GIẢI PHÁP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU :

Một phần của tài liệu RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 25 - 26)

RO CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU :

Rủi ro trong thanh toán quốc tế một phần là do nhũng nguyên nhân chủ quan từ phía các đơn vị kinhdoanh XNK. Chính những yếu kém về nghiệp vụ đã khiến họ là người phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề nhất. Vì vậy, nhũng biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa rủi ro và đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK không thể không xuất phát từ phía 2 bên xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện nay có rất nhiều các đơn vị tham gia hoạt động XNK nhưng có không ít các giám đốc của các đơn vị này lại chưa sử dụng thành thạo ngoại ngữ do vậy khi đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng phải qua phiên dịch. Bên cạnh đó trình độ của cán bộ cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thương mại quốc tế. Như vậy, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương và nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong các đơn vị kinh doanh XNK hiện nay mang tính cấp thiết. Cụ thể phải chú trọng những vấn đề sau:

• Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

(1) Các đon vị khi tham gia XNK phải có cán bộ chuyên trách về XNK. Các cán bộ này phải qua đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp trong thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế, có năng lực trong công tác và đặc biệt phải có phẩm chất trung thực trong kinh doanh.

(2) Kiên quyết bài trừ tư tưởng làm ăn kiểu chụp giựt, lừa đảo. Trong kinh doanh, trung thực là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo duy trì quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng và do đó nó cũng chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triên của doanh nghiệp.

(3) Trong quan hệ thanh toán với Ngân hàng, các doanh nghiệp cần giữ vững chữ tín, thực hiện cam kết với Ngân hàng. Phải luôn giữ quan hệ chặt chè với Ngân hàng, thực hiện

đúng các chỉ dẫn của về các điều khoản của L/C. Khi có tranh chấp, doanh nghiệp cần thông báo ngay cho Ngân hàng và phối hợp với Ngân hàng để tìm ra nguyên nhân, giải pháp khắc phục chứ không nên quy trách nhiệm cho ngân hàng.

(4) Đối với các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, khi lập bộ chứng từ thanh toán cần phải chú ý đến những đặc điểm của từng loại chứng từ, nhất là nhũng chi tiết dễ bị sai sót và xuất trình bộ chứng từ theo đúng thoả thuận. Đối với doanh nghiệp nhập khấu, khi chấp nhận bộ chứng từ đê thanh toán tiền hàng cần kiêm tra hàng và/hoặc bộ chứng từ cẩn thận để tránh xảy ra tranh chấp về hàng hoá sau này đặc biệt là trong trường họp do nhu cầu cấp thiết về hàng hoá nên đã chấp nhận mọi điều kiện của chứng từ đê ngân hàng bảo lãnh cho nhận hàng trước khi chứng từ tới.

(5) Các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế phải lường trước được những bất lợi khi có tranh chấp xảy ra và bị khởi kiện ớ nước ngoài. Trong trường hợp bị khởi kiện ớ nước ngoài, do khả năng về tài chính và nghiệp vụ có hạn nên phía Việt Nam ít thành công trong các phiên toà quốc tế. Do vậy, khi được quyền chọn toà xử án khi có tranh chấp nên chọn Trọng tài xét xử trong nước (Tmng tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam) đê tránh những rủi ro trên.

Như vậy, chỉ khi các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế thực hiện đúng các điều kiện trên thì công tác thanh toán qua Ngân hàng mới nhanh chóng thuận tiện và hoạt động XNK của đơn vị mới có hiệu quả.

• Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU (Trang 25 - 26)