Quan điểm của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên

Một phần của tài liệu Một số đóng góp của việt nam trong ASEAN từ năm 1995 đến nay luận văn ths (Trang 50 - 53)

2. Quá trình Việt Nam gia nhập vào ASEAN

2.1.1. Quan điểm của Việt Nam khi chính thức trở thành thành viên

Theo quan điểm của của Việt Nam, quan hệ hợp tác với ASEAN là một bộ phận rất quan trọng trong chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nguyên tắc quan hệ của Việt Nam với ASEAN, về cơ bản, phù hợp với các nguyê tắc đối ngoại của ASEAN. Trong quá trình phát triển, các quốc gia thành viên ASEAN đã dần cùng nhau xây dựng và khẳng định các nguyên tắc chính làm cơ sở cho quan hệ trong nội bộ và với các đối tác nước ngoài.

Những nguyên tắc này được phản ánh trong nhiều văn kiện của ASEAN với một số nội dung chủ yếu sau:

44

- Các nguyên tắc là nền tảng cho quan hệ giữa các quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước Bali, bao gồm: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thân thiện; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

- Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus) - còn được gọi là nguyên tắc đồng thuận, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN. Nếu các nguyên tắc nền tảng có tính ổn định cao, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp quốc và bảo đảm sự tôn trọng của các bên khi hợp tác và giải quyết các vấn đề quốc tế nói chung, thì nguyên tắc đồng thuận trong điều phối hoạt động của ASEAN lại bảo đảm tối đa lợi ích quốc gia, nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh những bất đồng, nó cản trở hay làm trì trệ việc thực thi các chính sách, không có chế tài để răn đe hay buộc các bên

45

tham gia thực hiện cam kết. Mặt tích cực của nguyên tắc này là: thể hiện sự đoàn kết, thống nhất trong đa dạng của ASEAN, bảo đảm lợi ích của các nước nhỏ trước các nước lớn, đồng thời làm nên bản sắc của ASEAN. Nhưng trái lại, nó cũng có những điểm tiêu cực như vừa kể trên, đồng thời cũng dễ làm tổn hại hình ảnh của ASEAN trước các bên tham gia đối thoại, thể hiện sự kém năng động và kém hiệu quả trong thực thi chính sách, các mục tiêu cam kết.

Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt: Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ tọa các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cuộc họp, được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A, B, C của tiếng Anh.

Trong quan hệ giữa các nước ASEAN dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu, tôn trọng và tự giác áp dụng như: Nguyên tắc “cho và nhận”, có đi có lại. Theo nguyên tắc này, trong quá trình hợp tác giữa các nước ASEAN, nếu một nước nhân nhượng một nước khác về một vấn đề, thì đến lượt mình, nước kia trong một dịp khác sẽ đáp lại bằng một nhân nhượng khác; Nguyên tắc tế nhị, lịch sự, không gây đối đầu, có thái độ hữu nghị, thân thiện; Nguyên tắc ngoại giao thầm lặng, cá nhân, không tuyên truyền tố cáo qua báo chí; Nguyên tắc giữ gìn đoàn

46

kết ASEAN, giữ bản sắc chung của Hiệp hội. Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tuân thủ một cách hết sức nghiêm túc các nguyên tắc nói trên, vừa đảm bảo giữ vững lợi ích quốc gia, chủ quyền, vừa tranh thủ tạo mối quan hệ bền chặt giữa các nước, gia tăng sức mạnh đoàn kết thống nhất của Hiệp hội trước sức ép quốc tế và các nước lớn.

Một phần của tài liệu Một số đóng góp của việt nam trong ASEAN từ năm 1995 đến nay luận văn ths (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)