II. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ 1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
4. Tồn tại và nguyên nhân
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO MỸ
CỦA VIỆT NAM VÀO MỸ
3.1Khó khăn đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Các rào cản thương mại lập ra ngày càng nhiều đã gây khó khăn cho thủy sản của Việt Nam
Năm 2010, các DN chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0% cho nên hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến, trong khi đó số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt.
Tình trạng con giống (để nuôi trồng thủy sản) không bảo đảm, chất lượng thấp. Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến.
Khâu tiếp thị còn yếu kém và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cao