia. Tôi phải cảm ơn một sự tình cờ

đã đến mở mắt cho tôi”. Sau khi được bác Xiến Tóc cho bài học, Dế Mèn đã

sống tốt hơn, đã có những ước mơ, khát vọng về chuyến phiêu lưu, khám phá thế giới của mình. Trước khi đi Dế Mèn trở về quê hương thăm mẹ, thăm hai anh trai của mình. Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con Mèn sau bao năm xa

cách: “….mẹ tôi vẫn mạnh khỏe. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa

48

Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Nghe xong mẹ ôm tôi vào lòng, y như người ôm sẵn, khi mới sinh tôi”…

Thật cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng của hai mẹ con Mèn, với lời kể chan chứa tình yêu thương như khơi ngợi cho chúng ta nhớ về quê hương, xóm làng, nhớ về mẹ của mình,… Sau khi về thăm mẹ, Dế Mèn đã tìm được người anh em kết nghĩa, cùng chung chí hướng, chung lí tưởng sống là Dế Trũi và thế là cả hai cùng lên đường khám phá chân trời mới. Sóng gió

đầu tiên cũng đã đến với hai bạn, theo lời kể của nhân vật “Tôi” với giọng bùi

ngùi man mác, giúp chúng ta hiểu thêm được đặc điểm của họ nhà Dế:

“Chúng tôi nằm co quắp vào nhau Trũi ngửa mặt lên trời, gần như ngất đi.

Họ Dế chúng tôi, chỉ có sắp chết thì mới chịu nằm ngửa. Bây giờ thấy Trũi thế, tôi thấy lo lo. Tôi sờ lên mặt Trũi xem còn thở không rồi lay gọi mãi Trũi mới ú ớ tỉnh”. Qua lời kể của nhân vật “Tôi” mà người đọc như được chung

nỗi lo cho sự sống của Trũi. Khi vượt qua gian nan nguy hiểm, thấy lòng vui phơi phới. Từ đó Dế Mèn và Trũi càng thêm gắn bó, thân thiết, thề rằng sinh tử có nhau. Trong hoạn nạn mới biết quý trọng những mọi thứ xung quanh dù là nhỏ bé nhất. Nếu lúc trước cây cỏ nước, lá cứng Dế Mèn không bao giờ ăn đến thì đến hôm nay khi cái chết cận kề thì đó lại là thứ giúp Mèn vượt qua hoạn nạn. Qua đây tác giả cũng như muốn gửi gắm đến người đọc một bài

học thật ý nghĩa: “Hãy biết quý trọng mọi thứ xung quanh dù là những thứ

nhỏ nhặt nhất”.

Qua sóng gió đó, Dế Mèn và Dế Choắt lại đưa người đọc đến bãi đầm lầy, nơi cư ngụ của Cóc, Ễnh Ương, Chẫu Chàng, Nhái Bén, Rắn Mòng. Ở vùng này có nhiều chuyện xảy ra. Đầu tiên là anh Rắn Mòng đương lúc đói

tưởng Mèn và Trũi là mồi: “…nhưng khi thấy chúng tôi to lớn, chân càng gai

49

khác và trườn đi”. Không chỉ có anh Rắn Mòng mà cả xóm còn kéo nhau ra xem: “Họ ra xem chúng tôi có gì cho ăn hay chúng tôi có phải là thức ăn cho họ không. Nhưng thấy chúng tôi sừng bướng, đầu mình bọc giáp sắt, chân mang khí giới nhọn sắc thì họ lại vờ lảng dần”.

Qua lời kể của nhân vật “Tôi” người đọc như được chứng kiến cảnh

vùng đầm lầy thật nhốn nháo. Các loài vật ở đây đều trong tình cảnh đói khát, đang chờ miếng mồi ngon. Và họ nhà Cóc cũng không phải ngoại lệ, cũng

nhốn nháo, tưng bừng: “Chỉ có đôi ba cóc ngẩn ngơ đứng lại. Một cóc tóp

miệng như tợp được mồi, vờ nhai cho đỡ thèm. Một cóc khác bước ra, cất lên giọng văn vẻ hỏi chúng tôi. (Cóc vẫn nổi tiếng thầy đồ, thầy đồ cóc trong tranh tết).

- Hà cớ nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?

Rõ chán, nói chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa, tôi bấm bụng nhịn cười thầy đồ Cóc”.

