0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Về giọng điệu

Một phần của tài liệu NHỮNG THAY ĐỔI VỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1945 QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU (Trang 67 -71 )

Văn học giai đoạn 1930-1945 được gọi là xã hội của “buổi giao thời” giữa Hán học và Tây học. Hoàn cảnh đó có tác dụng mạnh mẽđến xã hội Việt Nam, đặc biệt đội

ngũ trí thức Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc. Từ sự ảnh hưởng đó đã tạo cho thơ ca tính đa dạng của giọng điệu. Thơ ca Việt Nam giai đoạn này, đặc biệt là sự ra đời của phong trào Thơ mới. Bằng giọng điệu “u buồn, một nỗi buồn đẹp và đậm chất nhân bản”, Thơ mới đã vỗ vào lòng người đọc nhiều kiểu thức: dòng buồn, sợi buồn, sương buồn… Chính vì các nhà thơ không tìm được hướng đi cho mình, nên họ đã thổi vào hồn thơ mình biết bao nhiêu là giọng u buồn, chán nản, các tác phẩm tiêu biểu cho giọng điệu này là: Tràng giang của Huy Cận, My vn ngây thơ của Thế Lữ, Chiu

của Xuân Diệu, Nng mi của Lưu Trọng Lư… Các nhà thơ trong phong trào Thơ mới đã thâu tóm gần như trọn bộ những nỗi đau nhân thế và nỗi buồn thời đại để viết nên bản đại hòa tấu mà tất cả các cung bậc đều ngậm ngùi, chua xót, tê tái, ảo não, thê lương… Nỗi buồn ấy được các nhà thơ thể hiện ở những giọng điệu riêng biệt.

Đọc thơ, ta thường bắt gặp những tiếng thở buồn sầu, chán nản:

- Trưa đến: thôi ri bình đã v! Mt ngày xinh đẹp đã tiêu tan.

(Xuân Diệu)

- Tui son má phn môi hng

Bước chân vềđến nhà chng là thôi.

(Nguyễn Bính)

Chất giọng thở than, những lời thơđượm buồn trên đây cho ta thấy chủ thể trữ tình không hề che giấu cái chất giọng u buồn. Để quên đi những cô đơn, buồn tủi, không ít các nhà thơ quay về hoài cổ, níu luyến những nét đẹp xưa:

Đây nhng tháp gy mòn vì mong đợi Nhng đền xưa đổ nát dưới thi gian Nhng sông vng lê mình trong bóng ti Nhng tượng Chàm l lói r rên than.

(Trên đường về- Chế Lan Viên)

Đó là những cảm nhận trực diện, giọng điệu mang tính cá thể hóa cao độ. Thương nước, yêu nước mà phải mượn Vương quốc đã mất rồi để gợi lên nỗi lòng thống thiết của mình. Cái giọng buồn thương, xót xa ấy tràn lan trong cả câu thơ, bài thơ. Nỗi đau thương ấy, đã gieo cho người đọc thời ấy nhớ rằng: mình có một Tổ quốc tráng lệ và vinh quang mà để mất nước.

Cùng mang một nỗi buồn như Chế Lan Viên, nhưng thơ Hàn Mặc Tử là giọng tê điếng đến dại khờ của một kẻ tuyệt vọng, tuyệt vọng mà vẫn tha thiết, hy vọng:

Máu đã khô ri thơ cũng khô Tình ta chết yu t bao gi.

(Trút linh hồn)

Giọng điệu thơ Hàn Mặc Tử là tiếng “gào rú” quằn quại trong tuyệt vọng và tiếng gọi níu luyến đầy thiết tha, hy vọng của một kẻđam mê “đến gần đứt sự sống”.

Nằm trong dòng chảy Thơ mới, thơ Huy Cận khóc bằng giọng:

Ta đã để hn ta trong tiếng th

Kêu mi người, đưa tin ni tàn phai.

(Bi ai)

Giọng ảo não trong thơ Huy Cận cũng diễn tảđược nỗi “quằn quại” của những kẻ bị Thiên đường rời bỏ.

