Hệ thống mã nguồn WP

Một phần của tài liệu Đồ Án Thiết Kế Website Cổng Thông Tin Huyện Thanh Oai (Trang 28)

3.2.1 Cấu trúc

Cấu trúc của Wordpress bao gồm:

- Theme: Đây là một tập hợp các tập tin có chứa hình ảnh, âm thanh, code,.. giúp hình thành nên giao diện của trang web

- Template: Là một đoạn code được viết dưới dạng một hàm hay lưu trữ trong 1 file bằng ngôn ngữ PHP để có thể sử dụng lại nhiều lần. Cấu trúc theme của wordpress chính là tạo ra từ các template, được gọi bởi các hàm đã được xây dựng sẵn của wordpress hoặc do người dùng tự tạo.

- CSS: là code được viết bằng ngôn ngữ CSS dùng để tác động tới giao diện của toàn trang. Thông thường stylesheet chính được lưu vào file style.css nhưng cũng có thể tùy chỉnh do người dùng.

Một theme wordpress được tạo ra bằng hệ thống truy cập phân cấp vào các template, thông thường để gọi những template sẵn có wordpress cung cấp sẵn những hàm gọi đã được định nghĩa (các hàm thường bắt đầu bằng chữ wp_ ). Tất nhiên để có thể sử dụng được các hàm này thì bạn phải đặt tên các template theo chuẩn wordpress nếu không muốn phải định nghĩa lại.

Một theme cơ bản nhất của theme wordpress cần 2 file chính là index.php và style.css. Khi phát triển web hoàn thiện sẽ cần các file template khác, sau đây mình sẽ

giải thích những template quan trọng thường có trong các theme dựng sẵn, được lưu trong thư mục public.html/wp-content/themes:

- style.css : Stylesheet chính. Chứa các đoạn code CSS cho theme, được gọi từ header.

- rtl.css : File này tự động hướng trang web từ phải sang trái, có thể được tạo bằng plug-in RTLer.

- index.php : để hiển thị trang chủ, nó sẽ hiển thị những bài viết ở dạng tóm tắt hoặc thu gọn theo ý người lập trình

- comments.php : Các ý kiến hoặc phản hồi, ping back, track back tới trang web. Ở các template này không nên chứa các định nghĩa function mà bạn muốn thêm vào mà hãy để chúng trong hàm functions.php

- front-page.php : Trang front-page, thường dùng khi bạn muốn hiển thị một trang tĩnh

- home.php : Thường dùng khi bạn muốn có một front-page tĩnh nhưng có cập nhật các bài viết mới nhất

- single.php : Trình bày một post

- single-<post-type>.php : Trình bày post có sự điều chỉnh riêng nhất định. - page.php : Trình bày một page

- category.php : Trình bày một category – thư mục

- tag.php : Trình bày một tag, khi một từ khóa được truy vấn

- taxonomy.php : Trình bày một phân loại, khi một phân loại được truy vấn - author.php : Trình bày tác giả, người viết hay người phản hồi

- archive.php : Được sử dụng khi tác giả, ngày tháng, hay thư mục được truy vấn. Nó sẽ bị ghi đè bởi author.php, date.php, category.php

- search.php : Trình bày khi một kết quả tìm kiếm được truy vấn - attachment.php : Trình bày khi xem một tập tin đính kèm - image.php : Trình bày khi xem một hình ảnh đính kèm

- 404.php : Trình bày khi nhập sai URL, wordpress không thể tìm thấy bài viết phù hợp truy vấn.

Ngoài ra còn có thể có template khác tùy theo từng theme Cấu trúc theme wordpress

Về tổng quan một giao diện web trong wordpress sẽ được bố trí như trên. Trong đó các phần được định nghĩa như sau

Head và thanh tiêu đề (header.php)

- Bao gồm thẻ mở <html> và phần <head> và phần tiêu đề (navigation) hiển thị phần đầu của web.

- Link tới file CSS, dùng lệnh wp_head() để gọi stylesheet, script hay các fucntion khác.

- Gọi ra bởi hàm có sẵn trong wordpress là wp_get_header().

- Chứa các code về sidebar hai bên cạnh trang web về link blog, mây thẻ…. hiển thị hai bên của web.

- Các code có thể mặc định hoặc sẽ xuất hiện khi kích hoạt trong Appearance -> Widgets (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Single Post (post.php), Home (index.php), Page (page.php)

- Đã giới thiệu ở trên, sẽ hiển thị phần chính của web. Lưu trữ (archive.php)

- Hiển thị lưu trữ tiêu đề (tag, category, date-based, hoặc author archive). - Hiển thị một danh sách các bài viết trong đoạn trích hoặc hình thức đầy đủ - Bao gồm wp_link_pages () để hỗ trợ chuyển hướng các liên kết trong bài viết. Bình luận (comments.php), Tìm kiếm (search.php)

- Đây là các template chức năng, dùng khi cần sử dụng các chức năng này Footer (footer.php)

- Chứa các mã liên quan tới menu footer, đóng dấu bản quyền v.v…. hiển thị ở chân trang web.

