- Tài nguyên thực vật:
e. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
4.3.2.1. Tiềm năng cho phát triển nông nghiệp
Đất đai mãu mỡ cộng với sự đa dạng của tài nguyên, khí hậu đem lại cho Đăk Drông những tiềm năng to lớn về nông nghiệp, lâm nghiệp mà đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu biết cặn kẽ,
- Vấn đề phát triển các cây trồng hàng năm
Do có diện tích đất đai dành cho nông nghiệp lớn và sự màu mỡ của đất đã tạo điều kiện cho các cây trồng hàng năm phát triển mạnh và đa dạng như: các loại đậu đoc, ngô, sắn và các loại cây trồng khác cùng với tập quán canh tác hiệu quả áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý đã cho năng suất cao, chất lượng cây trồng cao chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế của xã nhà.
- Vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đăk Drông
Điều kiện tự nhiên ở thích hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, ở đây có các cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ nằm trong khu vực phát triển cây trồng lâu năm cho giá trị kinh tế cao của cả nước. Đất bazan ở đây có tầng phong hoá sâu, giầu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các nông trường, các đồn điền và vùng chuyên canh quy mô lớn. Thuận lợi cho phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, ca cao, tiêu, điều…Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi tới 4-5 tháng) về mùa khô mực nước ngầm hạ thấp, vì thế việc làm thuỷ lợi gặp khó khăn, tốn kém và trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt.Nhưng mùa khô kéo dài lại là điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm. Do ảnh hưởng của độ cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khô nóng thì ở các cao nguyên 1000m khí hậu lại mát mẻ. Vì thế, có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu...) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè) khá thuận lợi. Đây cũng là xã trồng cao su lớn. Cao su được trồng tại những vùng tránh được gió mạnh.
Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm đã thu hút về đây hàng vạn lao động từ các vùng khác nhau của đất nước và cùng tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Bên cạnh các nông trường quốc doanh, việc phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu... đã góp phần sử dụng tốt hơn sức lao động, nâng cao hiệu quả của việc đầu tư, hiệu quả sản xuất, góp phần tăng tốc độ, mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng các cây công nghiệp xuất khẩu nêu trên. Việc đảm bảo tốt hơn về lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong vùng để tạo điều kiện ổn định diện tích cây công nghiệp lâu năm, nhất là diện tích cây mới trồng.
- Vấn đề phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên
Lâm nghiệp là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên. Trong khi rừng ở nhiều vùng của nước ta đang ở tình trạng cạn kiệt thì ở Tây Nguyên còn nhiều rừng gỗ quý (như cẩm lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến) nhiều chim thú quý (voi, bò tót, gấu...) rừng Tây Nguyên chiếm tới 36% diện tích đất rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác trong cả nước. Hiện nay hàng năm ở đây khai thác khoảng 700 ngàn m3 gỗ các loại (chiếm 20% sản lượng khai thác gỗ cả nước), 3 triệu m3 củi ở Tây Nguyên có các liên hiệp lâm - công nghiệp lớn nhất cả nước, vì thế càng cần phải khai thác có kế hoạch, hợp lý, đi đôi với tu bổ và trồng rừng mới. Cần phải ngăn chặn việc tàn phá rừng vì hậu quả trước hết của việc phá rừng là sự mất cân bằng nước về mùa khô ở Tây
Nguyên, làm tiếp tục hạ thấp mực nước ngầm và xói mòn đất ở Tây Nguyên rất nguy hiểm cho cây trồng và sinh hoạt của nhân dân trong vùng. Xây dựng các đề án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.