Concept 2 :

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cơ khí: Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ FV (Trang 42 - 50)

- Cắt 6 miếng kim loại hình chữ L cũng làm giống vấu chữ U về kích thước , nhưng vấu chữ L đánh bóng được cả mặt trong , do dánh bóng cả mặt trong mặt ngoài nên bị lồi lõm khinh khủng hơn

- Làm xong thì đợi động cơ để khoan lỗ vít động cơ

- Lý do làm lần đấu và kinh phí nhóm chưa đóng góp đủ nên mua được 1 cái động cơ , ta tiến hành khoan lỗ , nhưng không biết khoan kiểu gì ( cả nhóm nhìn nhau )

- Đánh dấu cũng áng chừng , lấy thước kẹp đo rồi vạch trên vấu chữ L cũng không được chuẩn xác lắm , khoan 1 lỗ to là M19 và 4 lỗ nhỏ là M4

ra kết luận là vấu chữ L lấy kích thước là dài 40mm, cao 40mm, rộng 40mm +) Trong quá trình làm concept1 và concept đã có nhiều kinh nghiệm về máy móc cũng như cách gia công nên tiến độ làm nhanh hơn

3.3. Concept 3 :

- Cắt 7 miếng kim loại hình chữ L dài 42mm đến 43mm, chiều cao khoảng 43 đến 45mm, còn riêng về chiều rộng thì chuẩn là 40 theo thông số nhà sản xuất ( vì đây là cắt từ thanh có sẵn tại xưởng ).

- lý do cắt 7 cái vấu chữ l là vì qua nhiều lần làm thì hay bị hỏng nên làm dư ra 1 cái để dự phòng

- cho từng cái một vào gá kẹp chặt lại rồi mài đi còn lại đúng kích thước 40x40x40 , nhưng làm toàn bị hụt , không được cái nào hoàn chỉnh cả ,

- Sau khi mài xong ta đem đi đánh bóng cả mặt trong và mặt ngoài, rồi đi rũa ba via

+) Động cơ mua mới nhỏ hơn động cơ trước nên phần vít ốc cũng khó hơn

-Lần này là ý tưởng đánh dấu để khoan lỗ có phần độc đáo là cắt 4 con ốc rồi mài đi phần đuôi ( dùng để vặn ốc ), rồi mài cho giống phần đầu rồi đi rũa làm sao cho ko bị mất ren . sau đó lấy tay vít 4 con ốc đó vào động cơ rồi lấy bút xóa tô lên đầu kia và đặt vấu chữ L lên động cơ để cho mực bút xóa in vết lên vấu chữ L . nhưng làm bằng cách này cũng không chuẩn xác vì mực bút xóa nhanh khô nên khi cho lên có 4 vết thì cái thì mờ cái thì nhiều mực bút xóa bị nhòe nên mất tâm

-Thử đi thử lại cũng được tương đối

-Ta làm được 6 cái vấu chữ L có in dấu bút xóa và đem đi đánh dấu bằng đinh nhọn để khi khoan không bị chạy tâm

-Khoan 5 lỗ 3mm xong khoan lỗ giũa tiếp là 5mm , rồi khoan lên 10mm , xong khoan lên 13mm là vừa cái đầu của động cơ

-Khoan rất khó, đều là cho vào gá kẹp chặt lại nhưng chỉnh rất hay bị lệch tâm, máy khoan rung rất mạnh nên gá kẹp không cẩn thận là rất bị nguy hiểm cho người khoan và bị hỏng máy, gãy mũi khoan. Trước khi khoan t lên kiểm tra nút nguồn điều chỉnh , kiểm tra mũi khoan nên mài mũi khoan , kẹp chặt

mũi khoan ( nếu ko kep chặt mũi khoan khi khoan sẽ bị thụt mũi khoan vào trong hoặc bị gắn chặt vào phôi , rất nguy hiểm ) . Khi làm mà không mài mũi khoan để mũi khoan cùn đễ bị cháy mũi khoan ( bài học rút ra từ nhiều lần khoan ).