- Chứa thẻ đóng </body> và </html>. Gọi ra bởi hàm có sẵn của wordpress là wp_get_footer().

3.2.2 Hệ thống CSDL của WP (2)

Có 2 cách để tạo cơ sở dữ liệu (CSDL) cho WP + Sử dụng PHPMYADMIN trên localhost, ta truy cập vào địa chỉ localhost/phpmyadmin tại đây chon Tab Database sau đó nhập tên và chọn bảng mã rồi nhấn Create để tạo CSDL.

+ Sử dụng tiện ích online của các webhosting vd như hostinger.vn

Sử dụng trình tự động nhập website để tải lên bản wordpress sau đó dùng trình tự động cài đặt tìm và chọn cài đặt wordpress sau khi điền đủ các thông tin ID và pass và chạy setup trình tự động cài đặt sẽ sinh ra file config và tự tạo một CSDL có liên kết với file config trên nằm trong website worpress đã tải lên.

3.3 Triển khai phát triển ứng dụng3.3.1 Giới thiệu về WP 3.3.1 Giới thiệu về WP

- WordPress là phần mềm mã nguồn mở được cung cấp miễn phí, sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ cơ sở dữ liệu MySQL. Do đó, nó thích hợp cho ai muốn đặt blog trên chính website sử dụng tên miền của riêng mình. Tuy nhiên, nếu không có tên miền riêng và chịu được một vài hình ảnh quảng cáo đôi khi xuất hiện, bạn vẫn có thể dùng chung với nhà cung cấp Automattic Production tại địa chỉ

http://wordpress.com tương tự các nhà cung cấp khác.

- WordPress là một dạng phần mềm mã nguồn mở, là hậu duệ chính thức của

b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi. Cái tên WordPress được đề xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính Matt Mullenweg.

- WordPress viết bằng PHP và sử dụng hệ quản trị MySQL. WordPress chạy tốt trên PHP5, hầu hết mọi host (dịch vụ lưu trữ trực tuyến) có PHP đều hỗ trợ WordPress. Nhiều Host (Godaddy, Host Gator, …) còn có chức năng tự động cài đặt WordPress.

- WordPress để đăng tải thông tin lên mạng, WordPress có chức năng như mọi Website khác. Nó có thể làm site tin tức, đánh giá, bán hàng… thậm chí là mạng xã hội.

Ngoài ra, WordPress còn hỗ trợ tạo Blog miễn phí trên WordPress.com để những ai không có điều kiện tài chính, kỹ thuật, thời gian… có thể sử dụng được WordPress.

- WordPress còn thêm vào một số tính năng nhỏ nhằm hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng như khả năng tự động lưu liên tục khi soạn thảo, nạp nội dung từ blog khác hay chia mục cho bài viết. Tuy nhiên, WordPress lại không có chức năng xem trước (preview) nội dung bài viết của mình, điều gây khó khăn cho người dùng khi họ cần xem xét và chỉnh sửa.

Các bản nâng cấp chính được chỉ định tên mã (codenames) đại diện cho các nhạc sĩ nhạc jazz nổi tiếng

3.3.2 Các version và những ưu nhược điểm VERSION DATE UPGRADES VERSION DATE UPGRADES

WordPress 0.7 27/5/2003 Là phiên bản đầu tiên. XHTML 1.1 complaint, có khuôn mẫu mặc định mới, giao diện quản trị mới. WordPress

0.71

09/06/200 3

Sửa lỗi và cập nhật bảo mật, tốc độ tăng 300%; Post status - Xuất bản, dự thảo, tư nhân;

WordPress 0.7.1.1

Sửa chữa lỗi nhỏ.

WordPress 0.72

11/10/200 3

Tập hợp nâng cấp lớn – Blogger import; an ninh và sửa chữa lỗi; cải tiến chức năng ban đầu; có mật khẩu bảo vệ cho bài viết; xmlrpc APIs mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WordPress Wiki

19/12/200 3

Chứa tất cả các tài liệu WordPress.

WordPress 1.0 03/01/200 4

Nâng cấp lớn - chỉnh sửa liên kết trên bài viết và đóng góp ý kiến; giới thiệu Permalinks; giao diện quản lý mới, allowance (phụ cấp) cho một số chuyên mục mỗi bài.

