TỔNG CỘNG NGUỒN

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 29 - 35)

II. Nguồn kinh phí và quỹ

2. Nguồn kinh phí đã hình

TỔNG CỘNG NGUỒN

Trải qua năm 2012, một năm được đánh giá là khó khăn đối với các công ty khác, đến với năm 2013 cơ cấu và biến động của nguồn vốn lại thay đổi theo xu hướng tăng so với năm 2012. Cụ thể, tổng giá trị nguồn vốn năm 2013 tăng gần 710 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 28,64% so với năm 2012. Trong đó chỉ tiêu nợ phải trả đã tăng hơn 499 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 38,16% so với năm 2012; chỉ tiêu VCSH tăng với 210 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 17,98% so với năm 2012. Điều này làm cho tổng nguồn vốn năm 2013 tăng lên đáng kể. Đến năm 2014, nguồn vốn của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể: chỉ tiêu nợ phải trả đã giảm hơn 206 triệu đồng tương ứng tốc độ giảm 11,41% và chỉ tiêu VCSH tăng thêm 156 triệu đồng với tốc độ tăng 11,31%. Do tốc độ tăng của VCSH chậm hơn tốc độ giảm của nợ phải trả nên tổng giá trị nguồn vốn năm 2014 của công ty đã giảm 1,58% so với năm 2013.

1.2.2.1. Cơ cấu và biến động của Nợ phải trả

Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng khá tương đương nhau. Năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng giá trị nguồn vốn là 56,72% và năm 2014 giảm xuống còn 51,05%.

Thường thì tỷ trọng của nợ phải trả luôn lớn hơn VCSH. Nếu lớn hơn quá cao thì cho thấy công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính cao, nhưng công ty DRC mức độ lớn hơn không quá cao. Nên công ty có thể sử dụng đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế để đem lại lợi nhuận cho cổ đông thường với mức độ rủi ro không cao.

Năm 2013, nợ phải trả là 1.807.988.888.175 đồng so với năm 2012 đã

tăng 499.379.216.157 đồng tương ứng tốc độ tăng 38,18% là do các nguyên nhân tăng giảm từ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Cụ thể:

Nợ ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012, chỉ tiêu này tăng

396.301.968.714 đồng tương ứng tốc độ tăng 73,72% đưa nợ ngắn hạn năm 2013 lên mức 933.846.099.255 đồng. Năm 2013 nợ ngắn hạn tăng do công ty tăng vốn vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động. Trong đó:

• Thứ nhất, năm 2013, vay và nợ ngắn hạn của công ty là 544.334.100.930 đồng, so với năm 2012 đã tăng 427.157.294.159 đồng tương ứng tốc độ tăng 364,54%. Ta thấy trong khoản mục này thì chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ phải trả. Chỉ tiêu này tăng chủ yếu là từ các khoản nợ với các ngân hàng thương mại tăng mạnh. Việc này cho thấy trong năm 2013, công ty đã phụ thuộc khá nhiều về tài chính vào các tổ chức tín dụng, đây có thể xem là một tín hiệu không tốt.

• Thứ hai, phải trả người bán, năm 2013 giá trị này đã giảm 29.151.920.432 đồng xuống còn 147.437.663.089 đồng tương ứng tốc độ giảm 16,51%. Tuy đã trả nợ cho người bán, giữ uy tín cho công ty trên thị trường và khiến đối tác tin tưởng nhưng đây không hoàn toàn là tín hiệu tốt do công ty có thể gặp bất lợi trong vấn đề chiếm dụng vốn.

• Thứ ba, năm 2012 khoản phải trả người lao động là 39.477.039.156 đồng và tăng lên thành 60.331.096.214 vào năm 2013. Tăng hơn 20 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng là 52,83%.

Nợ dài hạn năm 2013 so với năm 2012, nợ dài hạn tăng 103.077.247.443

đồng là 874.142.788.920 đồng, so với năm 2012 đã tăng với tốc độ 13,37%. Nợ dài hạn năm 2013 tăng là do việc tăng của vay và nợ dài hạn tăng hơn 103 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 13,67%. Nguyên nhân nợ dài hạn tăng là do công ty đã vay mượn của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Quỹ đầu tư phát triên TP Đà nẵng để tiến hành thực hiện các dự án. Từ năm 2013, công ty đã cho triển khai cùng lúc thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe tải radial công suất 600.000 lốp/năm, di dời Xí nghiệp xăm lốp ô tô từ Bắc Mỹ An vào Khu công nghiệp Liên Chiểu. Các dự án này tiêu tốn tổng mức đầu tư khá lớn nên ngoài việc gia tăng vốn chủ sở hữu từ các cổ đông, công ty đã tiến hành vay nợ dài hạn từ ngân hàng. Chính vì vậy nợ dài hạn tăng mạnh trong năm 2013.

