Cải cách hành chính phải được triển khai đồng bộ từ trên xuống,

Một phần của tài liệu luận văn: Định hướng phát triển nội dung lý luận về quản lý nhà nước ở nước ta docx (Trang 52 - 56)

từ dưới lên, coi trọng, khuyến khích những sáng kiến, thử nghiệm của địa phương và cơ sở, xác định được khâu đột phá trong từng giai đoạn, tìm ra

được động lực cụ thể thúc đẩy các hoạt động cải cách;

- Cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam với đặc

điểm, truyền thống, bản sắc Việt Nam; đồng thời tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các nước về tổ chức và hoạt động quản lý để vận dụng thích hợp.

Cải cách thể chế hành chính trong nhiều năm qua đã có bước tiến dài không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn còn không ít hạn chế và bất cập. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, số lượng văn bản ban hành ngày càng nhiều, nhưng về chất lượng, thật sự chưa thể hài lòng, cụ thể là còn thiếu tính nhất quán, tính dự báo, không ít quy định thiếu tính khả thi. Nhiều thể chế chậm

được ban hành, chậm được sửa đổi, hoàn thiện.

Ðiều rất đáng nói là, cho đến nay Nhà nước ta vẫn chưa có cách nào khắc phục được tính cục bộ ngành, lĩnh vực trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, mà vẫn thực hiện theo cách: Luật (hoặc văn bản quy phạm pháp luật) về lĩnh vực nào giao cho bộ, ngành đó chủ trì soạn thảo.

Thời gian thực hiện chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước không còn nhiều (hơn hai năm nữa), trong khi công việc còn khá bộn bề. Do vậy, cần có biện pháp, càng nhanh càng tốt, thay đổi cơ chế chuẩn bị các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, nhất là ở cấp trung ương, nhằm khắc phục một cách cơ bản tính cục bộ trong công tác xây dựng thể chế.

Cùng với thay đổi cách thức soạn thảo, ban hành thể chế, thì một việc hết sức quan trọng là thường xuyên rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật ở tất cả các cấp. Việc làm này có nhiều cái lợi như: khắc phục được sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống thể chế đã có và cả khi ban hành mới; qua rà soát, hệ thống hóa sẽ xác định được những gì còn thiếu cần bổ

sung và những gì đã lỗi thời cần sửa đổi hoặc hủy bỏ.

Việc rà soát thủ tục hành chính cũng rất cần thực hiện đồng thời với việc rà soát chức năng, thẩm quyền của cơ quan ban hành thể chế. Thực tế

cho thấy, có không ít cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật vượt thẩm quyền luật định. Chính những quy định được ban hành vượt thẩm quyền

đó, khi đi vào cuộc sống, sẽ gây khó dễ cho người dân.

LỜI MỞ ĐẦU I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUỐC GIA 1. Khái niệm 2. yêu cầu cấp thiết của cải cách hành chính II. PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUỐC GIA III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1. Cải cách thể chế 2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

3. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 4 Cải cách tài chính công

IV.chủ trương biện pháp chủ yếu để thực hiện cải cách hành chính 1. Chủ chương ,biện pháp

2. Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp

3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế

4. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

5. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước

6. Tiếp tục cải cách chếđộ công vụ, công chức 7. Cải cách tài chính công

8. Hiện đại hoá nền hành chính

9. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy

động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước.

công tác cải cách hành chính

………

2. Định hướng phát triển nội dung lý luận về quản lý nhà nước ở nước ta………. ……….

V. KET LUAN1.Bai hoc 1.Bai hoc

Một phần của tài liệu luận văn: Định hướng phát triển nội dung lý luận về quản lý nhà nước ở nước ta docx (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)