Giải pháp cho Thị trường chứng khoán Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán quốc tế và những tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 28)

Có thể nhận định, năm 2008 TTCK vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, song con đường đi lên vẫn chật vật.

TTCK năm 2008 sẽ không phát triển như năm qua (không lên quá và cũng không xuống quá). Cũng có sự tác động một phần từ TTCK thế giới nhưng Việt Nam chưa hoàn toàn kết nối với kinh tế toàn cầu nên ảnh hưởng trực tiếp sẽ không nhiều.

Năm nay, nền kinh tế Mỹ được dự báo vẫn tiếp tục xấu đi nếu các biện pháp của chính phủ nước này không đạt được kết quả tốt. Điều đó cũng sẽ tác động đến sự phát triển của TTCK ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nhưng tác động mạnh nhất là những yếu tố bên trong của chúng ta.

Thuế thu nhập chứng khoán nên xem xét có lộ trình phù hợp. Ví dụ thời gian đầu thu thấp sau đó sẽ tăng dần lên. Việc huy động vốn thông qua TTCK của doanh nghiệp phải được giám sát kỹ hơn. Đó là hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động như thế nào? Nếu vốn huy động mà không được đầu tư vào lĩnh vực chính của doanh nghiệp thì sự phát triển bền vững của nền kinh tế sẽ không đạt được. Một số thông tin nội gián vẫn còn nên bộ phận giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải được tăng cường để hoạt động chặt chẽ hơn. Hơn nữa, các mức xử phạt về hành vi vi phạm cũng cần được tăng lên.

Bên cạnh đó, những chính sách ổn định tiền tệ, kiềm giữ lạm phát của NHNN là vấn đề cực kỳ quan trọng trong năm 2008 vì nó sẽ góp phần làm cho nhà đầu tư (NĐT) tin tưởng vào sự tăng trưởng của công ty niêm yết và TTCK. Bản thân các nhà đầu tư cá nhân cũng cần nâng cao kiến thức của mình về TTCK. Đừng nên mua bán theo tâm lý hay theo đám đông. Đồng thời, nhà đầu tư đừng đặt kỳ vọng làm giàu nhanh chóng từ TTCK vì điều đó dễ đem đến rủi ro trong quá trình đầu tư.

TTCK Việt Nam còn mới và nhỏ, vì thế vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ, kiểm soát, và định hướng để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững. Về mặt kiểm soát, trong năm qua, Chính phủ đã có một số biện pháp nhằm ngăn ngừa nguy cơ phát triển quá nóng của thị trường.

Để hỗ trợ thị trường phát triển, một là Chính phủ có thể xem xét cho lùi thời hạn áp dụng thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán và có lộ trình ưu đãi thuế. Đối với NĐT, ưu đãi thuế sẽ khuyến khích họ đầu tư vào thị trường vốn. Đối với doanh nghiệp, ưu đãi thuế gián tiếp giảm chi phí vốn, tăng hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, và kích thích kinh tế nước nhà tăng trưởng. Kinh tế tăng trưởng thì nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác nhờ đó sẽ bù đắp, thậm chí còn lớn hơn nhiều so với

khoản thu tạm thời mất đi từ ưu đãi thuế thu nhập chứng khoán. Hai là vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc chọn thời điểm và xác định giá chào bán cổ phần ra công chúng thường được tính toán làm sao có lợi nhất cho doanh nghiệp hay cổ đông hiện tại. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển kinh tế chung cần được cân đối. Để đạt được điều đó, Chính phủ cần quyết tâm thực hiện lộ trình cổ phần hóa đã vạch ra. Giá chào bán cổ phần ra công chúng cần được tính toán hợp lý hơn, căn cứ vào khả năng sinh lợi thực sự của doanh nghiệp, để khuyến khích người dân tham gia. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân nhờ đó sẽ được huy động tối đa vào phát triển kinh tế thay vì chảy vào những kênh khác kém hiệu quả, không có lợi cho phát triển kinh tế và xã hội.

Quyết định 03 xiết chặt cho vay chứng khoán giúp tăng an toàn tín dụng có thể cần thiết nhưng lại thiếu các chính sách huy động vốn trong dân tham gia vào TTCK. Kết quả là ngân hàng bị "xiết" cho vay CK thì tăng cho vay bất động sản và tiêu dùng, khiến mức rủi ro tín dụng không giảm mà góp phần gây sốt bất động sản cũng như tăng giá cả hàng tiêu dùng.

Thuế thu nhập cá nhân chỉ luôn bảo vệ quan điểm điều tiết thu nhập mà quên vai trò đòn bẩy kinh tế. Do đó, không phân biệt tầm quan trọng khác nhau giữa TTCK (là thị trường vốn rất cần cho nền kinh tế đang tăng trưởng nóng) và thị trường bất động sản (là thị trường đầu tư sinh lời). Điều này làm chùn tay những người muốn tham gia TTCK.

Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ quan trọng là chuyển đổi cơ chế sở hữu và quản lý sang công ty cổ phần còn việc bán để thu vốn cho ngân sách không nhất thiết phải thu ngay một lượng lớn. Do vậy, nếu việc IPO chỉ bán một phần nhỏ (dưới 10%) và lộ trình bán có thể kéo dài

nhiều lần trong 3 - 5 năm thì nguồn cung cũng không tăng đột biến mà nhiệm vụ chuyển đổi doanh nghiệp cũng hoàn thành.

Ngân hàng Nhà nước chưa dự báo tốt về nguồn ngoại tệ đổ vào TTCK và lúng túng trong mối quan hệ với lạm phát. Nếu có bước dự đoán trước thì NHNN có thể phát hành trái phiếu thu tiền đồng để mua USD của nhà đầu tư nước ngoài, điều này giúp nhà đầu tư có tiền để mua chứng khoán mà không tăng lượng cung tiền gây lạm phát... Từ đó có thể nói rằng, việc TTCK phát triển như thế nào là tùy thuộc vào các cơ quan hoạch định chính sách.

Cơ quan quản lý là người điều phối thị trường, giữ nhịp cho thị trường phát triển nên các chính sách phải có sự ổn định. Phải giải quyết được những vướng mắc hiện nay để tạo dựng niềm tin nơi nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tâm lý nhà đầu tư đang cực thấp nên phải "tiêm" vào một "liều thuốc hồi sinh". Vấn đề quan trọng là khơi thông được nguồn tiền để đầu tư vào TTCK. TTCK phát triển mạnh lên thì nguồn vốn từ các nơi khác như bất động sản, vàng... sẽ tự động chảy về. Khi đó, thị trường bất động sản cũng sẽ tự lắng dịu mà không cần Nhà nước phải có những chính sách kiềm chế. Các thị trường như bình thông nhau nên sự điều tiết sẽ diễn ra tự nhiên hơn mà không cần cơ quan quản lý nhà nước phải can thiệp quá sâu.

Quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ thì việc cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, đưa các công ty này lên sàn sẽ tạo nên một thị trường lớn hơn. Khi TTCK có đủ độ lớn, đủ tính thanh khoản thì các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ đưa vào danh mục đầu tư của mình theo nguyên tắc phân chia rủi ro theo địa lý, ngành nghề... Tất nhiên việc định giá khi bán cổ phần phải được tính toán hợp lý chứ không nên đưa giá bán lên quá cao sẽ là "lợi bất cập hại". Lộ trình thực hiện cũng phải được xem xét kỹ hơn để thị trường không có phản ứng tiêu cực với điều đó.

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán quốc tế và những tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 28)