Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH mai hương (Trang 41 - 46)

5 Khái quát về hoạt động SXKD của Công ty TNHH Mai Hương trong thời gian qua.

2.5.1. Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán.

2.5.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2005 =

24.272.326.04

3 = 3,17 > 1 7.866.175.985

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2006 =

260.190.140.79

5 = 4,07 > 1 6.434.974.177

Hệ số khả năng thanh toán = 27.466.065.129 = 5,32 > 1 5.158.665.177

Qua hệ số khả năng thanh toán tổng quát của 3 năm ta thấy trong năm 2005 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn thì được đảm bảo bằng 3,17 đồng tổng tài sản. Con số này trong năm 2006 là 4,07 đồng đã tăng 0,9đ với tỉ lệ tăng 28,39% và trong năm 2007 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn và dài hạn thì được đảm bảo bằng 5,32 đồng tổng tài sản, như vậy đã tăng 1,25 đồng so với năm 2005. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty đã cao hơn qua các năm, Công ty đã sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đây cũng là thành tích mà Công ty đã cố gắng đạt được cần phát huy hơn nữa hiệu quả này.

2.5.1.2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2005

= 2.657.786.770 = 7,9 336.175.985

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2006

= 5.443.597.875 = 15,9 342.165.177

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2007

= 8.287.518.562 = 43,02 192.665.177

Cho biết chỉ tiêu phản ánh điều gì? Như thế nào là tốt

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong năm 2005 là 7,9, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 7,9 đồng tài sản lưu động và con số này ở trong năm 2006 là 15,9. Nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,98 đồng, tài sản lưu động đã tăng 8 lần so với năm 2005 với tỉ lệ tăng 1,012. Năm 2007 hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là 43,02 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo = 43,02 đồng tài sản lưu động. Như vậy tăng 27,12 lần so với năm 2006, với tỉ lệ tăng là 1,706%.

Qua 3 năm ta thấy hệ số này > 1 chứng tỏ khả năng trả các khoản nợ đến hạn trong kì của Công ty là đảm bảo. Tuy nhiên không phải hệ số này càng cao càng tốt. Nếu lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn phản ánh việc sử dụng tài sản

lưu động không hiệu quả vì bộ phận này không vận dụng và sinh lời. Vì vậy Công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn để quản lý các khoản này.

2.5.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn khe khắt hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn so với hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số này phản ánh tốc độ thanh toán ngay đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn. Hệ số này trả lời cho câu hỏi khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả thì với tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại thì doanh nghiệp có trả được ngay và trả hết được hay không.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số khả năng thanh toán

nhanh năm 2005

= 2.657.786.770 – 1.566.093.333 = 2,98 366.175.985

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2006

= 5.443.597.875 – 3.115.110.038 = 6,81 342.165.177

Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2007

= 8.287.518.562 – 3.811.470.621 = 23,23 192.665.177

ở Công ty TNHH Mai Hương, hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm 2005 là 2,98. Hệ số này trong năm 2006 là 6,81 và năm 2007 là 23,23. Như vậy đã tăng 16,42 lần so với năm 2006 với tỉ lệ tăng 2,41%. Qua 3 năm ta thấy số lượng hàng tồn kho của Công ty tăng 1.549.016.705 đồng với năm 2005 và tăng 696.360.583 đồng so với năm 2006. Tuy nhiên có điều đáng mừng là tổng số nợ ngắn hạn đã giảm dần qua 3 năm: Năm 2006 tổng số nợ ngắn hạn là 342.165.177đ so với năm 2005 đã giảm 24.010.808 đồng và con số này là 192.665.177 đồng trong năm 2007.

Như vậy tổng số nợ ngắn hạn năm 2007 đã giảm 149.500.000 đồng. Ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty có lãi, thu được lợi nhuận cao đã

trả được các khoản nợ của Công ty. Công ty cần cố gắng hơn nữa để tăng năng suất lao động, tăng doanh thu trong các năm tới.

Phần III

Một số biện pháp chủ yếu nhằm

nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh I. Định hướng của Công ty trong thời gian tới.

Công ty TNHH Mai Hương chủ trương tiếp thực hiện mục tiêu chiến lược là đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo nhiều việc làm, cải thiện nâng cao đời sống trong công nhân lao động.

Đặc biệt quan tâm và coi trọng công tác đầu tư. Tiếp tục đầu tư chiều sâu, tiếp cận công nghệ mới hiện đại, để duy trì và phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và năng lực sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân; không ngừng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, chuẩn bị cho mọi điều kiện để chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực.

Xây dựng Công ty phát triển, ổn định và bền vững góp phần khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường.

Phát huy các thế mạnh sẵn có về năng lực thiết bị sản xuất, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có kinh nghiệm, lực lượng công nhân đông đảo, thị trường sản xuất giày có uy tín tiếp tục chiếm lĩnh thị trường, hoàn thiện công nghệ để đẩy mạnh sản xuất.

Mục tiêu về giá trị sản xuất kinh doanh và cơ cấu tỷ trọng SXKD

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thời kỳ từ 2003 - 2010 khoảng 20 - 30%/năm.

Trong đó, giá trị sản xuất kinh doanh của thời kỳ 2003 - 2005 đạt mức tăng trưởng trên 30%, thời kỳ 2006 - 2010 đạt mức tăng trưởng từ 14 → 16%.

- Tỷ lệ doanh thu trên giá trị sản lượng đạt bình quân trong thời kỳ này từ 70 - 75%.

- Lợi nhuận thực hiện so với doanh thu đạt từ 2,5 - 3%. - Lãi suất cổ tức sau khi trích đầu tư mở rộng:

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2010

Để đạt được các chỉ tiêu trên, nhiệm vụ chủ yếu của Ban lãnh đạo Công ty là củng cố hoàn thiện các biện pháp quản lý cho phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh. Phát huy và giữ vững nguyên tắc tập trung, dân chủ nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Công ty.

3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của 1 công ty chúng ta phải xem xét trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Vì hiệu quả kinh doanh bao gồm nhiều yếu tố khác nhau tác động. Do đó, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng phải nhiều và đa dạng.

Từ nhận thức được các vấn đề hiệu quả, xuất phát từ mục tiêu và định hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới, em xin đưa ra một vài giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Biện pháp 1: Chủ động trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH mai hương (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w