Bên cạnh những dòng thơ đậm chất giọng buồn ấy, văn xuôi trước cách mạng cũng mang nhiều chất giọng khác nhau. Trước cảnh sống giả dối, tầm thường, tối tăm thời ấy, Nguyễn Tuân chỉ có ước muốn được thoát khỏi thực tại. Nhưng thoát ra không được, ông chỉ còn biết ném đá vào đời bằng chất giọng khinh bạc gai góc được thể hiện qua một số tác phẩm như: Thiếu quê hương (1941), Chiếc lư đồng mt cua

(1941),… Với Nguyễn Tuân ta chỉ tìm được một giọng điệu hết sức phóng túng, linh hoạt đến kỳ ảo: “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phùng, khi thì thánh thoát trầm bổng, khi thì xô bồ bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đổi tài hoa” (Nguyễn Đăng Mạnh).

Hay đọc truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta thường bắt gặp một giọng điệu đa thanh với sựđan xen giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện, có khi là lời bình của tác giả tạo nên những trang viết sinh động, hấp dẫn.

Sự thành công của Cách mạng tháng Tám đã mở ra cho văn học Việt Nam một chất giọng mới. Nếu trước cách mạng trong phong trào Thơ mới, ta bắt gặp giọng điệu u buồn, ảo não thì sau cách mạng thơ mang giọng điệu mới, đó là giọng hào sảng, lạc quan; giọng tâm tình, giọng chất chứa suy tư triết lí, giọng tranh luận hội thoại; giọng châm biến, mỉa mai,…Tuy có giọng thơ khác nhau, nhưng điểm chung các nhà thơ hướng đến là khẳng định, ngợi ca vẻđẹp tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam.

Giọng điệu thơ giai đoạn này có sự thay đổi rõ ràng, nhân vật trữ tình không còn “đau đời” nữa, mà là vui với cuộc đời mới (dù chiến tranh vẫn ác liệt):

Gia ánh sáng tri mai Thú rng tươi tr li Tóc bay mùi hoa di Sui trng đó ngày xuân Bng tiếng hát xa ngân Ni đèo heo ni hc Tiếng hát va đổ dc Tiếng hát li leo đèo…

(Tiếng hát thanh niên)

Không còn mang giọng điệu “buồn sầu kín” như trước nữa, giờ đây với Lưu Trọng Lư thơ mang chất giọng đầy sôi nổi, hy vọng của cuộc kháng chiến. Cũng như Lưu Trọng Lư, Huy Cận đến với kháng chiến bằng một giọng thơ mới, đó là giọng

“vui ta tm ăn ri”:

Ly thêm lim hái

Mượn thêm gánh thêm quang Người cui xung rung Tay khoát khoát lúa vàng Vui ta tm ăn ri

Rào rào trong đêm trăng.

Đọc thơ ca giai đoàn này, chúng ta sẽ rất ít khi gặp lại những bài thơ có giọng buồn não thê thiết kiểu như: Tràng giang của Huy Cận, Bun trăng của Xuân Diệu,

Trăng mờ của Hàn Mặc Tử, Hn trôi của Chế Lan Viên… mà thay vào đó là những bài thơ tràn đầy sức sống như: Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Rng vui của Nguyễn

Xuân Xanh, Chín mùa trông đợi của Hương Giang.

Cùng ở thời gian này, bằng chất giọng của cuộc sống mới, các nhà văn đã ca ngợi những vẻ đẹp của quê hương đất nước và vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nếu như trước Cách mạng, trong sáng tác của mình, các nhà văn luôn trăn trở, đau đời bằng chất giọng đầy yêu thương, ngậm ngùi cho sự tồn vong của đất nước, cho những số phận bất hạnh, thì giờ đây cả dân tộc bừng lên trong niềm vui thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Hòa nhịp vào không khí chiến thắng ấy, các nhà

văn mang đến cho người đọc một chất giọng đầy lạc quan, niềm tin của cuộc sống mới, con người mới. Điều này được biểu hiện rõ qua các tác phẩm: Vit Nam nghìn dm, Min Nam nước Vit và người Vit min Nam của Xuân Diệu; Bc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng; Cách mng và Đường vô Nam ca Nam Cao; Mt ln ti thủđô

của Trần Đăng,…

Có thể nói, bằng chất giọng mới hoàn toàn, văn học Việt Nam sau 1945 góp phần thiết lập mối quan hệ thoải mái, tin cậy và dân chủ giữa nhà văn với độc giả.

Một phần của tài liệu NHỮNG THAY ĐỔI VỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1945 QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ TIÊU BIỂU (Trang 67 -71 )

×