0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tiền lương năng suất do kinh doanh có hiệu quả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO BỘ PHẬN VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI (Trang 50 -55 )

- LĐ thực tế SDBQ

3. Tiền lương bình quân (1000 đồng/tháng)

3.2.2.2 Tiền lương năng suất do kinh doanh có hiệu quả

Phần tiền lương năng suất theo hiệu quả kinh doanh của văn phòng, với kết quả kinh doanh có lãi (đã loại trừ lợi nhuận từ kinh doanh kho bãi của công ty) đến cuối năm được trích để chi lương cho cán bộ công nhân viên văn phòng công ty như sau:

- Kết quả kinh doanh lãi nhưng không đạt kế hoạch được trích 20% lợi nhuận kinh doanh văn phòng.

- Kết quả kinh doanh lãi đạt kế hoạch trở lên thì phần lãi đạt kế hoạch được trích 20% lợi nhuận kinh doanh văn phòng và phần vượt kế hoạch được trích thêm 10% (là 30%) lợi nhuận của văn phòng.

- Tiền lương năng suất được tạm ứng và phân phối vào cuối quý (căn cứ kết quả sản xuất kinh doanh và lũy kế đến quý báo cáo)

Đó là tỷ lệ trích lương năng suất theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, phần tiền lương năng suất này được phân phối theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ và đóng góp của từng cá nhân và được phân loại theo năng suất lao động và chức danh công việc như sau:

- Loại A - hệ số 1,3

Loại A bao gồm những cán bộ công nhân viên có nhiều cố gắng, tích cực trong công tác, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao, có tinh thần học hỏi cao. Ngoài nhiệm vụ chính được giao còn đảm đương thêm các công việc khác khi có yêu cầu, có ý kiến đề xuất, đóng góp để giải quyết công việc hiệu quả hơn, có tinh thần đoàn kết xây dựng đơn vị, chấp hành tốt nội quy, quy

chế của công ty, không vi phạm pháp luật. Đảm bảo tối thiểu đủ thời gian làm việc theo quy định (8giờ/ ngày; 5 ngày trong 1 tuần) và tận dụng tối đa thời gianlàm việc. Có thời gian nghỉ ốm đau thai sản dưới 10 ngày/quý.

- Loại B - hệ số 1,0

Bao gồm những cán bộ công nhân viên có cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, nhưng còn thiếu sót như chưa chủ động trong công việc được giao hoặc có lúc chấp hành chưa tốt về nội quy, quy chế của công ty như đi muộn, về sớm từ 3 đến 5 lần / tháng. Có thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 10 ngày đến dưới 22 ngày, không đảm bảo năng suất lao động.

- Loại C - hệ số 0,7

Bao gồm những cán bộ công nhân viên chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhưng ý thức tổ chức kỉ luật yếu, vi phạm nội quy, quy chế của côgn ty đi muộn về sớm từ 6 lần trở lên/ tháng dựa trên bảng theo dõi của bảo vệ. Có thời gian nghỉ ốm đau, thai sản từ 22 ngày đến 44 ngày/ quý, không đảm bảo năng suất lao động.

Những trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ việc không hưởng lương trên 44 ngày / quý, không đảm bảo năng suất lao động thì không xét bình bầu năng suất lao động.

Với cách phân loại để tính lương năng suất như trên có thể thấy hệ số và tiêu chí đánh giá không chặt chẽ, và không cụ thể rõ ràng. Từ đó không nâng cao được tính kỉ luật trong lao động và hiệu quả hoạt động lao động không cao. Không những vậy còn có thể là cơ sở để một số người cố tình vi phạm kỉ luật như đi muộn về sớm nhưng họ vẫn không vượt quá giới hạn của phạm vi quy định và đương nhiên họ vẫn được xếp lương tốt. Vì vậy việc xây dựng lại tiêu chí này là điều công ty cần sớm thực hiện.

Việc bình bầu được diễn ra ở từng phòng ban, hàng quý các phòng nghiệp vụ tổ chức bình xét phân loại năng suất lao động dựa vào tiêu chuẩn

A, B, C nêu trên và gửi về phòng tổ chức nhân sự công ty trước ngày 29 hàng tháng.

Ngoài ra để tính tiền lương năng suất cho mỗi cán bộ công nhân viên công ty còn quy định hệ số trách nhiệm, đối với ban điều hành công ty tiền lương trách nhiệm sẽ được quy định cụ thể khi công ty hoạt động có lãi và mức lãi đạt và vượt kế hoạch. Dưới đây ta có bảng tổng hợp cán bộ công nhân viên văn phòng công ty lĩnh tiền lương năng suất quý IV năm 2007 như sau:

STT Bộ phận Số người Số tiền (đồng) 1 2 3 4 Phòng tổ chức nhân sự Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường 30 13 14 3 225.899.100 114.617.680 132.639.720 26.503.000 Tổng 60 499.659.500

Bảng 3.5: Tổng hợp cán bộ nhân viên văn phòng công ty lĩnh tiền lương năng suất quý IV năm 2007

Nguồn: phòng tổ chức nhân sự

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy quỹ lương năng suất quý IV- 2007 của văn phòng công ty là 499.659.500 đồng, như vậy tiền lương năng suất mỗi cán bộ công nhân viên trong quý là 499.659.500/60=8.327.658 đồng. Tức tiền lương năng suất bình quân của cán bộ công nhân viên văn phòng công ty trong 1 tháng là 2.775.886 đồng trong khi đó tiền lương bình quân theo lao động ở công ty năm 2007 là 3.580.000 đồng/ tháng (theo bảng 3.1: Giải trình xây dựng đơn giá tiền lương năm 2008), tiền lương năng suất bằng 77,5% tiền lương cơ bản. Như vậy tiền lương năng suất cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn và quan trọng đối với thu nhập thực lĩnh của người lao động nói chung, nên việc chi trả lương năng suất cho cán bộ nhân viên văn phòng công ty cần phải rõ

