Hiệu quả liệu pháp PRP trong làm lành vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nồng độ tiểu cầu, nồng độ bạch cầu trong PRP, thể tích PRP sử dụng, mức độ thương tổn của vết thương, kiểu thương tổn và thể trạng cũng như các bệnh lý kèm theo [31]. Vì vậy nhiều NC đã đưa ra kết luận rằng không có một khuyến cáo nồng độ nhất định cho mọi bệnh nhân. Theo Marx: nồng độ tiểu cầu trong PRP cần đạt tới là 1.000.000 tiểu cầu/μl, nồng độ thấp hơn không có hiệu quả, nồng độ cao hơn
cũng không cho hiệu quả cao hơn [35]. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu nếu con số này cao quá sẽ tạo hiệu quả ức chế ngược qua trình tăng sinh tế bào [116]. Theo Anitua và cộng sự cho rằng cần tối thiểu > 300.000 tiểu cầu/ μl PRP là có thể sử dụng trong điều trị [33]. Theo Mazzucco và cs năm 2009, nồng độ tiểu cầu đạt hiệu quả điều trị là trên 200.000 tiểu cầu/ μl (G/l) trong PRP (dẫn theo Mazzocca [113]). Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ tiểu cầu trung bình trong PRP là 436 G/l (bảng 3.18) đạt mức tiêu chuẩn có thể sử dụng để điều trị theo Anitua và Mazzucco.
Một số nghiên cứu nhận thấy nồng độ tiểu cầu để liệu pháp điều trị PRP có hiệu quả cần đạt khoảng từ 2- 8 lần mức căn bản. Một số nghiên cứu khác đề nghị nên đạt gấp 3-5 lần nồng độ tiểu cầu ban đầu của bệnh nhân, đồng thời hiệu quả điều trị không chỉ căn cứ vào nồng độ tiểu cầu mà còn phụ thuộc tổng lượng tiểu cầu đưa vào mô tổn thương [31]. Theo Weibrich, mỗi một bệnh nhân khác nhau có thể cần tới một nồng độ và số lượng tiểu cầu khác nhau để đạt tới hiệu quả điều trị [117]. Tuy nhiên theo tác giả Graziani trong một nghiên cứu in vitro, với nồng độ tiểu cầu trong PRP vượt quá 4 lần mức bình thường có thể gây hiệu quả ức chế ngược trong quá trình tăng sinh tế bào [116]. Theo kỹ thuật ACP của Arthrex thì nồng độ tiểu cầu trong PRP chỉ cao gấp khoảng 2 lần so với tiểu cầu trong máu toàn phần nhưng vẫn cho hiệu quả tối ưu [112-114]. Đây cũng là kỹ thuật tách PRP chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu của mình và cho con số 436 G/l tức tương đương cao gần gấp 2 so với nồng độ tiểu cầu cơ bản trong máu toàn phần là 240 G/l (bảng 3.18). Trong nghiên cứu của Mazzocca và cs [113] đề cập ở trên, tách theo kỹ thuật ACP của Arthrex cho số tiểu cầu trong PRP là 378.300/ μl tiểu cầu so với nồng độ tiểu cầu máu là 142.700/ μl, tức gấp khoảng 2,5 lần, vừa đạt trong khoảng 2-4 lần và có lượng tiểu cầu tuyệt đối trên 300.000/ μl để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Trong PRP có thể chứa một số lượng nhất định bạch cầu tùy thuộc kỹ thuật tách. Trong NC của chúng tôi lượng bạch cầu trung bình trong PRP là 0,52 G/l, rất thấp so với bạch cầu trung bình trong máu toàn phần là 7,1G/l (bảng 3.18). Con số 0,52G/l tương đương với một nghiên cứu của Arthrex có số lượng bạch cầu trong PRP tách theo phương pháp ACP là 0,62 G/l [114]. Theo một số NC, khi lượng
PRP chứa nhiều bạch cầu có thể dẫn đến tình trạng bạch cầu hoạt hóa giải phóng ra MMPs (matrix metalloproteinases) và IL-1β (interleukin) và một số enzym tiêu protein gây thoái giáng chất căn bản, hủy hoại mô xung quanh, ức chế tăng sinh tế bào làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị ([114], dẫn theo Mazzocca [113]).
