Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ người dẫn chương trình truyền hình qua kênh BiBi (Trang 97 - 156)

Nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực dẫn chương trình chưa đủ mà kênh BiBi cần có chính sách quan tâm cụ thể đối với vấn đề nâng cao chất lượng chương trình trên kênh BiBi nói chung và việc sử dụng ngôn ngữ của người dẫn nói riêng. Cơ chế chính sách tốt ở đây nhằm thu hút, bồi dưỡng và xây dựng được nguồn nhân lực dẫn chương trình chất lượng tốt nhất.

Xây dựng cơ chế chính sách là giải pháp mang tính lâu dài để giải quyết vấn đề về thực trạng người dẫn chương trình

truyền hình hiện nay, tuy nhiên, giải pháp này cũng cần có sự đồng bộ từ nhiều phía và được xây dựng với tầm nhìn lâu dài.

Đầu tiên, lãnh đạo Đài trong quá trình thực hiện chương trình cần tăng cường sự chỉ đạo, như có ban nghiệm thu chương trình khi phát sóng, có ban cố vấn thường xuyên theo dõi và có những góp ý kịp thời đối với kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng dẫn chương trình. Điều này sẽ giúp nội dung ngôn ngữ xác định đúng hướng triển khai và có thêm các ý tưởng mới. Sự đánh giá chính xác, khách quan của lãnh đạo là quan trọng hơn cả. Bởi những sai sót được phát hiện kịp thời sẽ giúp cho người dẫn luôn ý thức nâng cao trình độ, trách nhiệm đối với sản phẩm trên kênh BiBi.

Trong những năm qua, kênh BiBi cũng có những chiến lược đột phá trong công tác xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, khối lượng công việc của ban quan lí rất nhiều, cụ thể ban quản lí phải xem xét cả 3 hình thức sản xuất: Một là, đài tự sản xuất; hai là kết hợp với một đơn vị ngoài đài thực hiện sản xuất; ba là do đơn vị tư nhân tự sản xuất và liên kết phát sóng. Các chương trình liên kết hoặc tư nhân sản xuất nhìn chung nhiều khi chất lượng ngôn ngữ vẫn chưa có sự quan tâm. Đây chính là lý do đài gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Vì thế, để khắc phục khó khăn này, đài cần có cơ chế mở để có thể mời được các chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ cộng tác thường xuyên và tham gia xây dựng chuẩn ngôn ngữ trên đài.

Chính đội ngũ lãnh đạo sẽ là nơi đưa ra các giải pháp khả thi để tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng ngôn ngữ của người dẫn. Cần thay đổi suy nghĩ của những ngƣời trực tiếp tham gia sản xuất dạng chương trình này để họ có sự nghiêm túc hơn trong quá trình chuẩn bị kịch bản, chuẩn bị lời dẫn cho chương trình, hay

có những khâu chạy thử chương trình trước khi quay. Có những quy trình bắt buộc phải tuân theo không thể cắt bớt. Sự tuyên truyền ấy cần đa dạng về hình thức. Hình thức đơn giản nhất là thông qua văn bản, bảng thông tin, các buổi họp mà củng cố về việc sử dụng ngôn ngữ, yêu cầu mọi thành viên trong đài có sự quan tâm đến yếu tố ngôn ngữ mà người dẫn chương trình sử dụng, yêu cầu thực hiện nghiêm túc quá trình sản xuất chương trình nhằm hạn chế những sai sót. Ban quản lý cần đưa ra chuẩn mực ngôn ngữ rõ ràng cùng những cách thức tạo sự sáng tạo để hạn chế những lỗi do sử dụng ngôn ngữ và tạo sự hấp dẫn. Hình thức tiếp là khen thưởng những người dẫn, đạo diễn, biên tập sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, đồng thời có sự đánh giá phê bình với những lỗi do chủ quan tạo ra. Ngoài ra có thể đan cài trong các dịp sinh hoạt chung, ngoại khóa, học nâng cao,…

Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo nên làm “cầu nối” giữa công chúng và đội ngũ người dẫn. Cụ thể bằng việc tiến hành việc tổ chức lấy ý kiến khán giả, các đối tác quảng cáo để góp ý cho người dẫn. Để đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ dẫn trong chương trình, ban quản lý nên đưa ra tiêu chí để đánh giá sự thành công của người dẫn, trong đó có sự đánh giá cao yếu tố sử dụng ngôn ngữ.

