Chuyện về quả táo chín.

Một phần của tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp issac newton (Trang 27 - 31)

III. MỘT SỐ GIAI THOẠI VUI VỀ NEWTON[6].

3. Chuyện về quả táo chín.

Đây là câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa về nhà khoa học vĩ đại Newton.

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.

Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.

Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.

Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật "Vạn vật hấp dẫn" nổi tiếng của Newton.

LỜI KẾT

Tóm lại, sự thành công của Newton gồm nhiều “khâu Newton” gom lại cấu tạo nên. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, là một chuỗi “câu đố” rất khó hình dung. Muốn giải những câu đố này, ta cần nắm vững những “khâu Newton”, chỉ có như thế mới mong bàn tay ta cũng vẽ nên được những áng mây rực rỡ. Thành công của chúng ta hay của Niuton đương nhiên đều có thể được xem gồm từng “khâu” liên kết lại và từ đó biến nó thành kết quả hiện thực.

Đương nhiên Newton cũng không phải là người hoàn hảo, ông cũng có những khuyết điểm như bao người khác. Ông không kết hôn, không lập gia đình. Cuối đời còn mù quáng lao vào thuật luyện kim, 108 lần nếm kim loại dẫn đến ngộ độc mãn tính kim loại. Vì thế chúng ta chỉ nên noi gương tinh thần của ông chứ không nên học theo tất cả.

Khi phát hiện dải ánh sáng màu, ông không biết được sau này có vô tuyến truyền hình màu, khi tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn ông cũng chưa biết được sau này con người sẽ làm nên vệ tinh nhân tạo. Ngày nay ta đang sống trong thời đại khoa học điện tử, nguyên tử, phân tử, notron và nhiều hạt khác vẫn chưa phát hiện được, ta không thể lên mặt trăng để khai thác, tìm kiếm, hoặc du lịch lên các tinh cầu khác để đưa lại lợi ích cho nhân loại.

Vì thế nên, chúng ta:

+ Hãy tưởng tượng tất cả những gì không thể tưởng tượng được. + Hãy thực hiện tất cả những gì có thể thực hiện được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] H.Đ.Antôny - người dịch Tường Khoa, Ixắc Niutơn, Nhà xuất bản thanh niên, 2000.

[2] Đào Văn Phúc, Lịch sử vật lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

Nguyễn Thị Thiếp, Lịch sử vật lý, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2008.

La Phạm Ý-người dịch Nguyễn Văn Mậu, Isac Niutơn, Nhà xuất bản Giáo dục. http://en.wikipedia.org/wiki/Isaac_Newton.

[3] Đào Văn Phúc, Lịch sử vật lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

Nguyễn Thị Thiếp, Lịch sử vật lý, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2008. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Bnh_l%C3%BD_nh %E1%BB%8B_th%E1%BB%A9c http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/520-02- 633335075541562500/Cac-nha-toan-hoc-cu-phach-tren-the-gioi/Leibniz--nha- phat-minh-ra-phep-tinh-vi-tich-phan.htm http://yota.vn/archive/content/39/Nhung_ung_dung_quan_trong_cua_phep_tin h_vi_phan_va_tich_phan_trong_nghien_cuu_toan_hoc_va_doi_song

[4] Đào Văn Phúc, Lịch sử vật lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

Nguyễn Thị Thiếp, Lịch sử vật lý, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2008. http://kenh14.vn/doc-cham/con-nguoi-co-doc-cua-nha-bac-hoc-newton- 20131015122442138.chn https://sites.google.com/site/vatlyvmd/bai-ghi/ch-v-song-anh-sang/bai-1-tan- sac https://www.tinhte.vn/threads/moi-tuan-1-phat-minh-10-phat-minh-noi-tieng- cua-isaac-newton.2295178/

[5] Đào Văn Phúc, Lịch sử vật lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

Nguyễn Thị Thiếp, Lịch sử vật lý, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 2008.

Hoàng Nam Nhật, Cơ học đại cương từ Aristole đến Newton, Nhà xuất bản Giáo dục.

Một phần của tài liệu Cuộc đời và sự nghiệp issac newton (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w