- Trước khi gá ta kẹp phôi chặt lại di chuyển gá kẹp sao cho đầu mũi khoan trùng

với vết đánh dấu ,sau đó nâng mũi khoan lên và vít chặt 2 con ốc của gá kẹp và bàn máy lại sao cho thật chặt. Rồi ta mới tiến hành khoan. Mặc dù là gá chặt rồi nhưng cần phải có 2 hay 3 người giữ cho bàn máy đỡ rung đỡ bị loét lỗ

- Khi khoan xong ta ướm vào động cơ nhưng rất là lệch xo với 4 lỗ nhỏ và 1 đầu

động cơ . Rồi tiến hành khoan rộng ra ( lỗ nhỏ lên 4mm lỗ to lên 14mm ) nhưng vẫn ko vừa ( nhìn đã không vừa thì làm sao vặn ốc được )

→ Không đạt yêu cầu về độ chính xác

→ Rút ra kinh nghiệm là không lên khoan rộng ra nếu khoan rộng ra khi nắp vào thì giữa động cơ và vấu chữ L sẽ bị lệch và bị lắc lư, ốc vít không chặt được

3.4.Concept 4

- Qua nhiều lần thử nghiệm thì vấu chữ L cần độ chính xác hơn và cần độ tinh tế tiến ra vào bị hỏng

- Nhưng với sự cố gắng và quyết tâm nên em đã cố gằng hoàn thành bằng được ( với sự chỉ dẫn của anh hiếu ) . Mới đầu làm cung bập bễnh , bối rối , xong dần dần cũng quen

hành thay dao ngón để phay ( thay được con dao ngón bẩn hết quần áo luôn ) - Quá trình phay dao ngón rất lâ, rất từ từ

- Phay đi từng 1mm đến 2mm một ( có tưới nước nhưng khói mù lên , cũng hơi run run khi làm lần đầu )

- Phay đi phôi còn lại là dày 3mm

- Gá phôi cũng là giai đoạn kì công , gá làm sao cho phần phôi trên bàn gá kẹp là 38mm còn kẹp ở dưới là 2mm . ( nếu gá ko cẩn thận khi phay sẽ bị lệch phôi hoặc nặng hơn là bị văng phôi ra bên ngoài, gãy dao , rất nguy hiểm ) - Nếu gá phôi chặt quá dẫn tới phôi bị bóp méo hay bị in vết trên phôi

 Rút ra bài học là không nên gá bằng các này, vẫn bị sai số do khi phay hay bị lệch

- Sau khi phay xong kiểm tra kích thước và lau khô rồi rũa cẩn thận \

- Ta để 1 mặt lại là 40x40 (mm) để gắn động cơ còn mặt kia gắn vào thân ta cắt đi 1 nửa 20x40(mm)

hơn nữa . Cả nhóm bàn bạc và đưa ra ý kiến cá nhân và thống nhất ý kiến đem phay từ cục thép hình hộp. Để đạt được sự chính xác cao nhất.

- Quá trình phay cũng rất chi là gian nan, do điều kiện ở xưởng có hạn nên dùng máy phay không được trơn tru cho lắm, máy bị hỏng nhiều chỗ nhưng khó khăn nhất là hỏng phần di chuyển bàn máy lên xuống bị chập chờn , bàn máy tịnh Ta tiến hành đánh dấu : vì là mặt gắn động cơ là 40x40(mm) nên ta lấy thước kẹp đo chia đôi để lấy tâm ( tâm lỗ to là 13mm )

- Từ tâm đó ta đo kích thước ( bằng thước kẹp ) để đánh dấu 4 lỗ nhỏ là 3mm

- Vì dánh dấu bằng thước kẹp nên khi đo tay rung là hay bị lệch và bị sai số lên dẫn tới đánh dấu cũng bị lệch

- Sau khi đánh dấu xong ta tiến hành khoan như concept 3 - Khoan xong tâ tiến hành mài rũa cẩn thận sạch đẹp

- Nhưng khi lắp vào vẫn không khớp so với động cơ, có chăng chỉ khớp nhiều nhất được 4 lỗ ( 1 lỗ to và 3 lỗ nhỏ ). Xong thảo luận cả nhóm và đưa ra quyết định khoan to 1 lỗ bị lệch ra . Mặc dù là có khoan lên 4,5mm nhưng vẫn không vừa 5 lỗ, nếu khoan lên 5mm thì sẽ bị lọt ốc. Cuối cùng là vẫn lấy mũi khoan là 3mm nhưng gá thì theo hướng lỗ ốc vít của động cơ ( tức là cho mũi khoan kéo lên kéo xuống nhưng không cho mũi khoan tật ra lỗ của phôi, rồi kéo bàn máy về phía mong muốn). Làm như vậy thành ra lỗ không còn là hình tròn nữa mà là hình elip, vít ốc thì vẫn vít được nhưng bị nghiêng ốc, dẫn đến là bị kẹt ren của lỗ ốc động cơ, nếu cố tình vít vào sẽ bị phá ren lỗ ốc của động cơ.