Năm 2014, khoản mục nợ phải trả đạt giá trị 1.601.617.932.437 đồng, đã giảm 206.370.955.738 đồng tương ứng 11,41% so với năm 2013. Nguyên nhân là do sự giảm đồng loạt của cả hai chỉ tiêu nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, cụ thể:

Nợ ngắn hạn đã giảm 140.699.100.871 đồng so với năm 2013 tương ứng

tốc độ giảm 15,07%, giá trị khoản mục này giảm xuống còn 793.146.998.384 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm mạnh của chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu khác đều tăng nhưng do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nhóm nợ phải trả nên những biến động tăng đó không ảnh hưởng lớn.

• Vay và nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng 42,44%, cao nhất trong khoản mục nợ phải trả nên những biến động của chỉ tiêu này ảnh hưởng rất lớn. Cụ thể: trong năm 2014, vay và nợ ngắn hạn đạt giá trị 336.582.800.603 đồng, giảm 207.751.300.327 đồng so với năm 2013 tương ứng tốc độ giảm 38,17%. Đây có thể xem là một tín hiệu tích cực vì nó là một trong những cơ sở khẳng định khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty.

• Các chỉ tiêu khác đều tăng nhưng do chiếm tỷ trọng thấp, giá trị lại nhỏ hơn so với chỉ tiêu vay và nợ ngắn hạn nêu trên nên không thể kéo nợ ngắn hạn tăng lên được. Tuy nhiên đây vẫn là tín hiệu tốt khi chỉ tiêu phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng mạnh. Phải trả người bán đã tăng thêm 17.616.735.893 đồng tương ứng tốc độ tăng 11,95% và đạt giá trị 165.054.398.982 đồng. Về khoản người mua trả tiền trước, dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng với tốc độ tăng 135,48% đã chứng tỏ uy tín của công ty trên thị trường và được khách hàng tin tưởng.

Nợ dài hạn năm 2014 đã chiếm tỷ trọng 50,48%, cao hơn tỷ trọng nợ ngắn

hạn trong nhóm Nợ phải trả. Khoản mục này đã đạt giá trị 808.470.934.053 đồng, giảm 65.671.854.867 đồng so với năm 2013 tương ứng tốc độ giảm 7,51%.

Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty

cũng như chủ động trong sản xuất kinh doanh. Khoản mục này có xu hướng tăng dần qua từng năm: Năm 2013, vốn chủ sở hữu tăng 210.268.052.850 đồng tương ứng tốc độ tăng 17,98% so với năm 2012, đạt giá trị 1.379.748.425.054 đồng, chiếm 43,28% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do biến động của hai chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn: Vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2013, giá trị là

830.738.490.000 đồng, tăng 138.449.040.000 đồng so với 2012 tương ứng tốc độ tăng 20%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty năm 2013 đã tăng thêm 41.832.741.813 đồng tương ứng tốc độ tăng 12,51%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt mức 376.232.977.096 đồng. Đến năm 2014, vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng 156.036.735.861 đồng tương ứng tốc độ tăng 11,31% và đạt giá trị 1.535.785.160.915 đồng vẫn do hai nguyên nhân chính là sự tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Qua việc phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn, ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng dần qua các năm, đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó thể hiện khả năng tự chủ, ít bị chi phối từ các chủ nợ, nhà cung cấp… Tuy vậy, nợ phải trả của công ty cũng chiếm tỷ trọng khá cao, tương đương vốn chủ sở hữu, nên công ty có thể gặp nhiều khó khăn như lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao, các ngân hàng hay chủ nợ cũng thường xem xét, đánh giá kĩ tỷ lệ nợ để quyết định có cho công ty vay hay không. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ đươc trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, công ty phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. Đồng thời, công ty cần có các giải pháp thích hợp để giảm số nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu.

1.2.3. Phân tích kết quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán, nó phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, lao động mà đơn vị đã thực hiện

được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố nên nó rất được quan tâm. Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai.

Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh

2013/2012 2014/2013

% %

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cao su đà nẵng (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w