Đó là thầy đồ Cóc còn đại vương Ếch Cốm khoác lác một tấc lên tới trời. Nói mấy câu thì đầu đuôi câu nào cũng “ngày trước ta…” và “biết rồi,

biết rồi…”, đã dốt lại còn tỏ ra cái gì cũng biết, cũng giỏi. Quả đúng là: “Ếch

ngồi đáy giếng”.

Với sự hiểu lầm của cư dân vùng đầm lầy mà Mèn và Trũi bị đuổi đánh. Rất may nhờ trí thông minh của Mèn mà Trũi và Mèn thoát chết.

Theo chân phiêu du của Mèn người đọc đến với vùng cỏ may. Đến đây

dưới lời kể của nhân vật “Tôi” người đọc được chứng kiến cảnh tranh hùng

giữa võ sỹ Bọ Ngựa và Dế Mèn. Trước khi vào trận là màn trổ tài khá ấn

tượng: “Bọ Ngựa đứng vươn mình, đi bài song kiếm. Bóng kiếm loang loáng

mù mịt như hoa may, điệu bộ khá đẹp mắt”, còn Dế Mèn thì: “Tôi chẳng cần đi bài gì hết (…). Tôi ra oai sức khỏe!”. Cuộc thi đấu diễn ra qua ba hiệp theo

50

lợi đòn. Hai gươm hắn bổ xuống đầu tôi chan chát. Nhưng đầu tôi đầu gỗ lim, tôi lựa cách đá, không vần gì hết. Còn tôi đoản người, tôi nhè bụng hắn mà đá, khiến có lúc hắn phải hạ gươm xuống đỡ, mất đà, đâm loạng choạng. Biết không chém được đầu tôi, hắn liền đổi miếng ác, co gươm, quặp cổ tôi. Hắn định lách gươm nghiêng vào khe họng tôi - chỗ hiểm, cuống họng tôi có khe thịt dễ nứt (…). Chàng Bọ Ngựa kiêu ngạo rú lên một tiếng.”

Qua lời kể ta thấy Bọ Ngựa và Dế Mèn đều là người võ nghệ tài cao, cả hai so tài cao thấp với những song kiếm, với chùy, với đường quyền, với miếng võ ra truyền,… Tất cả gợi không khí đua tranh của khách giang hồ hiệp võ. Tô Hoài không chỉ am hiểu về loài vật, về thói quen của loài vật mà ông còn rất am hiểu về võ thuật, sử dụng các từ ngữ rất điêu luyện, không những thế đứng trước cảnh đẹp của trời đất, ông như một người nghệ sĩ vẽ lên bức

tranh thiên nhiên rất thơ mộng: “Những ngày xuân mới lại bắt đầu. Chim hót

ơi ới đầu cành. Ánh nắng lụa nõn phủ trên chòm cây. Những vạt cỏ trở lại non tươi, xanh mơn mởn khắp mặt đất, cỏ mùa xuân nhấm ngọt như đường phèn”.

Khi Mèn dừng chân bên dòng nước nhỏ, nghe tiếng réo rắt như đàn hát,

Mèn cũng tưng bừng thấy vui lây: “Chắc bọn này đương tiệc múa hát mừng

xuân mới. Đầu mùa xuân đâu đâu cũng tiệc tưng bừng tết nhất. Lòng tôi bỗng vui lây. Tôi bèn leo lên cao để nghe tiếng hát cho được thú vị hơn”. Thế mới

biết Mèn là người rất yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời.

Trải qua nhiều khó khăn thử thách, theo lời kể của nhân vật “Tôi” cho

ta thấy rằng Dế Mèn đã trưởng thành lên rất nhiều. Từ khi là một chú Dế kiêu căng ngạo mạn, đến lúc là một chú Dế biết suy nghĩ, biết sống vì mục đích lí tưởng cao đẹp. Khi thấy bác Xiến Tóc uy nghi ngày nào nay đã trở thành ngây ngô, nhí nhảnh, nỡm đời, Dế Mèn đã có sự so sánh với bầy ong chăm

chỉ: “Họ là bè bạn tốt, chỉ biết làm ăn, kiến thiết. Phải sống ở đời có biết đi

51

hoạt động, giang hồ, đi tìm anh em tốt trong thiên hạ, đến nhảy múa trong óc tôi. Chân tôi ngứa ngáy, giậm giật. Lại phải đi, lại đi thôi!”. Vậy là Dế Mèn

