Dự báo nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 10 năm tới theo thang điểm FINDRISC

Một phần của tài liệu Thang điểm FIDRISC và dự báo nguy cơ Đái tháo đường trong 10 năm ở cộng đồng (Trang 36 - 37)

Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy: theo thang điểm dự báo ĐTĐ của Phần Lan trong 10 năm tới, đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh ĐTĐ là 0,9%, thấp hơn nhiều so với nhóm có nguy cơ thấp do đó can thiệp phòng chống TĐTĐ - ĐTĐ không phải chỉ tập trung vào nhóm có nguy cơ cao mà phải can thiệp trên cộng đồng cho tất cả các đối tượng. Theo thang điểm FINDRISC dự báo tỷ lệ ĐTĐ sẽ tăng 3,3% vào năm 2020 và tỷ lệ ĐTĐ ở người từ 45 tuổi trở lên cho quần thể nghiên cứu đến năm 2020 là 12,8%. Nếu điều chỉnh BMI và vòng bụng theo tiêu chuẩn Châu Á, tỷ lệ ĐTĐ dự báo sẽ là 13,6%.

Bộ câu hỏi của thang điểm FINDRISC là một công cụ sàng lọc tốt cho những điều tra ngang tiếp cận bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, rối loạn glucose lúc đói, giảm dung nạp glucose và hội chứng chuyển hóa trong dân số Hy Lạp [7]. Makrilakis K. và cộng sự (2010)

nghiên cứu trên 869 đối tượng số

ng ở hai khu vực thành phố và vùng ngoại ô của Athens, ghi nhận nghiệm pháp dung nạp glucose

(NPDNG) phát hiện 10,8% ĐTĐ không được chẩn đoán, rối loạn glucose máu lúc đói là 9,8% và GDNG là 12,6%.

 

Với thang điểm FINDRISC từ 15 điểm trở lên giúp phát hiện ĐTĐ chưa được chẩn đoán với độ nhạy là 81,9% và độ đặc hiệu là 59,7% [7].

Thang điểm này được sử dụng để nghiên cứu do có độ tin cậy cao, tính kinh tế và dễ thực hiện được sử dụng là công cụ sàng lọc ở Đức [8]. Li J., Bergmann A., Reimann M., và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 921 đối tượng có nguy cơ mắc ĐTĐ ở Đức bằng thang điểm FINDRISC và làm NPDNG. Kết quả ghi nhận thang điểm FINDRISC có thể sử dụng để xác định bệnh ĐTĐ chưa phát hiện trong một nhóm dân số Đức [6].

Schawarz P.E., Li J. và cộng sự cho rằng FINDRISC là công cụ có sẵn tốt nhất để dự báo ĐTĐ týp 2 trong cộng đồng người da trắng, nhưng có thể thay đổi các chỉ số BMI, vòng bụng cho phù hợp khi áp dụng trên các dân tộc khác nhau [8].

Tại Đài Loan - Trung Quốc, Jou - Wel Lin và cộng sự (2005-2008) đã áp dụng 10 thang điểm FINDRISC, DESIR, ARIC (Atherosclerosis Risk in Communities), Cambridge, QD Score (Quick Diabetes Score), Oman, Danish, Thai, Dutch và Asian India (IDRS) để dự báo nguy cơ ĐTĐ týp 2, hội chứng chuyển hóa, bệnh thận mạn tính trên 2.759 đối tượng. Kết quả thang điểm

Cambridge và FINDRISC tốt nhất trong dự báo nguy cơ ĐTĐ týp 2. Thang điểm QDScore  là công cụ đầu tiên dự đoán nguy cơ 10 năm ĐTĐ [3].

Tại Nhật Bản, Shuichi Katoh và cộng sự (2007) đã sử dụng thang điểm FINDRISC để dự báo nguy cơ ĐTĐ týp 2, trong đó thông số BMI và vòng bụng đã được thay đổi cho phù hợp với người dân Nhật Bản .

Theo TCYTTG (2003), Thang điểm FINDRISC là mẫu của một công cụ được thiết kế để xác định những người có nguy cơ tiến triển ĐTĐ mà không cần phải xét nghiệm. Thang điểm ≥ 9 có độ nhạy 77%, độ đặc hiệu 66%, giá trị tiên đoán dương là 7% trong một nhiên cứu thuần tập 10 năm [9].

Một phần của tài liệu Thang điểm FIDRISC và dự báo nguy cơ Đái tháo đường trong 10 năm ở cộng đồng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)