Tờ Philstar của Philippin dẫn các tài liệu và hình ảnh của News5 cho biết.

Một phần của tài liệu trong tầm nhìn trung mỹ (Trang 28 - 34)

C. Những vụ “ kình” nhau trên Biển Đông gần đây.

6 tờ Philstar của Philippin dẫn các tài liệu và hình ảnh của News5 cho biết.

"Chịu chung số phận với Việt Nam và Philippines, Indonesia cũng nhiều lần khó chịu với động thái của Trung Quốc trên biển Đông. Theo tin từ nhật báo Mainichi của Nhật Bản hồi giữa tháng 5 vùa qua, các tàu ngư chính Trung Quốc có trang bị vũ khí hộ tống các tàu đánh cá nước này đi đánh cá ở khu vực gần quần đảo Natura mà Indonesia tuyên bố chủ quyền.

Một tháng sau đó, các tàu ngư chính Trung Quốc và tàu tuần tra Indonesia xảy ra đụng độ ở đảo Laut, cách đảo Natura của Indonesia khoảng 105 km về phía Tây Bắc. Song song với lời đe dọa, tàu ngư chính của Trung Quốc cũng chĩa súng vào tàu tuần tra của Indonesia.

Sáng 26-5-2011, nhóm 3 tàu hải giám của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện để tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), đang làm việc tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam

Các tàu hải giám Trung Quốc đã chạy thẳng vào khu vực khảo sát của tàu Bình Minh 02 mà không hề có cảnh báo. Tàu của Việt Nam đã liên lạc nhưng không được phía tàu Trung Quốc đáp lại. Nhóm tàu hải giám này sau đó chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp nhằm cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02.

Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không liên quan đến bất cứ tranh chấp nào. Các tàu Trung Quốc sau đó liên tiếp có hành động uy hiếp tàu Bình Minh 02 và thông báo là tàu Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.Sau nhiều tiếng quấy nhiễu, nhóm 3 tàu hải giám Trung Quốc mới chịu rút khỏi khu vực khảo sát của tàu Bình Minh 02 lúc 9h sáng cùng ngày.

Liền tiếp ngay sau đó ngày 9-6-2011, tàu Trung Quốc tiếp tục hành động cắt cáp của tàu Viking 2 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tàu Viking 2 được đưa ra biển để thực hiện công tác thu nổ địa chấn, thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và

Tuy nhiên, tàu cá của Trung Quốc mang số hiệu 6226 bị cáo buộc đã chạy với tốc độ cao ngang qua và phá hoại dây cáp thăm dò của Viking 2 "bằng thiết bị chuyên dụng", gây rối cáp khiến tàu này phải ngừng hoạt động.

Sau đó, theo Việt Nam, hai tàu ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 311 và 303 đã tiến vào giải cứu cho tàu này rút lui.

Phía Việt Nam tuyên bố: "Hành động nói trên của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng, đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Một ngày sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Viking II của Việt Nam hôm 9/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết họ lo ngại vì những căng thẳng trên Biển Đông và kêu gọi một giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng tại đây. “Chúng tôi ủng hộ một tiến trình ngoại giao chung và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, phải tuân theo luật pháp quốc tế", ông Toner nói thêm.

Washington cũng nhấn mạnh việc họ chia sẻ lợi ích trong việc duy trì an ninh hàng hải trong Biển Đông, ủng hộ tự do đi lại, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế. Mỹ cũng nêu rõ việc họ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đa phương và hòa bình trong việc giải quyết những bất đồng ở Biển Đông để đảm bảo sự tiếp cận cởi mở cho thương mại và thực thi luật pháp quốc tế.

Diễn biến căng thẳng trên Biển Đông đã thu hút sự chú ý của Washington từ trước đó, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cảnh báo xung đột có thể xảy ra tại Biển Đông nếu các nước cùng tuyên bố chủ quyền không lập ra được một cơ chế để dàn xếp bất đồng một cách hoà bình. Mối quan tâm của Mỹ tới Biển Đông được cho là sự hiện thực hóa của việc Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược sang Đông Nam Á vì tầm quan trọng ngày càng lớn về quân sự, ngoại giao lẫn thương mại của khu vực này.

Trong một động thái được coi mang tính đáp trả, Mỹ đã cho điều động hàng không mẫu hạm của mình đến Biển Đông. Báo Mainichi của Nhật Bản đưa tin hàng không mẫu hạm sử dụng năng lượng nguyên tử vừa rời căn cứ Yokosuka ở Nhật để lên đường "tham gia một cuộc tuần tra đa quốc gia tại vùng Tây Thái Bình Dương".

Hiện mới chỉ có một mình nhật báo Mainichi đăng tải thông tin này.

Tờ báo hàng đầu Nhật Bản cho biết thêm rằng sứ vụ của USS George Washington sẽ kéo dài nhiều tháng, bao gồm việc hợp tác với các nước trong khu vực để tuần tra các vùng biển, trong có Biển Đông.

Báo này nói hoạt động của tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh "nhiều quan ngại về hiện diện ngày càng nhiều của tàu hải quân Trung Quốc trong khu vực".

Mainichi dẫn lời chỉ huy hàng không mẫu hạm David Lausman nói trước khi tàu xuất phát rằng cuộc tuần tra chung cùng các đồng minh ở Thái Bình Dương là nhằm mục đích duy trì ổn định trong khu vực.

