CÂU HỎI SOẠN THÊM

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN Ở CUỐI , ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI,PHÒNG MỔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ,LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG (Trang 39 - 43)

Bài 18: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

CÂU HỎI SOẠN THÊM

Câu 1: Mục đích dùng ống dẫn lưu để:

A. Dẫn lưu ổ abces hoặc tránh nhiễm trùng ra xung quanh B. Dẫn lưu dịch, máu hoặc tránh loét vết thương

C. Dẫn lưu giải áp hoặc theo dõi chảy máu D. A và B đúng

E. A, B và C đúng

Câu 2: Nguyên tắc đặt ống dẫn lưu:

A. Ở nơi thấp nhất, đường vào ngắn nhất B. Ở nơi dễ chăm sóc, xa vết mổ C. Đặt trùng lên vết thương D. A và B đúng

E. A, B và C đúng

Câu 3: Nguyên tắc chăm sóc hệ thống ống dẫn lưu: A. Tuyệt đối vô khuẩn

B. Ống dẫn lưu phải thông, nếu tắt nghẽn phải xử trí C. Theo dõi lượng nước xuất nhập

D. A và B đúng E. A, B và C đúng

A. Chảy máu hoặc nhiễm trùng B. Xì dò vết thương khi rút dẫn lưu C. Sút ống, nghẹt ống gây tích tụ dịch D. A và B đúng

E. A, B và C đúng

Câu 5: Đối với đặt dẫn lưu phòng ngừa, chỉ định rút dẫn lưu khi: A. 12 – 24 giờ sau mổ, dịch ra > 50 ml/ngày

B. 24 – 48 giờ sau mổ, dịch ra < 80 ml/ngày C. 48 – 72 giờ sau mổ, dịch ra > 50 ml/ngày D. 24 – 48 giờ sau mổ, dịch ra < 50 ml/ngày E. 12 – 24 giờ sau mổ, dịch ra > 80 ml/ngày Câu 6: Chăm sóc sau mổ, người bệnh có đặt dẫn lưu:

A. Có thể tự rút ống, cột ống nếu muốn

B. Nằm nghiêng về phía không có dẫn lưu để dịch chảy trở lại vào trong C. Thay băng khi thấm dịch, phòng ngừa lở loét da

D. Khuyên người bệnh thường xuyên nằm đè lên ống dẫn lưu E. Câu nối dẫn lưu lên cao > 60 cm

Câu 7: Đây là cái gì ? A. Búi trĩ B. Giun lươn C. Giun đũa

D. Khối ung thư đại tràng E. Khối polyp đại tràng Câu 8: Đây là cái gì ?

A. Trĩ nội B. Trĩ ngoại C. Trĩ hỗn hợp D. Ung thư đại tràng E. Ung thư trực tràng

Câu 9: Các biến chứng sau khi mổ trĩ A. Chảy máu

B. Chít hẹp hậu môn C. Đi cầu không tự chủ D. Nhiễm trùng E. Tất cả đều đúng

Câu 10: Để chăm sóc người bệnh sau khi mổ trĩ, người điều dưỡng nên A. Theo dõi chảy máu sau mổ

B. Rút gạc ở hậu môn trước 24 giờ C. Thay băng thường xuyên D. Tránh táo bón

E. Tất cả đều đúng

Câu 11: Để chuẩn bị mổ trĩ cổ điển, người bệnh nên đến bệnh viện: A. Trước vài giờ

7?

B. Trước 1 ngày C. Trước 2 ngày D. Trước 3 ngày E. Trước 4 ngày

Câu 12: Để bệnh ít tiến triển nặng, người mắc bệnh trĩ nên : A. Dùng thuốc hoặc đồ ăn gây táo bón để ít phải đi vệ sinh B. Làm việc nặng để tập luyện thể lực

C. Nên đứng hoặc ngồi lâu để tầng sinh môn chắn chắn hơn

D. Tập thể dục và vệ sinh vùng hậu môn bằng giấy mềm sau khi đi tiêu E. Dùng giấy vệ sinh cứng sau khi đi tiêu để vệ sinh cho sạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 13: Nhận định đối với người bệnh trước mổ ung thư đại tràng qua: A. Rối loạn tiêu hóa

B. Cơn đau và hội chứng bán tắt ruột C. Đi cầu máu, thay đổi hình dạng phân D. Suy nhược tổng trạng

E. Tất cả đều đúng

Câu 14: Cần làm gì trước khi người bệnh được nội soi đại tràng: A. Không uống thuốc chứa sắt mà chỉ nên uống thuốc gây táo bón B. Không thụt tháo, không tẩy sổ và chỉ nên ăn thức ăn khó tiêu C. Không uống thuốc gây táo bón và không ăn thức ăn khó tiêu

D. Thụt tháo, tẩy sổ, không ăn thức ăn khó tiêu nhưng ăn nhiều thức ăn có chất sắt E. Ăn uống thoải mái trước khi nội soi

Câu 15: Nhận định đối với người bệnh sau mổ ung thư đại tràng qua: A. Sonde mũi dạ dày tá tràng, thông tiểu, các ống dẫn lưu nếu có B. Vết mổ, tình trạng hậu môn nhân tạo

C. Dấu hiệu sinh tồn D. A và B đúng E. A, B và C đúng

Câu 16: Cần phải theo dõi tai biến nào sau mổ ung thư đại tràng: A. Tổn thương tá tràng, lách, tụy.