WordPress 1.0.2

14/03/200 4

Cosmetic fixes; di chuyển Loại cải tiến nhập khẩu. (Blakely)

4 hệ thống kiểm duyệt nhận xét được nâng cao. (Mingus) WordPress 1.2.2 15/12/200 4

Sửa chữa đăng nhập, an ninh và các vấn đề mã hóa email.

WordPress 1.5 2/2005 Tình trạng quản lý trang; hệ thống template/theme mới; mẫu mặc định mới. (Strayhorn)

WordPress 2.0 12/2005 Khả năng chỉnh sửa, công cụ quản lý tốt hơn; gửi bài, tải hình ảnh lên nhanh hơn; giao diện back - end; hệ thống import được cải tiến.

WordPress 2.1 22/01/200 7

Cập nhật - sửa lại giao diện; công cụ chỉnh sửa được cải tiến (kiểm tra chính tả và tự động lưu lại), các tùy chọn quản lý nội dung tốt hơn; tối ưu hóa nhiều loại mã và cơ sở dữ liệu. (Ella)

WordPress 2.2 16/05/200 7

Hỗ trợ mẫu widget; cập nhật hỗ trợ nguồn cấp dữ liệu Atom, tốc độ tối ưu. (Getz)

WordPress 2.3 24/09/200 7

Hệ thống phân loại mới, giao diện cải tiến như thông báo cập nhật dễ dàng; thủ tục hỗ trợ xuất bản Atom 1.0 đầy đủ. (Dexter)

WordPress 2.5 29/03/200 8

Giao diện đổi mới; hai phát hành (releases) có giá trị của mã mới.(Brecker)

8 bài/trang thay đổi theo khả năng, khả năng gửi bài từ bất cứ đâu trên web. (Tyner)

WordPress 2.6.1

15/08/200 8

Sửa chữa thêm một số lỗi.

WordPress 2.6.2

08/09/200 8

Thêm một số lỗi và sửa chữa bảo mật

WordPress 2.6.3

23/10/200 8

Thêm vài sửa chữa bảo mật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

WordPress 2.6.5

25/11/200 8

Sửa chữa bảo mật XSS và XML-RPC.

WordPress 2.7 01/12/200 8

Thiết kế lại bảng điều khiển quản trị; một số tính năng và sửa lỗi mới.

3.3.3 Thao tác cài đặt

Có 2 lựa chọn cho cài đặt wp là trên localhost hoặc trên Hosting

• Trong trường hợp bạn không có 1 hosting, không có internet hoặc muốn cài thử nghiệm trên máy tính để đảm bảo tốc độ khi thao tác do không bị ảnh hưởng bởi mạng thì chúng ta có thể chọn phương án cài trên localhost. Chúng ta vẫn có thể chuyển website từ localhost đã hoàn thiện lên host thật một cách dễ dàng. Có nhiều phần mềm cài đặt localhost như XAMPP, WAMPP, ở đây tôi xin ví dụ với XAMPP Sau khi cài đặt XAMPP

Và khởi chạy Apache và mysql ta tải về gói cài đặt WP và copy vào thư mục htdoc (giải nén) ta vào trình duyệt gõ localhost/phpmyadmin để tạo cơ sở dữ liệu cho wp sửa lại file config cho khớp tên csdl là có thể chạy được trang wp.

• Trường hợp bạn có hosting bạn có thể sử dụng phần mềm upload website như fileliza FTP hay CuteFTP để upload gói cài đặt Wp lên host, hoặc sử dụng trình tự động cài đặt của host để cài đặt gói, sau khi upload ta upload cả CSLD đã tạo bằng phpmyadmin hoặc sử dụng trình tạo CSDL của host.

3.4 Những ứng dụng bổ sung

3.4.1 Hệ thống bổ trợ ( plugin) WordPress Plugin là gì?

Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó mà mặc định WordPress không có. Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module bổ sung một chức năng nào đó mà bạn có thể cài vào WordPress.

Hiện tại số lượng plugin dành cho WordPress có thể nói là không đếm nỗi, chỉ tính riêng các plugin chính thức có trên thư viện plugin của WordPress.org thì đã có hàng

chục nghìn plugin khác nhau, chưa kể còn rất nhiều plugin trả phí khác được bán rải rác trên nhiều trang khác nhau.

Tại sao lại cần thiết sử dụng Plugin?

Có thể nói Plugin giống như sự bổ sung sức mạnh chi tiết cho WordPress, bạn muốn SEO cho website cũng cần Plugin, muốn tạo Popup cũng cần dùng Plugin hoặc muốn tạo tính năng của các trang bán hàng cũng phải sử dụng Plugin…Nói qua như vậy chắc bạn cũng hiểu được tầm quan trọng của Plugin rồi chứ. Tất cả những gì bạn muốn làm trên website đều có thể thực hiện thông qua Plugin, do đó, nó là phần cực kỳ quan trong cho sự hoạt động và phát triển của Website WordPress.

