KẾT LUẬN, GỢI Ý CHÍNH SÁCH VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán một số nước thị trường mới nổi (Trang 41 - 45)

TÀI

5.1 Kếtluậ luậ n

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp PLS với bốn loại mô hình hồi quy (hồi quy gộp, tác động cố định theo đơn vị ch o, tác động cố định tổng hợp, tác động ngẫu nhiên) để xem sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán ở mười nước có nền kinh tế mới nổi bao gồm Việt Nam từ 2/2005 đến 6/2012, kết quả cho thấy dự trữ ngoại hối, tỷ giá (có ý nghĩa thống kê ở ba trong bốn mô hình), cung tiền, nhập khẩu là các biến có tác động tương đối mạnh đến chỉ số chứng khoán; lãi suất, lạm phát không có ý nghĩa thống kê, xuất khẩu chỉ có một mô hình có ý nghĩa thống kê. Dự trữ ngoại hối, cung tiền và nhập khẩu tương quan dương với chỉ số chứng khoán ngược lại tỷ giá tương quan âm. Các biến độc lập này đều có sự tương quan tương đối mạnh với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, ở đây các biến kinh tế vĩ mô giải thích ở mức độ không cao chỉ số chứng khoán. Điều này cho thấy được chỉ số chứng khoán còn chịu tác động của nhiều yếu tố đáng kể khác chúng ta cần quan tâm xem xét.

5.2 Gợi ý chínhsách sách

Trên cơ sở các phân tích và các kết quả ở trên cũng như bài học kinh nghiệm từ các nghiên cứu trên thế giới, chúng tôi đề xuất một số ý kiến cho việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô:

5.2.1Chính sách kinh tế vĩ ô cần hướng đế n tạo sự ổn đ nh, bề n vững cho th trườngchứng khoán chứng khoán

Việc ban hành và quản lý các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ không chỉ hướng đến việc điều hành nền kinh tế mà còn cần phải quan tâm đến sự phát triển bền vững cho thị trường chứng khoán. Trong quá trình nghiên cứu đề xuất và sửa đổi các chính sách cần nghiên cứu hành vi của các chủ thể kinh tế có thể ảnh hưởng đến việc ra các quyết định kinh tế, nên ứng dụng tài chính học hành vi trong quản lý bởi vì trên

thực tế các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng hành động theo lý trí. Thực tế nếu thị trường hội đủ 3 yếu

tố: hành vi bất hợp lý của nhà đầu tư, hiệu ứng bất hợp lý mang tính hệ thống, và giới hạn kinh doanh chênh lệch giá thì cổ phiếu sẽ bị định giá sai.

5.2.2Nâng cao tính hiệ u quả của thôngt n vĩ ô. t n vĩ ô.

TTCK phản ứng rất mạnh trước các thông tin, độ chính xác, tính minh bạch và kịp thời của thông tin sẽ có những tác động lên thị trường và hành vi của các nhà đầu tư. Do đó, việc công bố thông tin của các nhà chính sách cần được thực hiện chuyên nghiệp, được kiểm soát bởi hành lang pháp lý tránh tình trạng kinh doanh nội gián bóp méo thị trường.

5.2.3Chínhsách tiề n sách tiề n tệ

Chính sách tiền tệ cần có lộ trình cụ thể, tránh gây ra những cú sốc tâm lý cho nhà đầu tư, gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của TTCK bởi vì TTCK cũng ảnh hưởng ngược đến dòng vốn nền kinh tế. Tỷ giá là một trong những biến số phức tạp và nhạy cảm nhất trong điều hành kinh tế vĩ mô hiện nay: tăng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu thì có thể ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu, tăng rủi ro cho các doanh nghiệp có nợ vay bằng ngoại tệ,… Vì vậy thay đổi nào trong giá trị tiền đồng đều phải đặt trong mối quan hệ với các biến số vĩ mô khác của nền kinh tế để đảm bảo rằng sự điều chỉnh tỉ giá là phù hợp đáp ứng được sự cân bằng tổng thể của nền kinh tế.

5.2.4Hướng đến một th trường chứng khoán hiệ u quả vềthông tin. thông tin.

Có như vậy thì giá cả chứng khoán mới phản ánh đúng và kịp thời khi có những tin tức về thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Điều này thể hiện đa chiều của mối tương quan: chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ & thị trường chứng khoán phát triển, TTCK phải ở dạng hiệu quả thì mới có thể phản ánh những kỳ vọng từ chính sách đem lại. Thị trường chứng khoán phát triển bền vững đến lượt nó lại phát tín hiệu đến nhà đầu tư trong và ngoài nước về sự phát triển của nền kinh tế, thu hút dòng vốn vào thị trường, lại tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế phát triển hơn.

5.3 Hướng phát tri n củađề tài đề tài

Mặc dù chúng tôi đã rất có gắng hồi quy dữ liệu bảng tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán song không thiếu những thiếu sót – đó chính là ở biến cung tiền do sự thiếu số liệu nên tôi sử dụng tiền và tương đương tiền, cung tiền M2 thay thế cho nhau để hồi quy kết quả; thị trường chứng khoán các nước mới nổi đang trong giai đoạn tăng trưởng và hoàn thiện nên lịch sử số liệu chưa dài, chỉ số chứng khoán thu thập gặp nhiều khó khăn nên giới hạn chạy hồi quy cho mười nước; chúng tôi chưa đề cập đến các yếu tố hành vi trong nghiên cứu của mình đặc biệt là vấn đề giao dịch bày đàn cũng như chúng tôi bỏ qua độ nhiễu thông tin thị trường. Hướng phát triển cho các nghiên cứu tiếp theo: Cần tìm hiểu thêm các mô hình khác giúp giải thích tỷ suất sinh lợi thị trường tốt hơn như mô hình Fama-French, mô hình ba nhân tố mới của Lu Zhang hay các nghiên cứu về hành vi tâm lý bầy đàn, đo lường mức độ bầy đàn của các chỉ số chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số chứng khoán một số nước thị trường mới nổi (Trang 41 - 45)