Lắp cầu thép bằng phương pháp chở nổi

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thi Công Cầu - Chương 5 pptx (Trang 25 - 27)

5.7.1. Ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng

- Lắp cầu theo phương pháp chở nổi được tiến hành bằng cách lắp kết cấu

nhịp trên bờ hoặc đà giáo gần bờ sau đó chuyển kết cấu nhịp đặt lên các trụ nổi để chở đên vị trí rồi hạ xuống gối.

- Theo phương pháp này không phải làm các công trình phụ tạm ở vị trí

cầu để lao kết cấu nhịp nên có thể tiến hành song song với xây dựng mố trụ do đó đẩy nhanh được tốc độ thhi công.

- Lắp bằng phương pháp chở nổi đặc biệt có lợi khi công việc được lặp đi lặp lại nhiều lần như trường hợp lắp đặt cầu nhiều nhịp.

- Phương pháp chở nổi thường được áp dụng khi sông rộng, nước sâu, mực

nước chênh lệch trong ngày không lớn và có sẵn các phương tiện chuyên chở như phao, sà lan, tàu kéo ... Trong một số trờng hợp nhịp cầu lớn, điều kiện thuỷ văn, địa chất không cho phép làm trụ tạm, đà giáo hoặc lắp hẫng thì lao trên trụ nổi hoặc chở nổi là phương pháp bắt buộc phải sử dụng.

5.7.2. Trình tự công việc khi lắp cầu bằng phương pháp chở nổi

Lắp kết cấu nhịp bằng phương pháp chở nổi thường được tiến hành theo trình tự sau:

- Lắp đặt kết cấu nhịp trên bờ hoặc trên đà giáo gần bờ, hoàn thiện mố

trụ, làm trụ tạm trên các phương tiện chở nổi...

- Đưa kết cấu nhịp lên trụ nổi.

- Chở kết cấu nhịp trên các trụ nổi ra vị trí.

- Hạ kết cấu nhịp xuống gối.

Một số chú ý khi lắp đặt kết cấu nhịp bằng hệ nổi

- Khi có gió từ cấp 5 trở lên việc chở nổi phải ngừng, phải neo hệ nổi, tách

tàu dắt khỏi phao, những bộ phận nguy hiểm phải được neo chằng cẩn thận.

- Khi lắp bằng phương pháp chở nổi phải thường xuyên theo dõi thời tiết,

theo dõi mực nước lên xuống vì những yếu tố trên trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thi công.

- Nếu sông có thông thuyền phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ nổi

và cả tàu thuyền đi lại trên sông, trong thời gian phao nổi đi qua luồng lạch đi lại của thuyền bè phải tạm ngừng giao thông, muốn vậy phải có thông báo trước trên các phương tiện thông tin và phải có biển báo trong lúc ngừng giao thông từ xa ở cả hai phía thợng lưu và hạ lưu.

- Khi hệ phao nổi di chuyển cần có biện pháp để chống hệ nổi va chạm

vào trụ nhất là khi nước chảy với vận tốc đáng kể.

- Trên mỗi trụ nổi phải có các phương tiện dự trữ như bơm nước, neo ...

- Khi trên sông có cây trôi và khi vận tốc dòng nước lớn hơn 1m/s thì phải

có biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ phao.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Thi Công Cầu - Chương 5 pptx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)