lại lên đường đi tìm Trũi người anh em kết nghĩa. Thật không may cho Dế Mèn lại gặp lão Chim Trả, già mà rởm làm đỏm trái mùa, đã hóp má rồi lại tỏ vẻ hơ hớ trai tơ. Lão đã bắt Mèn làm quản gia cho nhà lão. Với bản tính thích tự do, không thích bị gò bó Mèn đã chống trả quyết liệt nhưng lão Chim Trả

là đối thủ mạnh hơn Mèn gấp nhiều lần nên Mèn đành chấp nhận: “Sau khi

tôi nghĩ thế là dại, chẳng nhẽ lại chịu chết ở đây, ta phải gắng ăn để sống, để có cách thoát khỏi hang hùm, thế mới là thượng sách”. Trong khó khăn Mèn

càng bộc lộ tài trí thông minh của mình. Mèn không hát những câu nhảm nhí nữa mà Mèn lại đặt ra các câu hát có vần, có điệu với hi vọng một ngày nào đó sẽ có người nghe thấy và cứu Mèn thoát khỏi cuộc sống tù đầy.

Chính những câu hát ấy mà Trũi đã nhận ra Mèn và Mèn được cứu thoát nhờ Trũi và các bạn Châu Chấu Voi. Chí lớn gặp nhau, họ hiểu được mục đích sống, hiểu được lí tưởng của nhau và họ đã trở thành những người

bạn tri kỉ, cùng nhau đi khắp nơi thực hiện lí tưởng: “Muôn loài cùng nhau

kết thành anh em”. Để thực hiện ước mơ này họ cùng nhau tìm đến sứ sở

Kiến. Và họ không lầm khi đặt niềm tin vào Kiến. Họ cùng nhau đi khắp nơi xây dựng thế giới đại đồng, bắc ái.

Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài là truyện đồng thoại được nhiều

người yêu thích. Không chỉ bởi thế giới nhân vật phong phú đa dạng chủng loại mà còn được thu hút bởi giọng người kể chuyện rất hấp dẫn. Người kể

chuyện là nhân vật “Tôi” hay chính là lời kể của tác giả. Qua đó chúng ta

không chỉ nắm bắt được tính cách của nhân vật, hiểu được tập tục thói quen của loài vật mà giúp người đọc hiểu được thông điệp, những tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm ở tác phẩm. Dù sáng tác của Tô Hoài có ở hoàn cảnh, thời điểm nào thì cũng để lại một tiếng nói riêng, một phong cách rất riêng mà độc đáo.

52

2.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân vật.

Đến với sự nghiệp văn chương từ khi còn rất trẻ, ở mỗi chặng đường dù thành tựu là khác nhau nhưng các tác phẩm của Tô Hoài luôn để lại những dấu ấn rất riêng trong lòng người đọc. Với giọng văn dí dỏm hài hước, suồng sã tự nhiên và bàng bạc chất thơ tạo nên bản sắc rất riêng của ông. Trong

truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, ngôn ngữ nhân vật vừa mang tính dân dã vừa

mang tính chuẩn mực nhất định. Với ông, ngôn ngữ quần chúng là kho của

cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho vốn từ của người viết văn: “Tôi trọng

cái tinh hoa ngôn ngữ, trọng đến mức bái phục. Nhân dân chính là ông thầy mình về tiếng nói” [2, 43]. Trong các tác phẩm của ông, ngôn ngữ quần chúng

luôn được nâng cao, được nghệ thuật hóa. Theo Tô Hoài nhận định chỉ có thông qua sự vận động của lời nói, nghĩa là khi ngôn ngữ hoạt động theo hình tuyến thì chúng ta mới nắm bắt được nhân vật. Vì thế trong các truyện kể, ông không chỉ chú ý đến ngôn ngữ người kể chuyện mà ông còn chú ý đến ngôn ngữ nhân vật và tạo được sự hài hòa.

Trong các tác phẩm tự sự thì ngôn ngữ nhân vật có vai trò rất quan trọng. Thông qua ngôn ngữ nhân vật mà người đọc nắm bắt được đầy đủ về đặc điểm và tính cách của từng nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói trực tiếp của chính nhân vật được bộc lộ qua lời nói đó. Trong cuốn 150 thuật ngữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong dế mèn phiêu lưu kí của tô hoài (Trang 49 - 65)