Ngay cả khi chính phủ Mỹ muốn giữ trung lập về ngoại giao và quân sự, thì Washington vẫn có thể dùng hoạt động của các công ty dầu khí Mỹ để ảnh hưởng một cách kín đáo tới vấn đề Biển Đông.

Đồng thời Mỹ cũng sẽ tổ chức một cuộc diễn tập quân sự trên biển với Philippin trên vùng biển của nước này giáp Biển Đông vào cuối tháng 6 năm nay7. Cuộc diễn tập được công bố trong lúc căng thẳng đang lên cao ở Biển Đông do những vụ va chạm của tàu Trung Quốc với tàu của các nước khác có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này. Nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước. Hải quân Mỹ cho biết họ điều động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương. Tàu Chung-hoon sẽ tham gia diễn tập với hải quân Philippines.

Bằng các vụ thâm nhập sâu vào vùng chủ quyền biển của Việt Nam để phá hoại các tàu thăm dò đang hoạt động tại đây, Trung Quốc đã lộ rõ tham vọng dầu mỏ ở Biển Đông. Ý đồ này được bộc lộ khi đại sứ Trung Quốc tại Philippines là Lưu Kiến Siêu tổ chức họp báo hôm 10/6/2011, trong đó ngang ngược đòi các nước láng giềng ngừng thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Đại diện của Bắc Kinh cho rằng các nước muốn tiếp tục thăm dò phải hợp tác với Trung Quốc. "Chúng tôi đang kêu gọi tất cả các bên chấm dứt tìm kiếm khai thác tài nguyên trong khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Đồng thời nếu các nước muốn thăm dò thì có thể bàn với Trung Quốc về khả năng hợp tác cùng phát triển và

7 2011

khai thác tài nguyên thiên nhiên", tờ Inquirer của Philippines dẫn lời ông Lưu trong cuộc họp báo.

Đại sứ Trung Quốc cũng nói rằng nước này chưa khai thác dầu

trong khu vực Biển Đông. Nhưng tuyên bố được đưa ra khi Bắc Kinh đã hoàn tất một

giàn khoan dầu nổi khổng lồ và sẵn sàng đưa ra Biển Đông vào tháng tới. Báo chí Trung Quốc hôm 27/5 đồng loạt đưa tin và ảnh về việc nước này sẽ đưa vào Biển Đông giàn khoan có tên Dầu khí Hải dương 981, kiểu nửa chìm nửa nổi hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000 mét và độ sâu giếng khoan tối đa đạt tới 12.000 mét.

Giàn khoan nói trên của Trung Quốc dài hơn 650 mét, gồm năm tầng cao 136 mét (tương đương tòa nhà 45 tầng). Diện tích boong tương đương sân vận động đúng tiêu chuẩn. Giàn khoan có đầy đủ hệ thống phục vụ cho 160 công nhân làm việc và nghỉ ngơi. Giới truyền thông Trung Quốc ví von đây là "tàu sân bay" dầu khí và khu vực hoạt động khai thác của nó được xác định là Biển Đông.

Trong khi đó, Trung Quốc luôn thể hiện rằng họ đồng ý khai thác dầu chung với các nước có tranh chấp. Nhưng quan điểm này được giới quan sát bình luận là cách để Trung Quốc lợi dụng khai thác ở nơi thuộc chủ quyền của nước khác. Để thực hiện kế hoạch này, Bắc Kinh thực thi chính sách nói không đi đôi với làm.

V. Tổng Kết

Trung Quốc càng ngày càng tỏ rõ tham vọng bá chủ Biển Đông. Chắc chắn Mỹ và các nước có chủ quyền Biển Đông không để cho Trung Quốc dể dàng thực hiện chuyện đó. Nhưng nói đi thì phải nói lại, kinh tế và quân sự Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, các nước Asean cũng được hưởng lợi từ việc đầu tư, viện trợ của quốc gia này. Ngay cả nước Mỹ cũng không muốn bị phơi bày cái lỗ hổng trong nền kinh tế của mình trong việc làm ăn với Trung Quốc. “ Há miệng thì mắc quai” vì vậy không dễ gì cho các nước này đi đến một hành động kiên quyết với Trung Quốc. Có người cho Trung Quốc và Mỹ sẽ cùng bắt tay chia sẻ lợi ích Biển Đông, nhưng cho đến bây

Giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc chuẩn bị đưa vào Biển Đông. Ảnh: Shanghai Daily.

giờ cả hai nước vẫn khó có thể tìm ra cho mình tiêng nói chung trong vấn đề đề này. Trung Quốc từng lên tiến rằng Mỹ nên tôn trọng “ lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng những hành động của Mỹ gần đây trên Biển Đông cho thấy nước này không dể từ bỏ vùng biển này trong sự lộng hành của Trung Quốc. Ngoài ra một khi Biển Đông rơi vào tay Trung Quốc thì tham vọng bá chủ toàn cẩu của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tóm lại, Mỹ-Trung cần nhìn nhận thực tế rằng lợi ích thì đã rõ, tuy nhiên vấn đạt được nó còn quá trông gai. Các nước có chủ quyền cần có thái độ đúng mực vì một khi đã được nâng lên thành lợi ích quốc gia thì chẳng còn sư nhượng bộ nào cả tử các.

-Hết-

Một phần của tài liệu trong tầm nhìn trung mỹ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w