Một số Plugin ví dụ:

Plugin “SEO by Yoast” là một trong những plugin hỗ trợ SEO website tốt nhất cho bạn.

Plugin “TinyMCE Advanced” là một Plugin quan trọng, nó là tổng hợp những công cụ soạn thảo văn bản, căn chỉnh, soạn bài viết trên website của bạn.

Tải Plugin tại địa chỉ

WordPress https://wordpress.org/plugins/

Hoặc search từ khoá trên Google, nên search bằng tiếng anh và có thêm từ “wordpress plugin” đằng sau từ khóa để ra kết quả chính xác hơn.

Kiểm tra Plugin

Đây là bước cần thiết để bạn có được Plugin ưng ý, bạn cần kiểm tra những thông số sau:

Dựa vào tiêu chí sao để đánh giá, plugin được đánh giá càng nhiều sao thì càng uy tín

Bạn kiểm tra phần Description để xem Plugin này có những tính năng gì

3.4.2 Hệ thống giao diện ( theme)

Khi cài xong WordPress mặc định bạn sẽ sử dụng theme Twentyfourteen

Mặc định WordPress có sẵn 3 theme, vào quản trị xem phần Giao diện bạn sẽ thấy. Bạn cũng có thể thêm mới, kích hoạt theme tại đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có sẵn 3 theme sau khi cài WordPress, trong đó theme đang kích hoạt là Twentyfourteen

Có rất nhiều theme cho chúng ta lựa chọn để dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Bạn có thể tìm thấy ngay trong kho theme của WordPress. Hoặc lên google tìm theo ý của mình, có theme miễn phí hoặc trả phí (một số nhà cung cấp như themeforest,

elegantthemes…) thông thường theme trả phí sẽ làm bạn hài lòng tuyệt đối vì nó có đầy đủ các thành phần và hỗ trợ rất tốt nhưng không phải thế mà theme miễn phí không có chỗ đứng vì theme free cũng có rất nhiều lựa chọn và hình thức cũng rất bắt mắt.

3 cách cài theme WordPress Tìm và cài đặt theme từ thư viện

Nếu bạn là người mới học WordPress, mình khuyến khích bạn chỉ nên cài các theme miễn phí có sẵn trong thư viện của WordPress.Org để nắm rõ cách sử dụng và thiết lập một theme vì các theme ở đó đa phần đều dễ sử dụng đúng chuẩn của

WordPress và nhất là an toàn – không chứa mã độc.

Lúc này bạn sẽ thấy danh sách các theme có trong thư viện WordPress.Org, hãy ghi nhớ là thư viện nàycó hơn 2000 themes khác nhau lận đấy. Bạn có thể sử dụng các bộ lọc để tìm ra một theme phù hợp với sở thích/nhu cầu của mình.

Sau khi tìm ra một theme ưng ý, hãy ấn vào theme đó để xem thông tin và xem trước theme. Hãy lưu ý rằng, tính năng xem trước này chỉ có ý nghĩa tượng trưng chứ đôi lúc nó sẽ không hiển thị chính xác và đầy đủ các tính năng có trong theme đó.

Và ấn vào nút Activate lên để kích hoạt chứ cài xong nó chỉ nằm trên thư mục /wp- content/themes mà thôi chứ chưa được kích hoạt.

Sau khi kích hoạt xong, hãy vào Appearance –> Menus để thiết lập menu

Apperance –> Widgets để thêm một vài widget vào sidebar để theme hiển thị tốt nhất. Đồng thời, nhiều theme sẽ có thêm mục khu vực tùy chỉnh riêng được hiển thị trên menu bên tay trái của Dashboard mà ta thường gọi đó là Theme Options, nếu có thì hãy truy cập vào đó tùy chỉnh.

Cài theme bằng cách upload từ máy tính lên website

Giả sử bạn đang có một theme trên máy tính thì bạn hãy nén nó lại thành file .zip. Lưu ý rằng, bạn phải nén thư mục của theme đó chứ không nén luôn thư mục lồng vào nó. Ví dụ, khi giải nén ra thì theme của bạn phải có cấu trúc là /tên-theme/style.css1) thì mới chính xác chứ nếu giải nén nó ra mà nó thành/tên-thư-mục/tên-theme/style.csslà

Một phần của tài liệu Đồ Án Thiết Kế Website Cổng Thông Tin Huyện Thanh Oai (Trang 28)