Tiếp đó, đội ngũ đạo diễn, biên tập cũng cần học hỏi thêm nhiều, tăng tính sáng tạo để đưa ra những chỉ đạo về ngôn ngữ sáng tạo hơn. Đây là những người “sinh ra” chương trình, duyệt ngôn ngữ của kịch bản nên ngôn ngữ người dẫn ra sao phụ thuộc rất lớn vào tài năng của đội ngũ này. Thông thường, xây dựng một chương trình truyền hình thường có những bước sau đây:

- Chuẩn bị nội dung, gồm có: + Lên ý tưởng chương trình +Xây dựng Format chương trình + Xây dựng Demo chương trình

- Thi công xây dựng chương trình, gồm có:

+ Lên kịch bản (kịch bản nội dung, kịch bản con ngƣời…) + Khảo sát (với các chƣơng trình tổ chức sản xuất ngoài trời cần có sự khảo sát các yếu tố chi phối quá trình xây dựng chương trình).

+ Liên hệ người chơi, liên hệ khách mời, liên hệ khán giả… + Ghi hình chương trình.

Sau đó là các công đoạn hậu kỳ: Xem băng, dựng chương trình, duyệt và phát sóng chương trình.

Như vậy, trong toàn bộ khâu sản xuất chương trình thì ngƣời dẫn chương trình là nhân tố tách dời. Người dẫn chƣơng trình sẽ nhận thông tin về chương trình để giới thiệu. Còn sự dẫn dắt khi người dẫn lên ghi hình là dựa vào sự ứng khẩu. Hơn nữa, ở kênh BiBi, thường vì sợ ngôn ngữ cho trẻ không phù hợp hay vì không có thời gian nên ngôn ngữ lời dẫn trong kịch bản bị thiết kế chung chung, khuôn mẫu. Dù nhiều chương trình, nhiều số lên hình song cách dẫn vẫn như vậy, không có gì mới lạ. Dẫn cho trẻ nhỏ cũng không khác gì trẻ lớn. Điều này đã phạm phải một nguyên tắc đặt lên hàng đầu đối với người sản xuất chương trình là phải xác định chương trình dành cho đối tượng nào? Từ đối tượng đó đòi hỏi người sản xuất phải cân nhắc, lựa chọn bộ phận người nghe mà chương trình tác động đến, dựa trên sở thích, nhu cầu, trình độ… Bên cạnh đó cần nắm các thông tin có liên quan đến thính giả, như: phương tiện nghe, bao nhiêu người nghe, độ tuổi, nơi sinh sống, làn sóng thường

tiếp cận, vấn đề họ quan tâm… Với mục đích chương trình sản xuất ra để phục vụ đối tượng nhỏ tuổi nên ngôn ngữ cần tránh khuôn mẫu giống người lớn. Hơn nữa, ngôn ngữ từng chương trình, dành cho các đối tượng khác nhau cần thay đổi cho phù hợp. Bản thân các biên tập viên, đạo diễn cũng cần phối hợp chặt chẽ với các kênh thăm dò để kịp thời nắm bắt thông tin về khán giả. Biên tập phải là người đầu tiên thay đổi ngôn ngữ, tạo tính sinh động. Đạo diễn thì cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của người dẫn, để người dẫn thành một thành viên quan trọng trong ê kip xây dựng chương trình, thậm chí là trung tâm của mọi khâu sản xuất chương trình, quan trọng hơn tất cả. Cần tránh để người dẫn chương trình đứng ngoài cuộc, mà phải cho họ tham gia trực tiếp vào các khâu xây dựng chương trình, tạo điều kiện cho họ được tham gia trực tiếp vào các khâu xây dựng chương trình để lấy chất liệu ngôn ngữ và cảm xúc và tạo cơ hội cho họ sáng tạo. Tiếp đó, đạo diễn cần thay đổi nhận thức về cách thức dẫn của người dẫn, chú trọng đúng mức tới vai trò của yếu tố ngôn ngữ đối với sự thành công của người dẫn. Khi duyệt để ghi hình chương trình, người sản xuất phải có sự thống nhất trước về lời dẫn với các MC để tránh sai sót, tránh để tình trạng thiếu chuyên nghiệp là các MC dựa hoàn toàn vào tài ứng khẩu của mình

Tiếp theo, Đài cần thay đổi về chính sách tuyển dụng. Đài cần có chính sách tuyển dụng linh hoạt để hút người có tài tham gia dẫn chương trình và có chính sách bồi dưỡng họ thường xuyên.

