INFP – THE IDEALISTS – NHÀ LÝ TƯỞNG HOÁ

Một phần của tài liệu Tài liệu trắc nghiệm tính cách MBTI (Trang 40 - 42)

Những người thuộc nhóm INFP có lối sống chủ đạo là cảm xúc hướng nội, ở đó họ xử lý công việc theo cách họ cảm nhận về việc đó, hoặc theo cách mà việc đó phù hợp với hệ thống giá trị cá nhân của họ. Ngoài ra, INFP còn có một lối sống thứ hai thiên về trực giác hướng ngoại, ở đó họ tiếp nhận mọi việc dựa vào trực giác của mình.

Hơn các loại cảm nhận bằng trực giác khác, INFP tập trung vào làm cho thế giới ngày một tốt hơn. Mục tiêu chính của họ là tìm kiếm ý nghĩa của họ trong cuộc sống. Mục đích của họ là

gì? Làm thế nào họ có thể phục vụ nhân loại một cách tốt nhất trong cuộc sống của họ? Họ là những người lý tưởng hóa và cầu toàn, là những người làm việc không mệt mỏi trên con đường chinh phục mục tiêu mà họ đã chọn cho mình.

INFP có trực giác rất tốt về con người. Họ phụ thuộc rất nhiều vào trực giác của mình và sử

dụng những khám phá của mình để liên tục tìm kiếm giá trị trong cuộc sống. Họ ở trong một sứ mệnh liên tục tìm kiếm sự thật và ý nghĩa đằng sau sự việc. Mỗi sự chạm trán và mỗi kiến thức thu nhặt được đều được phân tích qua hệ thống giá trị của INFP và được đánh giá để xem liệu điều đó có tiềm năng giúp INFP xác định hoặc tinh chỉnh đường đi riêng của họ trong cuộc sống hay không. Mục tiêu ở cuối đoạn đường đó luôn không đổi – động lực của INFP là để giúp đỡ người khác và làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.

INFP nhìn chung rất chu đáo và tận tình, là người chịu khó lắng nghe và làm người khác cảm thấy thoải mái. Mặc dù họ có thể dè dặt trong biểu lộ cảm xúc, họ là người rất sâu sắc

trong việc chăm sóc và đặc biệt quan tâm đến việc thấu hiểu con người. Sự chân thành này được cảm nhận bởi mọi người làm cho INFP trở thành người bạn giá trị và đáng tin cậy. INFP có thể khá niềm nở với những người mà họ đã thân thiết.

INFP không thích xung đột và tìm mọi cách có thể để tránh xảy ra xung đột. Nếu họ phải đối mặt với việc này, họ sẽ luôn tiếp cận sự xung đột từ góc độ cảm xúc của mình. Trong tình huống xung đột, INFP ít quan trọng việc ai đúng ai sai. Họ tập trung vào những cảm nhận mà xung đột đó mang đến cho họ, và thật sự thì họ không quan tâm liệu họ có đúng hay không. Họ không muốn cảm thấy tồi tệ. Đặc điểm này đôi khi làm cho họ biểu hiện không hợp lý và thiếu logic trong các tình huống mâu thuẫn. Mặt khác, INFP làm trung gian rất tốt và thường giải quyết tốt các xung đột của người khác vì trực giác của họ hiểu được cảm xúc và quan điểm của người khác, và họ thật sự muốn giúp đỡ những người đó.

INFP rất linh hoạt và thoải mái, cho đến khi một trong những giá trị của họ bị vi phạm. Trước nguy cơ hệ thống giá trị của mình sắp bị đe dọa, INFP có thể trở nên hung hăng tự vệ, chiến đấu ngoan cường cho chính họ. Khi một INFP đã tiếp nhận một công việc hoặc dự án họ quan tâm, nó thường trở thành “sự nghiệp” cho họ. Mặc dù họ không phải là những cá nhân thiên về chi tiết nhưng họ sẽ bao trùm mọi chi tiết có thể với sự quyết tâm và mãnh liệt khi làm việc cho “sự nghiệp” của mình.

Khi nói đến những chi tiết đời thường về cuộc sống, INFP thường hoàn toàn không để ý gì về những điều này. Họ có thể đi những quãng dài trên thảm mà không để ý thấy một vết bẩn

nhưng họ lại rất cẩn thận và tỉ mỉ quét từng hạt bụi ra khỏi tập sách dự án của mình.

INFP không thích làm việc với những công việc logic và dữ liệu khô khan. Việc tập trung lên

cảm xúc và con người gây trở ngại cho họ khi đối mặt với các phán quyết khách quan. Họ không hiểu hoặc không tin vào hiệu lực của sự phán xét khách quan, điều này khiến họ khá kém hiệu quả trong việc sử dụng những phán xét này. Hầu hết INFP tránh phân tích khách quan, mặc dù một số INFP đã phát triển được khả năng này và có thể sử dụng khá hợp lý. Khi bị căng thẳng,

INFP thường lạm dụng lý luận phức tạp trong cơn nóng giận, tung ra dẫn chứng này (thường là không chính xác) đến dẫn chứng khác trong cơn giận không kiểm soát.

INFP có tiêu chuẩn rất cao và rất cầu toàn. Do vậy, họ thường nghiêm khắc đối với bản thân và thường không tự khen ngợi chính mình. INFP có thể gặp khó khăn khi làm việc nhóm trong các dự án bởi vì tiêu chuẩn của họ thường cao hơn những thành viên khác trong nhóm. Trong một số trường hợp, họ có thể có vấn đề về “kiểm soát”. INFP cần phải nỗ lực để cân bằng giữa lý tưởng cao của họ với những yêu cầu của sinh hoạt thường ngày. Nếu không giải quyết được sự mâu thuẫn này, họ sẽ không bao giờ cảm thấy hài lòng với chính mình và có thể trở nên bối rối và không biết làm gì với cuộc sống của họ.

INFP thường là các nhà văn tài năng. Họ có thể vụng về và không thoải mái khi thể hiện bản

thân bằng lời nói nhưng lại có một khả năng tuyệt vời để xác định và thể hiện những gì họ cảm thấy trên giấy viết. INFP cũng thường xuất hiện trong các ngành nghề dịch vụ xã hội như tư vấn hoặc giảng dạy. Họ thể hiện mình tốt nhất trong trường hợp họ làm việc hướng tới cộng đồng tốt đẹp và trong đó họ không cần phải dùng đến những lý luận phức tạp.

Những INFP có thể đem lại những điều to lớn và tuyệt vời khi làm việc trong lĩnh vực mà họ đươc đào tạo kỹ. Tuy vậy, họ thường không nhận công lao đó về mình. Một số INFP được

xem như những nhân tố kích thích lòng nhân đạo vĩ đại trên thế giới.

Các INFP nổi tiếng Đức Mẹ

Thánh John, tông đồ được chúa Jesus yêu mến nhất William Shakespeare

Julia Roberts, diễn viên(Conspiracy Theory, Pretty Woman, Erin Brockovich) John F. Kennedy, Jr.

Một phần của tài liệu Tài liệu trắc nghiệm tính cách MBTI (Trang 40 - 42)