KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu SKKN Cực trị của hàm số (Trang 28 - 31)

Sau khi hướng dẫn học sinh nắm được những kỹ năng cơ bản để giải một số dạng BPT cơ bản đã nêu, các em vận dụng giải các BPT phức tạp hơn và tránh được một số lỗi mà các em mắc phải. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để vận dụng chuyên đề này vào các loại bài toán nâng cao, chuyên sâu, yêu cầu sự vận dụng kiến thức phức tạp.

Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi về một vấn đề cụ thể, ít nhiều cũng mang tính chủ quan và không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đánh giá, góp ý của các đồng nghiệp.

Người thực hiện Nhận xét của HĐKH Trường

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa và sách bài tập ban cơ bản và nâng cao_Nhà XBGD 2. Phương trình và bất phương trình của Phan Huy Khải

BẤT PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH LOGARIT

PHẦN II: NỘI DUNGII. Thực trạng: II. Thực trạng:

Trong sách giáo khoa chương trình chuẩn thời lượng để giáo viên cung cấp kiến thức về bất phương trình mũ và bất phương trình logarit cho học sinh khá ít (chỉ 2 hoặc 3 tiết). Mặt khác một số ít giáo viên còn có tư tưởng xem nhẹ phần này và học sinh không thích học bất phương trình đặc biệt là bất phương trình mũ và logarit. Qua thực tế giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, chấm bài kiểm ta của học sinh, tôi nhận thấy giáo viên chưa đầu tư thỏa đáng cho nội dung này, đối tượng học sinh trung bình thì học rất yếu, còn học sinh khá giỏi thì không đủ kiến thức để tiếp cận các đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Trong năm học 2011 – 2012, tôi được phân công giảng dạy hai lớp 12, qua vài bước khảo sát ban đầu tôi cũng nhận ra được là các em rất yếu kiến thức về bất phương trình và không thích làm các bài toán về bất phương trình. Nguyên nhân cơ bản là các em không nắm được bản chất của vấn đề, chưa có kinh nghiệm trong việc giải các bất phương trình. Để khắc phục những yếu trên, tôi cố gắng phân dạng các bài toán về bất phương trình mũ và logarit, từ đó chỉ ra những sai lầm thường gặp của các dạng toán, từ đó giúp các em học sinh trung bình và yếu tích lũy dần kinh nghiệm khi giải bất phương trình. Ngoài ra đối với các em học sinh khá giỏi có thêm tài liệu tham khảo về các dạng bất phương trình mũ và logarit nằm ngoài sách giáo khoa, từ đó giúp các em xử lí tốt hơn khi thử sức với các đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Một phần của tài liệu SKKN Cực trị của hàm số (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w