Điều khiển công suất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng LTE và mô phỏng quá trình chuyển giao trên omnet++ (Trang 44 - 45)

Ở WCDMA, ta sử dụng điều khiển công suất cả đường lên và đường xuống. Nhưng đối với LTE, chỉ cần sử dụng điều khiển công suất đường lên. Điều khiển công suất đường lên trong hệ thống thông tin di động với các mục đích quan trọng sau: nó cân bằng công suất phát đối với QoS yêu cầu, tối thiểu can nhiễu và tăng

tuổi thọ pin của thiết bị đầu cuối.

Để đạt được các mục đích này, điều khiển công suất đường lên phải thích nghi với các đặc tính của kênh truyền vô tuyến, bao gồm tổn hao, che bóng, fading nhanh, cũng như can nhiễu đến từ các user khác - ở trong vòng một cell hay ở các cell lân cận.

Đòi hỏi cho việc quản lý can nhiễu ở đường lên ở LTE khá là khác so với WCDMA. Ở WCDMA, đường lên không trực giao và việc quản lý can nhiễu đầu tiên là can nhiễu giữa các user khác nhau trong cùng một cell. Các user đường lên ở WCDMA chia sẻ cùng tài nguyên về thời gian - tần số và chúng tạo ra can nhiễu tăng trên nhiễu nhiệt tại bộ thu của NodeB. Điều này được biết như “Rise over Thermal” (RoT), và nó phải được điều khiển cẩn thận và được chia sẻ giữa các user.

Tăng tốc độ dữ liệu ở đường lên cho user ở WCDMA thì giảm được hệ số trải phổ và tăng công suất phát tương ứng.

Nhưng ngược lại, ở hướng lên LTE thì dựa trên trực giao, việc quản lý can nhiễu giữa các user trong cùng một cell thì ít quan trọng hơn ở WCDMA. Thay đổi tốc độ dữ liệu đường lên ở LTE thì băng thông phát thay đổi và thay đổi MCS, trong khi công suất phát trên đơn vị băng thông (chẳng hạn như PSD) có thể không đổi đối với một MCS.

Hơn nữa, ở WCDMA điều khiển công suất được thiết kế với truyền dẫn liên tục cho các dịch vụ chuyển mạch kênh, trong khi ở LTE, lập biểu nhanh cho các UE được áp dụng tại khoảng thời gian 1ms. Điều này được phản ánh trong thực tế là điều khiển công suất ở WCDMA được dự đoán với vòng lặp trì hoãn là 0,67 ms và bước điều khiển công suất thông thường là +/- 1 dB. Trong khi đó LTE cho phép bước điều khiển công suất rộng hơn (không phải dự đoán), với vòng lặp trì hoãn khoảng 5 ms. Kỹ thuật điều khiển công suất ở LTE kết nối cả vòng hở và vòng kín. Hồi tiếp vòng kín chỉ cần thiết để bù cho trường hợp UE ước lượng công suất phát không thỏa mãn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mạng LTE và mô phỏng quá trình chuyển giao trên omnet++ (Trang 44 - 45)