Tuyển dụng một người dẫn chương trình là tuyển dụng một nhân sự ở vị trí đặc biệt. Chính vì vậy, cơ chế chính sách tuyển dụng vị trí công việc này cũng cần có sự khác biệt. Cơ chế tuyển phải ưu tiên tuyển những người có năng lực sử dụng ngôn ngữ,

Nhưng hiện tại, kênh BiBi gần như chưa đầu tư, quan tâm đến vấn đề này, trong khi những người đang dẫn chương trình ở kênh BiBi còn rất trẻ. Họ còn có mong muốn học lên hoặc thay đổi công việc nữa chứ chưa xác định chắc chắn ở vị trí người DCT.

Chính sách tuyển dụng hiện nay có đa dạng hơn song vẫn chủ yếu trông vào thi tuyển, tức là đăng thông báo, chờ người đăng ký và tổ chức thi tuyển. Vì cách thức tuyển như vậy, nên đã nhiều năm rồi mà nhà Đài chưa tuyển thêm được gương mặt người DCT xuất sắc nào.

Thi tuyển không phải con đường tìm được người tài, vậy cần bổ sung cách tuyển thẳng. Thay vì đăng thông báo chờ người đăng ký, chúng ta có sự chủ động hơn khi trực tiếp đi tuyển người ở một số địa chỉ tiềm năng như các trường đại học, các công ty lớn, các thành phố lớn…Hình thức thi tuyển cũng nên thay đổi, ngoài kiểm tra một số yếu tố ngoại hình, về ngữ âm, chúng ta nên lựa chọn những người chứng tỏ được khả năng dẫn của mình trong một chương trình thực sự.

Tuy nhiên, ở Đài THVN đã có một bài học kinh nghiệm cho kênh BiBi về việc tuyển thẳng. Đó là việc lấy thẳng một số thí sinh đã từng tham gia vào các cuộc thi người DCT của Đài, họ đều chứng tỏ khả năng khá tốt, nhưng khi đặt họ vào một chương trình thực sự thì họ lại không thể đảm đương được công việc. Vậy nên, ở kênh BiBi, khi tuyển một người DCT, ngoài việc đài cần có một cơ chế tuyển dụng hết sức linh hoạt, chúng ta cần tiến hành biện pháp thử - loại. Không gì hiệu quả bằng việc cho các thí sinh trực tiếp “thử lửa” với các chương trình; ai là người có khả năng thì qua vài chương trình thử thách là có thể tìm ngay ra được. Đương nhiên điều này

sẽ đi kèm với việc phải thay thế nhiều người DCT trong giai đoạn đầu.

Một điều nữa cần lưu ý là với phong thái trẻ trung của chương trình, kênh nên tạo cơ hội cho những bạn trẻ, thậm chí cả thiếu niến tham gia dẫn. Còn nếu đưa ra tiêu chí về trình độ đại học trở nên thì sẽ nảy sinh tâm lý e ngại, nhiều bạn trẻ có năng lực song lại không cơ hội được thử sức, điều này đồng nghĩa với sự hạn chế nguồn nhân lực này.

Ngoài ra, cần có sự thay đổi về cơ chế chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người dẫn chương trình.

Sự thay đổi bắt đầu từ việc các trung tâm đào tạo người dẫn chương trình và kênh BiBi cần xây dựng chính sách thiết lập và mở rộng hợp tác với nhà nghiên cứu, chuyên gia ngôn ngữ để tham gia đào tạo phần ngôn ngữ cho người dẫn chương trình của kênh.

Ngay từ ở các trung tâm, cơ sở đào tạo, chính sách đào tạo đã phải đổi mới. Trong đó, cần chuyên nghiệp hóa cách đào tạo, không thể đào tạo bằng kinh nghiệm được. Nhất là phần ngôn ngữ, cách thức tốt nhất là mời các giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực này giảng dạy chuyên sâu.

Còn tại kênh BiBi, ban quản lí cần phối hợp, liên kết với các trung tâm đào tạo tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ người DCT của mình. Cứ hai năm một lần, Đài nên mở các lớp bồi dưỡng về ngôn ngữ học cho cán bộ,người dẫn. Giảng viên, một mặt phải là những chuyên gia có uy tín về ngôn ngữ học, mặt khác, phải theo sát với đời sống báo chí và có các công trình đã được thừa nhận là có ý nghĩa thiết thực đối với các nhà báo. Chính những người này sẽ giúp cho các nhà báo cập nhật các tri thức mới về ngôn ngữ, nhất là lĩnh