Hiệu quả liệu pháp PRP còn phụ thuộc vào mức độ bài tiết các protein trong quá trình hoạt hóa tiểu cầu. Mức độ bài tiết này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: lượng protein chứa trong các hạt α (phụ thuộc vào từng bệnh nhân); quá trình tách PRP [31]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ TGF- β1 trong PRP là 148,6 ±106,7 ng/ml (5,6- 400,5), cao gấp hơn 10 lần nồng độ trong máu toàn phần là 13,8 ±14,0 (0,6- 62,3) ng/ml (bảng 3.18). Nghiên cứu của Weibrich [117] trên 115 người tình nguyện khỏe mạnh (phương pháp ly tâm hai lần) có nồng độ TGF- β1 trong PRP là 169 ± 84 ng/ml; nghiên cứu của Eppley (dẫn theo [31]) trên 10 người tình nguyện khỏe mạnh (phương pháp ly tâm hai lần) là 120 ± 42 ng/ml. Cả 2 NC trên đều cho kết quả tương đương với NC của chúng tôi. Một nghiên cứu khác khi so sánh phương pháp ACP ly tâm một lần của Arthrex có số lượng tiểu cầu thấp và bạch cầu thấp với với phương pháp ly tâm một lần có số lượng tiểu cầu và bạch cầu cao (GPS III Platelet Concentrate System- Biomet, Warsaw, Indiana) và phương pháp ly tâm hai lần (PRP ds- double spin) cho thấy dù số lượng tiểu cầu thấp nhất so với 2 phương pháp trên nhưng nồng độ các yếu tố tăng trưởng nhìn chung là tương đương với phương pháp ly tâm hai lần kinh điển, thấp hơn với phương pháp tách PRP theo GPS III [113]. Tuy nồng độ các yếu tố tăng trưởng của phương pháp tách PRP theo GPS III cao hơn hai phương pháp còn lại nhưng với lượng bạch cầu rất cao sẽ là bất lợi cho ứng dụng trong điều trị như sẽ phân tích ở trên.
Về mối tương quan giữa một số đặc điểm của BN với nồng độ yếu tố tăng trưởng TGF- β1: theo nghiên cứu của chúng tôi, không có mối tương quan giữa một số đặc điểm lâm sàng như tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, giai đoạn bệnh, chỉ số BMI, mức độ thang điểm VAS, WOMAC với nồng độ yếu tố tăng trưởng TGF- β1. Có mối tương quan yếu giữa nồng độ yếu tố tăng trưởng TGF- β1 với tiểu cầu máu (hệ số tương quan Pearson rp=0,31) và tiểu cầu PRP (rp= 0,37) (bảng 3.19). Kết quả
này cũng tương tự nghiên cứu của Weibrich [117] là không có mối tương quan giữa nồng độ yếu tố tăng trưởng TGF- β1 với tuổi, giới trong khi có mối tương quan yếu giữa nồng độ TGF- β1 với số lượng tiểu cầu trong máu (hệ số tương quan Spearman rs=0,24) và tiểu cầu trong PRP (rs= 0,34). Sở dĩ vậy vì các tác giả cho rằng có sự khác biệt cao giữa từng cá thể trong sản xuất cũng như dự trữ các yếu tố tăng trưởng nguồn gốc tiểu cầu, do đó số lượng tiểu cầu trong máu hay trong PRP không trở thành chỉ số để dự đoán được nồng độ TGF- β1 trong PRP. Như vậy không có một chỉ số lâm sàng hay cận lâm sàng có giá trị quyết định tới hiệu quả của liệu pháp điều trị PRP mà hiệu quả phụ thuộc vào tổng hòa các mối quan hệ như nồng độ tiểu cầu, nồng độ bạch cầu trong PRP, thể tích PRP sử dụng, mức độ thương tổn của vết thương, kiểu thương tổn và thể trạng cũng như các bệnh lý kèm theo [31].
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ, TÍNH AN TOÀN CỦA LIỆU PHÁP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU TỰ THÂN