Phần 3: Thảo luận về các trở ngại chính khi triển khai quản lý tài nguyên nước tại địa phương

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước và các thách thức chủ yếu trong quản lý tài nguyên nước tại địa phương (Trang 26 - 27)

nguyên nước tại địa phương

3.1 Các trở ngại gặp phải

Khái niệm quản trị ngành nước, quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững là những khái niệm còn mới. Khi tiếp cận theo các phương pháp này mới thấy được tính bất cập và không đầy đủ của các chính sách đã ban hành, việc quản lý tài nguyên nước kém hiệu quả, khai thác sử dụng cục bộ từng ngành, từng vùng hành chính.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong công việc bann hành các luật định, chính sách, tuyên truyền, chế tài trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả vẫn chưa cao và mang tính chất đơn lẻ tầng lĩnh vực một.

Tài nguyên nước có tính đa mục tiêu, do vậy trở ngại tạo ra từ sung đột các thành phần kinh tế sử dụng nước.

Sung đột các quyền lợi kinh tế của các tỉnh, thành nằm trong lưu vực và cùng nhau khai thác lợi ích trên chung một lưu vực sông. Để bảo vệ tài nguyên nước, các tỉnh ở khu vực đầu nguồn phải hy sinh diện tích đất đai, quyền lợi kinh tế để hình thành các vùng sinh rừng thái đầu nguồn lưu trữ và điều hòa nước cho các dòng sông.

Trở ngại của biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, mang tính gây gắt, cực đoan, phi quy luật. Trở ngại từ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa diễn ra nhanh, tăng trưởng dân số cơ học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra nhanh chóng.

Sự nhận thức và tham gia của cộng đồng người dân, doanh nghiệp trong quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và hành vi sử dụng nước không cao. Một phần do công tác giáo dục, hướng dẫn chưa tốt.

Hạ tầng về kỹ thuật thoát nước, xử lý môi trường không theo kịp với tốc độ phát triển, gia tăng dân số và đô thị hóa.

Mức độ đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng, hạ tầng cấp nước hiện tại của thành phố không đáp ứng và phủ kín được nhu cầu dùng nước của người dân.

Quản trị về ngành nước và chính quyền tỏ ra yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu thực tế diễn biến của cuộc sống. Trên thực tế, đa phần các hoạt động xâm phạm về môi trường, khai thác sử dụng nước gây tác động tiêu cực là do người dân và công luận phát giác, cuối cùng chính quyền mới đứng ra xử lý.

Giá trị thặng dư từ sản phẩm làm ra của nền kinh tế không cao, do vậy việc khai thác trộm nước ngầm và không có chi phí để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hay khi xây dựng xong không có chi phí để vận hành dẫn đến xả thải trộm nước chưa xử lý ra môi trường.

Trở ngại lớn nhất cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước là vấn đề tài chính để thực hiện các quy hoặch về cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, mực nước biển dâng cao. Các dự án về hạ tầng đô thị từ trước tới nay của thành phố nói chung hay các tỉnh thành khác nói riêng là trông chờ vào nguồn vốn vay ODA, nhưng hiện nay Việt Nam đã trở thành nước phát triển thì nguồn

vốn trên sẽ bị thu hẹp lại.

3.2 Các kiến nghị

Thành phố cần có những chính sách khuyến khích và hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp… sử dụng nguồn tài nguyên nước tại chỗ rất dồi dào và dễ dàng khai thác không cần phải tốn chi phí vận chuyển rừ xa tới đó là nguồn nước mưa mà hiện nay đang bỏ phí, mà hầu như chưa được chính quyền và các doanh nghiệp cũng như người dân quan tâm lưu ý sử dụng.

Trong tương lai nguồn nước thải đã qua xử lý rất dồi dào, cũng cần có những nghiên cứu khoa học để tái sử dụng tại chỗ.

Cần hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp thu gom nước mưa và sử dụng các giếng khoan hiện có bổ sung ngược lại phục hồi trữ lượng nước ngầm. Thực hiện được vấn đề này dẫn tới khai thác nước ngầm sẽ an toàn hơn.

Việc thực hiện được việc sử dụng nước mưa, nước thải tại chỗ sẽ giảm tải cho hê thống cấp nước. Trong tương lai khi lấy nước vận chuyển từ xa ở các hồ chứa Dầu Tiếng, Phước Hòa, trị An chi phí đầu tư xây dựng đường ống chuyển tải, vận chuyển nước từ xa sẽ dẫn tới giá thành bán nước ra tăng cao dẫn tới kế hoặch quản lý không khai thác nước ngầm sẽ khó khả thi.

Mặt khác quy hoặch tới năm 2025 toàn thành phố người dân sẽ được cấp nước 100% và kiểm soát không có người dân, cơ sở sản xuất nào sử dụng nước giếng khoan có phần duy lý trí. Ở chỗ tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng, người dân có su hướng sống ra ngoại thành càng nhiều, khả năng về tiềm lực kinh tế phủ kín 100% mạng lưới cấp nước cho toàn thành phố là rất khó khăn và không có nguồn lực để thực hiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá tài nguyên nước và các thách thức chủ yếu trong quản lý tài nguyên nước tại địa phương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w