II. Nhận định chung của nhĩm về ảnh hưởng của tỷ giá đến thặng dư thương mại Trung Quốc
3. Trung Quốc điều chỉnh tăng giá trị đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến Việt Nam
Nam
Khuynh hướng này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Đây là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sâu. Trước mắt nhĩm cĩ vài suy nghĩ sơ bộ như sau:
Thứ nhất, trong ngắn và trung hạn, nhiều mặt hàng cơng nghiệp của Trung Quốc sẽ giảm khả năng cạnh tranh, xuất khẩu sẽ chững lại. Thêm vào đĩ, tiền lương ở Trung Quốc đang tăng và cĩ thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nên những ngành cĩ hàm lượng lao động cao sẽ gặp khĩ khăn. Mặt khác, sức mua trong thị trường nội địa và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này cĩ được phát huy hay khơng cịn tùy thuộc năng lực sản xuất và khả năng cải tiến năng suất của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp cĩ vốn nước ngồi, sẽ đối phĩ với khuynh hướng tiền lương tăng và đồng RMB tăng giá bằng nỗ lực tăng năng suất. Do đĩ, Việt Nam cũng phải cĩ nỗ lực tương đương mới tận dụng được cơ hội mới. Hiện nay, tình trạng thiếu điện, thiếu lao động quản lý trung gian,
thiếu chuyên viên kỹ thuật và sự yếu kém về hạ tầng giao thơng đang là trở ngại làm giảm khả năng sản xuất hàng cơng nghiệp tại Việt Nam. Nếu tình hình này khơng được cải thiện ngay thì những thay đổi ở thị trường Trung Quốc ít cĩ tác động tích cực đến Việt Nam.
Thứ hai, do sức mua của RMB tăng, đầu tư nước ngồi của Trung Quốc sẽ tăng. Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn sang Việt Nam. Cần phân tích sâu hơn hiện tượng này. Nếu đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn trong các lãnh vực cơng nghệ thấp, hoặc tập trung trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và trong những ngành ảnh hưởng đến mơi trường thì đĩ khơng phải là hiện tượng đáng hoan nghênh. Việt Nam cần quan tâm hơn đến dịng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy. Thứ ba, những doanh nghiệp cĩ vốn nước ngồi tại Trung Quốc, đặc biệt doanh nghiệp của Nhật và Đài Loan cĩ thể sẽ chuyển dịch nhiều nhà máy sang các nước khác để đối phĩ với khuynh hướng mới về tỷ giá và tiền lương ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong rất nhiều ngành cơng nghiệp, đặc biệt trong các ngành liên quan đến các loại máy mĩc như xe hơi, máy mĩc phục vụ dịch vụ văn phịng (máy in, máy tính...), do họ đã hình thành mạng lưới cung cấp tại các cụm cơng nghiệp ở vùng Hoa Nam, việc di dời nhà máy sang Việt Nam hay các nước khác khơng phải là sự chọn lựa dễ dàng.
Bắt đầu từ tháng 3 năm 2010 (lúc đĩ tiền lương ở Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh), một số doanh nghiệp cĩ vốn của Nhật cho rằng dù tiền lương tăng họ vẫn bám trụ tại Trung Quốc bằng cách thay đổi cơng nghệ, tăng năng suất lao động. Do đĩ, rất cĩ khả năng chỉ cĩ những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những cơng đoạn cĩ giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng (supply chain) của các ngành máy mĩc mới được chuyển sang Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng khơng phải là khuynh hướng tốt đối với Việt Nam.
Thứ tư, sức mua của RMB tăng nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Dĩ nhiên hiện tượng này sẽ giúp các ngành dịch vụ du lịch phát triển. Tuy nhiên, đã cĩ nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc chuyển thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam nên trong thời gian tới số người này sẽ nhiều hơn và việc quản lý sẽ gặp khĩ khăn. Việt Nam cần lường trước khả năng này để cĩ biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.
Tĩm lại, RMB tăng giá sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tùy theo chính sách, nỗ lực của Việt Nam mà ảnh hưởng ấy sẽ diễn tiến theo hướng thuận lợi hay bất lợi.