Đánh giá chất lượng công việc trí thứ c:

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị học: Năng suất lao động tri thức (Trang 33 - 34)

III. XU HƯỚNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRI THỨC

g/ Đánh giá chất lượng công việc trí thứ c:

Đối với một số công việc tri thức, đặc biệt đối với một số công việc đòi hỏi trình độ tri thức cao, chúng ta cũng đã có phương cách để đo lường chất lượng hay giá trị của nó mang lại.

Để xác định chất lượng công việc tri thức và biến định nghĩa đó thành năng suất lao động tri thức trong thực tế thì phải xác định cho được nhiệm vụ là gì. Điều này đòi hỏi phải xác định cho được “kết quả” cần đạt được của một tổ chức hay một công việc là gì, đây là việc làm khó khăn, chứa đựng rủi ro và rất dễ gây tranh cãi. Từ đó, chúng ta mới biết được làm thế nào để thực hiện được công việc đó. Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với hầu hết các tổ chức cũng như lao động tri thức. Để giải quyết được đòi hỏi phải có sự tranh luận và sự bất đồng.

Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải thay đổi quan điểm biến quản trị con người thành quản trị tri thức hay dựa vào tri thức để từ đó tìm ra hoặc lượng hóa hay xác định được giá trị của năng suất lao động tri thức và có những chính sách đãi ngộ, khuyến khích các công việc tri thức qua đó làm tăng năng suất lao động tri thức.

Ví dụ : Một thanh tra viên của sở giao thông vận tải, việc đánh giá phải dựa vào số hồ sơ mà họ phải hoàn thành trong tháng, trong quí, trong năm. Nếu so sánh với mức bình quân của toàn sở họ luôn luôn cao thì phải có các chính sách khen ngợi, hay phát huy tìm năng của họ và tạo điều kiện cho các phòng ban khác nôi theo. Việc lượng hóa được chất lượng công việc và đánh giá công việc của họcần phải rõ rang minh bạch tránh sự hiểu nhầm và chủ quan.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn quản trị học: Năng suất lao động tri thức (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w