Tiền lương năng suất của cán bộ nhân viên văn phòng công ty được tính theo công thức sau:

TLNS=Hi1 × Hi2 × MLNSBQ

Trong đó:

TLNS: tiền lương năng suất của công nhân i

Hi1: Hệ số năng suất lao động được bình bầu của mỗi cán bộ công nhân viên

Hi2: Hệ số trách nhiệm (nếu có) của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty

MLNSBQ: Mức lương năng suất bình quân theo hệ số chung của công ty Để tính tiền lương năng suất cho từng cán bộ nhân viên văn phòng thì công ty có một số quy định:

+ Với 3 hệ số năng suất lao động được bình bầu: Loại A: Hi1=1,3

Loại B: Hi1=1,0 Loại C: Hi1=0,7

+ Quy định về hệ số trách nhiệm như sau:

- Tổng giám đốc công ty: hệ số 5,0 của mức năng suất được bình bầu - Phó Tổng giám đốc công ty: hệ số 4,0 của mức năng suất được bình bầu

- Trưởng phòng nghiệp vụ, trưởng ban kiểm soát công ty: hệ số 3,0 của mức năng suất được bình bầu

- Phó trưởng phòng nghiệp vụ, trợ lý tổng giám đốc: hệ số 2,5 mức năng suất được bình bầu

- Chuyên viên kế toán tổng hợp, chuyên viên kế toán công nợ, chuyên viên kế toán hàng hóa, chuyên viên - nhân viên giao nhận – bán hàng, chuyên viên xuất nhập khẩu, chuyên viên quản lý kho bãi: hệ số 2,2 của mức năng

suất được bình bầu

- Chuyên viên nghiệp vụ khác, tổ trưởng tổ bảo vệ, tổ trưởng tổ lái xe: hệ số 2,0 của mức năng suất được bình bầu

- Lái xe, bảo vệ, trông xe: hệ số 1,5 mức năng suất được bình bầu

- Nhân viên phục vụ, nấu ăn, tạp vụ: hệ số 1,0 mức năng suất được bình bầu. Từ các quy định về cách tính lương năng suất như trên sau đây ta có bảng chia lương năng suất cho các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán của quý IV – 2007: STT họ và tên Loại nslđ hệ số ns HS trách nhiệm tổng hệ số số tiền (đồng) 1 Đặng Hồng Linh A 1.30 4.00 5.20 16.213.600 2 Trần Đức Phi (A 2 tháng) A 0.87 4.00 3.48 10.850.640

3 Nguyễn Lê Minh Tâm A 1.30 3.00 3.90 12.160.200

4 Phạm ngọc Ánh A 1.30 2.50 3.25 10.133.500

5 Đặng thị Yến A 1.30 2.50 3.25 10.133.500

6 Đặng thị Thanh A 1.30 2.00 2.60 8.106.800

7 Lê thị Tho A 1.30 2.20 2.86 8.917.480

8 Trâng Hoa Lý A 1.30 2.20 2.86 8.917.480

9 Lê Hoàng Yến A 1.30 2.20 2.86 8.917.480

10 Nguyễn Thị Anh Đào A 1.30 2.20 2.86 8.917.480

11 Nguyễn thanh Hòa A 1.30 2.20 2.86 8.917.480

12 Dương T Phương Hiền C 0.50 2.20 1.10 3.429.800

13 Bùi thị Thanh Thủy A 1.30 2.20 2.86 8.917.480

14 Mai thị Hạnh A 1.30 2.00 2.60 8.106.800

16.97 35.40 42.54 132.639.720

Bảng 3.6: Bảng chia lương năng suất quý IV năm 2007 của phòng tài chính kế toán

Nguồn: phòng tổ chức nhân sự Với mức lương năng suất bình quân theo hệ số chung của công ty quý IV năm 2007 là 3.118.000 đồng, áp dụng để tính lương năng suất cho các cán bộ nhân viên văn phòng công ty.

bầu lao động loại A do hoàn thành tốt công việc và có ý kiến đóng góp cho công ty, ngoài ra không vi phạm các quy định của công ty; và có hệ số trách nhiệm đối với công việc là 2,20, thì tiền lương năng suất của nhân viên đó là:

TLNS=1,3 × 2,20 × 3.118.000 =8.917.480 đồng

Tương tự cách tính trên có bảng chia lương năng suất cho cán bộ nhân viên phòng tái chính kế toán như trên (bảng 3.6).

Nhìn chung cách phân phối tiền lương năng suất tại văn phòng công ty đã thể hiện được bản chất gắn tiền lương với kết quả lao động cuối cùng, có tác dụng thúc đẩy các cán bộ công nhân viên văn phòng làm việc nhiệt tình hiệu quả và phấn đấu để đạt nhiều thành tích. Tuy nhiên việc đánh giá năng suất lao động theo 3 loại cùng với các tiêu chí đi kèm ở trên còn chung chung chưa phân biệt được mức độ đóng góp của người lao động vào thành quả của công ty. Bởi vậy việc chỉnh sửa một số tiêu chí đánh giá cần được chú ý quan tâm. Mặt khác việc trả lương năng suất theo quý là khá lâu chưa động viên kịp thời đối với sự nỗ lực của người lao động, đây cũng chính là một hạn chế lớn trong cách trả lương của công ty.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CHO BỘ PHẬN VĂN PHÒNG CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI (Trang 50 -55 )

×