tế đời sống và hay hàm chứa những hiện tượng gây tranh luận nhất. Trên cơ sở các tri thức như vậy ở nhà báo sẽ hình thành các kỹ năng, các phương pháp khiến anh ta tự tin hơn, có cách thức xử lý linh hoạt hơn khi gặp phải những hiện tượng ngôn ngữ mới mẻ nào đó. Thỉnh thoảng cần mời các chuyên gia về nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn cách sử dụng ngôn ngữ chuyên sâu. Ngay cả người DCT đã học hành bài bản vẫn cần học nâng cao. Còn với những người không chuyên, tham gia dưới dạng cộng tác viên thì cần chuyên gia tư vấn trước và sau buổi ghi hình. Thực tế, ở đài truyền hình cáp nói chung và kênh BiBi nói riêng, vẫn có những người dẫn chương trình không chuyên. Họ có một chút khả năng ăn nói, còn nghiệp vụ dẫn chương trình của họ hầu như chưa có. Nếu chúng ta không đào tạo, hướng dẫn họ thì mục tiêu ghi hình không đạt được. Ngoài ra, kênh nên khuyến khích nhân viên trong đài, nhất là đội ngũ người DCT tự mình hoàn thiện bản thân bằng các cách hỏi, tham khảo ý kiến các chuyên gia; kiến tập những người dẫn chương trình nổi tiếng. Điều đó tạo môi trường học tập sôi nổi trong đài, tạo điều kiện cho những người có đủ điều kiện làm nghề có cơ hội được học hỏi, rèn nghề trong môi trường chuyên nghiệp. Ngoài ra, ta có thể thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt rút kinh nghiệm. Đây là một hình thức hết sức đơn giản, tiện lợi nhưng lại rất hiệu quả đối với việc nâng cao cách sử dụng lời nói cho các nhà báo. Cứ mỗi tuần một lần, các nhà báo làm việc ở cùng một bộ phận có thể tổ chức một buổi họp ngắn để trao đổi về các vấn đề liên quan tới sử dụng tiếng Việt trong các tác phẩm đã phát sóng. Điều chủ yếu ở đây là chỉ ra những hạn chế, sai sót (về đặt câu, về dùng từ, về cách phát âm, v.v.) của đồng nghiệp để cùng nhau rút kinh nghiệm. Thỉnh thoảng, khi điều kiện cho phép, có thể mời các chuyên gia về ngôn ngữ học tới dự và phát biểu ý kiến.

Những buổi sinh hoạt mang tính khoa học như vậy chắc chắn sẽ giúp các người dẫn chương trình sử dụng lời nói tốt hơn.

Đi kèm với việc mời chuyên gia về đào tạo cho người DCT, kênh BiBi cần tạo khoảng trống thời gian cho họ tự học, tự đào sâu. Dù biết nghề truyền hình không rỗi rãi song vì chất lượng, chúng ta cố gắng san sẻ bớt công việc để có thời gian tự học. Còn nếu có tổ chức mời chuyên gia mà các họ hiện tại không thoát nổi guồng công việc, không có chỗ trống hay thời gian rảnh rỗi để tự học thì hiệu quả đào tạo không cao.

Sự thay đổi về cơ chế chính sách trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người dẫn chương trình không chỉ dừng lại ở việc mời các chuyên gia về đào tạo ngôn ngữ mà có thể gửi những người dẫn chương trình tiềm năng học tập trong những môi trường chuyên nghiệp hơn, như cho thực tập ở các đài lớn, ra nước ngoài học nâng cao.

Sự thay đổi ấy còn là việc để người DCT tự mình học hỏi qua chính quá trình làm việc, để họ tự chủ trong dẫn dắt chương trình. Bản thân một số người đã tâm sự: để chương trình mình tự làm thì dễ dẫn hơn học thuộc lời thoại trong kịch bản của người khác. Vì vậy, kênh cần lắng nghe ý kiến của người dẫn khi viết kịch bản, cho họ tham gia ý kiến cùng đạo diễn về các cảnh quay. Trước khi được ghi hình chính thức có thể tạo cơ hội cho những người DCT đó tham gia vào các chương trình, cho họ làm thử trong các bản Demo chương trình. Khi quay, tránh cứng nhắc, bắt họ thuộc y lời thoại, có thể để họ sáng tạo miễn không vượt quá khuôn khổ. Điều này vừa là cách thức đào tạo người DCT ngay trong chính lúc làm vừa là sự

Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ người DCT chuyên trách, thường xuyên theo dõi một lĩnh vực nhất định. Nếu người DCT kiêm

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ người dẫn chương trình truyền hình qua kênh BiBi (Trang 97 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w