B. Tổn thương niệu quản, niệu đạo. C. Tổn thương động tĩnh mạch liên quan D. Xì, bục miệng dò, đi phân lỏng E. Tất cả đều đúng

17. Đái gấp (tiểu gấp) là tình trạng

A. Không thể nhịn tiểu được khi đang làm việc hay đi xa, buộc phải tiểu ngay B. Không thể nhịn tiểu được khi đang ngủ, buộc phải tiểu ngay khi đang ngủ

C. Không thể nhịn tiểu được khi đang làm việc hay đi xa, nhưng vẫn có thể cố gắng nhịn tiểu được thêm vài phút khi mắc tiểu D. Có thể buồn (mắc) tiểu nhanh sau một khoảng thời gian ngắn

18. Đái khó (tiểu khó) là tình trạng A. Khó khăn để nhịn tiểu

C. Khó khăn khi đi tiểu và phải cố gắng rặn mới tiểu được D. Tư thế đi tiểu không thoải mái

19. Đái rắt (tiểu rắt) là tình trạng

A. Đi tiểu nhiều lần trong ngày lẫn đêm, số lượng nước tiểu nhiều, người bệnh tiểu dễ dàng B. Đi tiểu ít lần trong ngày lẫn đêm, số lượng nước tiểu ít, người bệnh tiểu khó khăn C. Đi tiểu nhiều lần trong ngày lẫn đêm, số lượng nước tiểu ít, người bệnh tiểu khó khăn D. Đi tiểu ít lần trong ngày lẫn đêm, số lượng nước tiểu nhiều, người bệnh tiểu dễ dàng 20. Đái nhiều lần (tiểu nhiều lần) là tình trạng

A. Đi tiểu nhiều lần chỉ trong ban ngày, số lượng nước tiểu nhiều, người bệnh tiểu dễ dàng B. Đi tiểu nhiều lần trong ngày lẫn đêm, số lượng nước tiểu nhiều, người bệnh tiểu dễ dàng C. Đi tiểu nhiều lần, liên tục trong đêm, làm bệnh nhân mất ngủ, tiểu khó khăn

D. Đi tiểu nhiều lần trong ngày lẫn đêm, số lượng nước tiểu ít, người bệnh tiểu khó khăn 21. Đái ngắt quãng (tiểu ngắt quãng) là tình trạng sảy ra theo 2 giai đoạn luân phiên

A. Giai đoạn 1: vừa tiểu xong, giai đoạn 2: ngay sau đó lại muốn tiểu tiếp B. Giai đoạn 1/: tiểu mạnh, giai đoạn 2: tiểu yếu

C. Giai đoạn 1: tiểu đau, giai đoạn 2: tiểu không đau

D. Giai đoạn 1: ngưng tiểu đột ngột khi đang tiểu, giai đoạn 2: ngay sau đó tiểu lại 22. Đái sót (tiểu sót) là tình trạng

A. Bệnh nhân thấy đau buốt khi đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu B. Nước tiểu không còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu C. Nước tiểu vẫn còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu D. Nước tiểu có dính máu sót lại sau khi đã tiểu hết 23. Đái yếu (tiểu yếu) là tình trạng

A. Tia nước tiểu nhẹ và yếu , nhưng lượng nước tiểu nhiều, tiểu thành 1 tia B. Tia nước tiểu nhẹ, ít và yếu, tiểu nhỏ giọt hoặc tiểu thành 2 tia

C. Tia nước tiểu nhẹ, ít và yếu nhưng không bao giờ tiểu nhỏ giọt D. Tia nước tiểu nhẹ, ít, và yếu, lượng nước tiểu nhiều, tiểu thành 2 tia 24. Vô niệu là khi số lượng nước tiểu

A. < 40 ml/24 giờ B. < 60 ml/24 giờ C. < 80 ml/24 giờ D. < 100 ml/24 giờ

25. Thiểu niệu là khi số lượng nước tiểu A. < 100ml/24 giờ hoặc 0,1 ml/giờ B. < 300 ml/24 giờ hoặc < 0,3 ml/giờ C. < 500 ml/24 giờ hoặc < 0,4 ml/giờ D. < 700 ml/24 giờ hoặc < 0,5 ml/giờ 26. Đa niệu là khi số lượng nước tiểu

A. > 0,5 lít/24 giờ B. > 1,5 lít/24 giờ

C. > 2,5 lít/24 giờ D. > 3,5 lít/24 giờ

ĐÁP ÁN

Bài 1. Phòng mổ và những vấn đề liên quan đến người điều dưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN Ở CUỐI , ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI,PHÒNG MỔ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ,LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG (Trang 39 - 43)