- Có cái lỗ bị lệch đem đi hàn lại và mài, rũa đi . rồi đi đánh dấu khoan , nhưng do mối hàn trắc nên vẫn bị chạy vào nốt hàn cũ và bị hỏng

- Khoan 6 cái vấu chữ L thì lỗ to của 5 cái vấu chữ L chỉ được tương đối còn 1 cái vấu bị lệch , khoan lỗ to ấy lên 10mm thì ta tiến hành ghì bàn máy về tâm. Sau đó lấy 1 cái vấu chữ L được xem là chuẩn nhất, ta gá 2 cái ốp vào nhau ( sao cho 2 mặt để lắp động cơ ốp vào với nhau ), xong rồi gá chặt 2 cái lại với nhau sao cho cái chuẩn để bên trên cái bị hư để bên dưới. Lấy mũi khoan 13mm khoan theo cái trên , nhưng ta gim chặt bàn máy lại , không cho mũi khoan bị lắc lư

- Đến phần lắp ghép vấu chữ L vào động cơ cũng bị kẹt không nhét vào được , mặc dù là rũa kĩ , xong lại đem đi khoan lên mũi khoan 13,5mm

- Có những cái lỗ to bị lệch, bị nghiêng lỗ lên phải khoan to ra là 14mm , thế là nhiều cái bị to quá

đến không chuẩn xác

→ Đánh dấu để khoan không chuẩn xác dẫn đến khoan không chuẩn và bị lệch độ chính xác thấp không vít ốc được.

→ Rút ra kinh nghiệm không nên gá phôi để phay như vậy, rất nguy hiểm và bị hỏng phôi

3.5. Concep 5 ( bản hoàn chỉnh )

- Cũng là làm từ 6 cục kim loại bằng thép hình khối ta đem đi phay 6 mặt ngoài của 1 cái đi còn lại chiều dày của phôi là 2mm và chiều cao,rộng,dài là 41x41x41(mm)

- Sau đó đem đi rũa và đem đánh bóng, lau khô - Rồi lắp dao phay ngón để phay

- Với sự hướng dẫn của anh bách và ý tưởng của e, tiến hành gá phôi rất đặc biệt là đem đem hàn phôi lại với cục gá (rất chắc và không bị lệch khi phay )

- Bàn máy được đo bằng máy gá để gá vuông góc nhất

- Sau khi gá xong ta tiến hành phay, phay xong ta mài các mối hàn và đem đi rũa - Xong ta thay dao để phay các kích thước dư đi còn chiều dài, rộng, cao là 40x40x40(mm)

- Đem đi đánh bóng bằng rũa và giấy giáp

- Với sự giúp đỡ của các anh ở xưởng ta tiến hành đánh dấu bằng máy CNC ( không còn gì tuyệt vời hơn nữa là chính xác đến từng minimet )

- Mang đi khoan rất chi là cẩn thận, cho từng cái vấu vào gá nhưng rất nhẹ nhàng, sợ bị cong méo. Khi khoan thì căn chuẩn nhất có thể là đưa mũi khoan vào vết đánh dấu

- cuối cùng là đi ta rô lỗ và rũa đánh bóng kĩ rồi đi lắp vào động cơ, chưa bao giờ thấy được sự vừa vặn đến thế , cứ như là làm trong dây truyền công nghệp , ở đó toát lên sự tinh tế đến kì diệu

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của công nghiệp hiện nay, mỗi tổ chức, doanh nghiệp muốn đứng vững cần có một sự đột phá trong kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất. Áp dụng công nghệ kỹ thuật cơ khí vào hoạt động sản xuất công nghiệp là hướng đi tất yếu để có một nền công nghiệp hiện đại, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm.

Trong quá trình thực tập tại Công ty CP phụ kiện công nghệ FV được sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo hướng dẫn và các cô chú ,anh chị trong phân xưởng có khí và lãnh đạo trong công ty, em đã nhận thức được mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận để hoàn thành được khóa thực tập của mình .Nhờ đó em đã có thời gian tìm hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cơ khí vào trong hoạt động sản xuất tại các phân xưởng. Điển hình là các máy gia công (CNC) thay thế cho các loại máy gia công truyền thống. Điều này đã mang đến cho công ty một lợi ích lớn, nhờ khả năng làm việc bền bỉ, độ chính xác vượt trội và năng suất cao.

Được tham gia vào quá trình sản xuất dưới sự hướng dẫn tận tình của các cô chú anh chị em đã học hỏi và làm quen với môi trường làm việc thực tế được hướng dẫn về tác phong làm việc, an toàn lao động và tổ chức quản lý cũng như sản xuất trong phân xưởng.

Vì thời gian thực tập, nghiên cứu cũng như khả năng và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các cô chú trong phân xưởng cơ khí để em có thể hoàn thiện hơn bài báo cáo này.

Nhận xét và xác nhận của công ty: ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cơ khí: Công ty Cổ phần công nghiệp phụ trợ FV (Trang 42 - 50)